Toán 9 Hàm số bậc nhất và đồ thị

Tiến Phùng

Cựu Cố vấn Toán
Thành viên
27 Tháng mười 2018
3,742
3,705
561
Hà Nội
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Kiến thức cần nhớ:
* Hàm số bậc nhất là hàm có dạng: y=ax+b. Hàm số xác định với mọi x.

* Đồ thị: đồ thị của hàm số bậc nhất là 1 đường thẳng. Để vẽ được đồ thị thì cần 2 điểm mà đường thẳng đi qua. Thông thường, để nhanh nhất cho việc tính toán, ta chọn 2 điểm đấy là 2 điểm thuộc trục Ox, và Oy.

Gọi d là đường thẳng biểu diễn hàm số y=ax+b. (d) đi qua: A(0;b) thuộc Oy và B[tex](-\frac{b}{a};0)[/tex] thuộc Ox ( a khác 0)

Đặc biệt: với a=0, ta có (d): y=b là 1 đường thẳng song song với Ox.

a được gọi là hệ số góc của (d), a=[tex]tan\alpha[/tex], với [TEX]\alpha [/TEX] là góc tạo bởi (d) và trục Ox, lấy theo chiều dương Ox.

upload_2019-10-29_13-18-51.png


Trong hình trên là đồ thị hàm y=2x-6, góc [TEX]\alpha[/TEX] là 1 góc nhọn

upload_2019-10-29_13-34-48.png

Còn ở hình này, đồ thị y=-2x-6, thì góc [TEX]\alpha[/TEX] là 1 góc tù.

+ Nhận xét: a>0 thì góc tạo bởi (d) và Ox là góc nhọn.
a<0 thì góc tạo bởi (d) và Ox là góc tù.

* Vị trí tương đối của 2 đường thẳng: cho 2 đường thẳng (d):y=[TEX]ax+b[/TEX] và (d'):[TEX]y=a'x+b'[/TEX]
Ta có:
+(d)//(d') nếu [TEX]a=a'[/TEX], [TEX]b \neq b'[/TEX]
+(d) vuông góc (d') nếu [TEX]a.a'=-1[/TEX]
+(d) trùng (d') nếu [TEX]a=a'[/TEX], [TEX]b = b'[/TEX]
+(d) cắt (d') nếu [TEX]a \neq a'[/TEX]

2. Bài tập:

1 số dạng bài tập thường gặp:
Xác định (d): y=ax+b biết:

a) (d) đi qua 2 điểm A(1;2) và B(4;5)

Giải: Do (d) qua A và B nên thay tọa độ của A và B vào y=ax+b phải thỏa mãn. Do đó ta có hệ:
[tex]\left\{\begin{matrix} 2=a+b\\ 5=4a+b \end{matrix}\right.[/tex] <=> a=1;b=1

Vậy pt của (d) là : [TEX]y=x+1[/TEX]

b) (d) đi qua A(1;3) và song song với (d1):[TEX]y=2x+3[/TEX]

Giải: Do (d)//(d1) nên a=2, do đó (d): y=2x+b.

Do A thuộc (d) nên: [TEX]3=2.1+b<=>b=1[/TEX]

=>pt của (d): [TEX]y=2x+1[/TEX]

c) (d) đi qua gốc tọa độ và tạo với trục Ox 1 góc 45 độ.

Giải: Ta có hệ số góc [tex]a=tan\alpha =tan45=1[/tex] => (d) có dạng: [TEX]y=x+b[/TEX]

Do (d) qua gốc tọa độ nên: [TEX]0=0+b<=>b=0[/TEX]

=> pt của (d) là: y=x

d) Tìm giao điểm của đường thẳng (d) tìm được ở câu b, với đường thẳng [TEX]y=3x+4[/TEX]

Giải: Khi tìm giao điểm, vì tọa độ của nó thỏa mãn đồng thời cả 2 phương trình, nên ta có phương trình hoành độ giao điểm: [TEX]2x+3=3x+4<=>x=-1[/TEX]

Thay x=-1 có [TEX]y=3.(-1)+4=1[/TEX]

Vậy tọa độ giao điểm cần tìm là A(-1;1)

Cơ bản là các dạng như vậy, chỉ cần nắm được lí thuyết là chúng ta có thể vận dụng để giải các bài tập của đề ra.
 

Attachments

  • upload_2019-10-29_13-18-31.png
    upload_2019-10-29_13-18-31.png
    2.7 KB · Đọc: 45
  • upload_2019-10-29_13-32-43.png
    upload_2019-10-29_13-32-43.png
    11.1 KB · Đọc: 51
  • upload_2019-10-29_13-35-9.png
    upload_2019-10-29_13-35-9.png
    12 KB · Đọc: 49
Top Bottom