A
abluediamond
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
1:
Phong trào Tây Sơn có các vai trò lớn sau:
- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm
+Từ 1773-1777, Tây Sơn đánh chiếm Nhơn, Phú Xuân, Gia định . Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.
+Từ 1784-1785 Đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng Rạch Giầm- Xoài Mút.
- Lật đổ chính quyền họ Trịnh
+ Giữa 1788, Nguyễn Huệ cho quân đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh bị suy sụp
+ Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, ciệc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng ngoài đã tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước
- Đánh tan quân xâm lược Thanh
Với chiến thắng Ngọc Hồi, Hà Hồi, Đống Đa ; quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh, giải phóng hoàn toàn đất nước.
* Vai trò của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ:
- Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
- Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
- Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ.
- Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
+ Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
+ Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
+ Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
2:
Phân tích nguyên nhân và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông.
- Nguyên nhân cơ bản nhất cho những thành công của nhà Trần là chính sách đoàn kết nội bộ của những người lãnh đạo. Dù trong hoàng tộc nhà Trần có những người phản bội theo nhà Nguyên nhưng nước Đại Việt không bị mất, nhờ sự ủng hộ của đông đảo dân chúng.
- Còn một nguyên nhân nữa phải kể tới trong thành công của nhà Trần là đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc nhà Trần. Dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu nước - và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ. Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như nhà Trần, đặc biệt là thế hệ thứ hai: Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó là chưa kể tới Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản...
- Theo các nhà nghiên cứu, chiến thắng của nhà Trần có được nhờ vào sự sáng suốt của các tướng lĩnh trong chiến thuật, đứng đầu là Trần Hưng Đạo. Trong khi tác chiến, các tướng lĩnh nhà Trần chủ động tránh lực lượng hùng hậu người Mông mà đánh vào các đạo quân người Hán bị cưỡng bức theo quân Mông sang Đại Việt. Tâm lý của những người mất nước và phải chịu sự quản thúc của người Mông khiến các đạo quân này nhanh chóng tan rã, sức kháng cự thấp. Một cánh quân tan rã có tác động tâm lý lớn tới các đạo quân còn lại trên toàn mặt trận.
- Mông-Nguyên đương thời là đế quốc lớn nhất thế giới. Những nơi người Mông bại trận lúc đó như Ai Cập quá xa xôi, Nhật Bản và Nam Dương đều có biển cả ngăn cách và quân Mông cũng không có sở trường đánh thủy quân nên mới bị thua trận. Thế nhưng nước Đại Việt lúc đó nằm liền kề trên đại lục Đông Á, chung đường biên giới cả ngàn dặm với người Mông mà người Mông vẫn không đánh chiếm được. Một đế quốc đã nằm trùm cả đại lục Á - Âu mà không lấy nổi một dải đất bé nhỏ ở phía nam. Có so sánh tương quan lực lượng với kẻ địch và vị trí địa lý với những quốc gia làm được điều tương tự mới thấy được sự vĩ đại của chiến công 3 lần đánh đuổi Mông-Nguyên của nhà Trần. Mặc dù vậy, nước Ấn Độ và Bagan của Myanma, rồi chưa kể các nước Châu Âu cũng từng thắng Mông Cổ như năm 1241.
- Theo đánh giá của các sử gia, việc nhà Trần lên thay nhà Lý vào đầu thế kỷ 13 là cần thiết và kịp thời cho sự phục hưng nước Đại Việt bị suy yếu nghiêm trọng cuối thời nhà Lý. Nếu không có sự xuất hiện của nhà Trần, nước Đại Việt sẽ khó tồn tại trong cảnh cát cứ (Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng) bên trong và họa Mông - Nguyên bên ngoài như các nước Đại Lý, Nam Tống láng giềng. Nguyên nhân cơ bản nhất cho những thành công của nhà Trần là chính sách đoàn kết nội bộ của những người lãnh đạo. Dù trong hoàng tộc nhà Trần có những người phản bội theo nhà Nguyên nhưng nước Đại Việt không bị mất, nhờ sự ủng hộ của đông đảo dân chúng.
