Hà Nội 19 năm trước...Ký ức Hà Thành

P

phamminhkhoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hà Nội những năm 90 không ồn ào náo nhiệt. Những con phố cũ êm đềm với thưa thớt vài chiếc xe đạp, thi thoảng mới có 1 chiếc xe máy khiến việc dạo chơi dưới những hàng cây trở nên hấp dẫn. Có lẽ vì vậy mà khái niệm lượn hồ, lượn phố xuất hiện ở Hà Nội và vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay.
Những năm đầu 90, dù đã bắt đầu mở cửa nhưng xe đạp vẫn là phương tiện tham gia giao thông chính. Ngoài phượng hoàng, loại xe được chuộng nhất thời bấy giờ, xe của Lixeha (Liên hiệp xe đạp Hà Nội) chiếm một thị phần khá lớn. Trước hãng xe này nằm giữa Tràng Thi với 1 cơ sở cực kỳ hoành tráng. Giờ thì chỉ còn lại dấu tích của xưởng xe cũ .


Cub, loại xe máy được yêu chuộng và phổ biến nhất thời bấy giờ. Bền, giá cả phải chăng, khả năng chở hàng tốt khiến người ta tôn thờ nó và dần dần tên hãng xe thành một biểu tượng đi lại của người dân. Xe vào thời điểm đó thường được nhập trực tiếp từ Nhật Bản theo lô. Khi đó tại phố Lê Phụng Hiểu có 2 gian hàng của Bộ thương mại bán toàn Cub, được coi là điểm bán xe duy nhất của nhà nước cho dân Hà Nội.
29.jpg

28.jpg

27.jpg

26.jpg

25.jpg

Ôtô vào thời điểm này tất nhiên là của hiếm. Đừng nói là sếp, đại gia lúc đó cũng chỉ nghĩ đến xe máy chưa chưa nghĩ đến xế hộp. Không như Sài Gòn, ôtô ở Hà Nội khi đó thường chỉ có Toyota, xe của Liên Xô cũ chứ ít xuất hiện các dòng xe của tư bản. Chẳng phải chỉ về quê, mà ngay tại Hà Nội, cứ ai đi ôtô là đám trẻ con dòm cũng kỹ lắm. Hở ra là chúng trèo lên xe ngồi chơi.
Phố cổ Hà Nội khi đó vẫn chật chội với người, xe cộ và hàng hoá. Đây là một trong những nét đặc trưng của phố cổ Hà Nội. Các hoạt động buôn bán, giao thương diễn ra nhộn nhịp cả ngày. Dù thời điểm này hàng hoá chưa nhiều nhưng trung tâm chợ Đồng Xuân với 36 phố phường xung quanh cùng chợ Long Biên nằm sát kề khiến các hoạt động buôn bán luôn diễn ra.
24.jpg


Vào thời điểm đó, nguy cơ tắcđường không quá rõ ràng như thời nay. Chính vì vậy các phương tiện được tự do đi lại và để bất cứ đâu họ muốn. Lòng đường được lựa chọn vì tiện lợi nhất. Tất nhiên ai cũng lo dòm xe vì cứ hở ra là mất. Xe đạp thì mất nguyên chiếc, xe máy thì có thể mất cốp, pha, công tơ mét, đèn nhan... Tất nhiên trộm có thể rước cả xe đi nếu có điều kiện.
23.jpg

Có thể nói thời đó phương tiện không được coi trọng lắm như thời điểm hiện nay. Có thể do nhịp sống khi đó chậm hơn nên người ta thong thả hơn. Đi xe đạp đi làm là chuyện khá bình thường. Ngược với Sài Gòn, ở Hà Nội lúc nào người ta cũng ăn mặc khá gọn gàng và lịch sự. Cứ ra đường là áo bỏ vào trong quần, giầy dép đàng hoàng
21.jpg

Giao thông không phức tạp, phương tiện không nhiều thì tất nhiên cảnh sát giao thông sướng. Hình ảnh chú công an thời này khá...ấn tượng. Cảnh phục thời này nhìn yếu và xấu tệ. Tuy nhiên cảnh sát giao thông thời đó không gây khó chịu cho người dân như thời nay. Cũng có thể ngày đó ít người bị phạt, ít có trường hợp xin tiền hoặc đánh người nên họ được quý hơn. Ít nhất thì thời đó công an là nghề được nhiều đứa trẻ yêu mến và muốn được theo học.

(Nhìn ông này thân hình bằng một nửa so với mấy ông GT cùng tuổi bây giờ)
18.jpg


Phố vắng
14.jpg

Ai cũng có thể nhận ra đây là Phố Lò Đúc với hàng cây cao lớn dựng thẳng đứng hai bên đường. Lò Đúc khi đó không nhộn nhịp như ngày nay mà chỉ co 1 hàng phở nổi tiếng cùng thưa thớt những cửa hàng bán lẻ. Về sau đường này phát triển buôn bán khiến thành phố phải quy hoạch thành đường 1 chiều để tránh ùn tắc giao thông.
13.jpg


Một đoạn sông Tp Lịch chưa được làm kè.
6.jpg

Đường Tràng Tiền
4.jpg

Nhà hát lớn. Ngày đó Lan Hương, Quốc Tuấn của nhà hát tuổi trẻ đang là sao.
2-1.jpg

Bách Hóa giờ thay bằng Tràng Tiền Plazaa
1-3.jpg

Cửa ô duy nhất còn lại của Hà Nội, cửa Ô Quan Chưởng. Có thể coi đây là một trong những biểu tượng của Hà Nội, là cửa biểu tượng cho sự buôn bán phát triển của khu vực phố cổ, thông thương giữa chợ Đồng Xuân ra bên ngoài. Xưa Hà Nội có Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, Ô Đống Mác và Ô Quan Chưởng nhưng 4 Ô trên đều đã mất tích, chỉ còn lại dấu tích. Phải nói người Hà Nội cảm thấy may mắn khi Ô Quan Chưởng vẫn còn tồn tại sau hàng ngàn năm.
quanchuong.jpg


Xích lô thời này vẫn được coi là một phương tiện đi lại tiện lợi cho ngươi dân vì giá rẻ. Nó không được trang trí cầu kỳ vì nhu cầu du lịch bằng xích lô thời này chưa phát triển. Những chiếc xích lô cũ kỹ cùng hình ảnh những ông già đạp xích lô cứ thế đi vào văn thơ, thi hoạ. Dần dần xích lô không đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày càng nhanh của người dân, gây tắc nghẽn ở các con phố nhỏ, nhếch nhác... đã khiến thành phố quy hoạch và cấm trên 1 số tuyến phố.
xichl.jpg

Cửa hàng sửa đồng hồ giờ thành shop quần áo thì phải
giaothong8eq6nj6.jpg

Vang bóng một thời: Pháo Phố Hà Nội hiền hòa mà cổ kính,lặng yên khoe mình bên những hàng cây yên ả... Không gian trầm tư hiện hữu một Hà Nội với những góc phố dịu dàng,sâu lắng...Tình cảm của con người rất dễ lay động....Người ta thường bị những thứ mà mắt nhìn thấy,hồn cảm nhận vây kín,nhất là những thứ cảm xúc bất tận về Hà Nội phố....Hà Nội đêm...im lặng, đẹp, thanh bình và ấm áp....Những đêm Hà nội mưa về,thoáng chút lạnh trong phố...Mưa đêm khiến con người ta dễ suy tư và chìm vào không gian yên ắng....Ai đã từng nhìn mưa Hà nội, chắc hẳn sẽ không bao giờ quên, ai đã từng đi dưới mưa đêm Hà nội, chắc sẽ còn bồi hồi mãi....Con người Hà Nội sống hối hả nhưng lại sâu sắc,tĩnh lặng,sống nhiệt tình nhưng vẫn có những phút trầm lắng...
(Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/blog-busKVBglbqeTrM0Ke6OSmUTt?p=1514)
 
P

pro_ecec

hôm nào phải lên HÀ NỘI kiểm chứng mới được ,mà hình như khác quá đấy nhỉ ,thay đổi theo hướng tiêu cực
 
M

mr_k00l_kt90

Hn thay đổi nhiều quá! Bây giời HN khác hẳn ngày xưa rồi toàn bụi bặm thui!
 
Top Bottom