- Còn một nguyên nhân nữa phải kể tới trong thành công của nhà Trần là đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc nhà Trần. Dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu nước - và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ. Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như nhà Trần, đặc biệt là thế hệ thứ hai: Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó là chưa kể tới Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản...
3:
a.Tình hình chính trị - xã hội
- Nhà nước quân chủ phong kiến thời Nguyễn tăng thêm tính chuyên chế, củng cố quan hệ sản xuất kinh tế.
- Xã hội bị phân chia sâu sắc thành 2 giai cấp:
+ Thống trị: vua, quan, địa chủ, cường hào.
+ Bị trị : các tầng lớp nhân dân, đại đa số là nông dân.
- Tệ nạn tham quan, ô lại thời Nguyễn rất phổ biến.
- Ở nông thôn, địa chủ, cường hào ức hiếp nhân dân
b.Đời sống của nhân dân:
- Dưới thời Nguyễn, nhân dân chịu nhiều gánh nặng.
+ Phải chịu sưu cao, thuế nặng.
+ Chế độ lao dịch nặng nề.
+ Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên.
-> Đời sống nhân dân cực khổ hơn so với thời đại trước.
=> Mâu thuẫn xã hội lên cao làm bùng nổ các cuộc đấu tranh.
4:
- Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc.
+ Năm 1075 Thái Uý Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.
Lý Thường Kiệt
- Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.
- Năm 1077, ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt , cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi , ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.
*Nét đặc biệt:
- Lần đầu tiên quân ta chủ động đánh trước sang biên giới Trung Quốc và quân Tống không thể vượt qua phòng tuyến sông Như Nguyệt để tràn vào kinh đô --> cuối cùng thất bại nhanh chóng.
_____________________________________________________________________
-Nghỉ tay chút đã... Câu 5 phải thống kê lại.....
Phong trào Tây Sơn có các vai trò lớn sau:
- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm
+Từ 1773-1777, Tây Sơn đánh chiếm Nhơn, Phú Xuân, Gia định . Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.
+Từ 1784-1785 Đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng Rạch Giầm- Xoài Mút.
- Lật đổ chính quyền họ Trịnh
+ Giữa 1788, Nguyễn Huệ cho quân đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh bị suy sụp
+ Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, ciệc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng ngoài đã tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước
- Đánh tan quân xâm lược Thanh
Với chiến thắng Ngọc Hồi, Hà Hồi, Đống Đa ; quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh, giải phóng hoàn toàn đất nước.
* Vai trò của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ:
- Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
- Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
- Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ.
- Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
+ Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
+ Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
+ Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
2:
Phân tích nguyên nhân và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông.
- Nguyên nhân cơ bản nhất cho những thành công của nhà Trần là chính sách đoàn kết nội bộ của những người lãnh đạo. Dù trong hoàng tộc nhà Trần có những người phản bội theo nhà Nguyên nhưng nước Đại Việt không bị mất, nhờ sự ủng hộ của đông đảo dân chúng.
- Còn một nguyên nhân nữa phải kể tới trong thành công của nhà Trần là đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc nhà Trần. Dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu nước - và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ. Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như nhà Trần, đặc biệt là thế hệ thứ hai: Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó là chưa kể tới Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản...
- Theo các nhà nghiên cứu, chiến thắng của nhà Trần có được nhờ vào sự sáng suốt của các tướng lĩnh trong chiến thuật, đứng đầu là Trần Hưng Đạo. Trong khi tác chiến, các tướng lĩnh nhà Trần chủ động tránh lực lượng hùng hậu người Mông mà đánh vào các đạo quân người Hán bị cưỡng bức theo quân Mông sang Đại Việt. Tâm lý của những người mất nước và phải chịu sự quản thúc của người Mông khiến các đạo quân này nhanh chóng tan rã, sức kháng cự thấp. Một cánh quân tan rã có tác động tâm lý lớn tới các đạo quân còn lại trên toàn mặt trận.
- Mông-Nguyên đương thời là đế quốc lớn nhất thế giới. Những nơi người Mông bại trận lúc đó như Ai Cập quá xa xôi, Nhật Bản và Nam Dương đều có biển cả ngăn cách và quân Mông cũng không có sở trường đánh thủy quân nên mới bị thua trận. Thế nhưng nước Đại Việt lúc đó nằm liền kề trên đại lục Đông Á, chung đường biên giới cả ngàn dặm với người Mông mà người Mông vẫn không đánh chiếm được. Một đế quốc đã nằm trùm cả đại lục Á - Âu mà không lấy nổi một dải đất bé nhỏ ở phía nam. Có so sánh tương quan lực lượng với kẻ địch và vị trí địa lý với những quốc gia làm được điều tương tự mới thấy được sự vĩ đại của chiến công 3 lần đánh đuổi Mông-Nguyên của nhà Trần. Mặc dù vậy, nước Ấn Độ và Bagan của Myanma, rồi chưa kể các nước Châu Âu cũng từng thắng Mông Cổ như năm 1241.
- Theo đánh giá của các sử gia, việc nhà Trần lên thay nhà Lý vào đầu thế kỷ 13 là cần thiết và kịp thời cho sự phục hưng nước Đại Việt bị suy yếu nghiêm trọng cuối thời nhà Lý. Nếu không có sự xuất hiện của nhà Trần, nước Đại Việt sẽ khó tồn tại trong cảnh cát cứ (Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng) bên trong và họa Mông - Nguyên bên ngoài như các nước Đại Lý, Nam Tống láng giềng. Nguyên nhân cơ bản nhất cho những thành công của nhà Trần là chính sách đoàn kết nội bộ của những người lãnh đạo. Dù trong hoàng tộc nhà Trần có những người phản bội theo nhà Nguyên nhưng nước Đại Việt không bị mất, nhờ sự ủng hộ của đông đảo dân chúng.
- Còn một nguyên nhân nữa phải kể tới trong thành công của nhà Trần là đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc nhà Trần. Dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu nước - và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ. Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như nhà Trần, đặc biệt là thế hệ thứ hai: Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó là chưa kể tới Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản...
3:
a.Tình hình chính trị - xã hội
- Nhà nước quân chủ phong kiến thời Nguyễn tăng thêm tính chuyên chế, củng cố quan hệ sản xuất kinh tế.
- Xã hội bị phân chia sâu sắc thành 2 giai cấp:
+ Thống trị: vua, quan, địa chủ, cường hào.
+ Bị trị : các tầng lớp nhân dân, đại đa số là nông dân.
- Tệ nạn tham quan, ô lại thời Nguyễn rất phổ biến.
- Ở nông thôn, địa chủ, cường hào ức hiếp nhân dân
b.Đời sống của nhân dân:
- Dưới thời Nguyễn, nhân dân chịu nhiều gánh nặng.
+ Phải chịu sưu cao, thuế nặng.
+ Chế độ lao dịch nặng nề.
+ Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên.
-> Đời sống nhân dân cực khổ hơn so với thời đại trước.
=> Mâu thuẫn xã hội lên cao làm bùng nổ các cuộc đấu tranh.
4:
- Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc.
+ Năm 1075 Thái Uý Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.
Lý Thường Kiệt
- Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.
- Năm 1077, ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt , cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi , ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.
*Nét đặc biệt:
- Lần đầu tiên quân ta chủ động đánh trước sang biên giới Trung Quốc và quân Tống không thể vượt qua phòng tuyến sông Như Nguyệt để tràn vào kinh đô --> cuối cùng thất bại nhanh chóng.
_____________________________________________________________________
-Nghỉ tay chút đã... Câu 5 phải thống kê lại.....