Toán 10 GTLN , GTNN

7 1 2 5

Cựu TMod Toán
Thành viên
19 Tháng một 2019
6,871
11,478
1,141
Hà Tĩnh
THPT Chuyên Hà Tĩnh
[tex]P=\frac{2+2xy+y^2}{4x^2-3xy+y^2}=\frac{2(x^2+y^2)+2xy+y^2}{4x^2-3xy+y^2}=\frac{2x^2+2xy+3y^2}{4x^2-3xy+y^2}[/tex]
Với y = 0 thì [TEX]x^2=1 \Rightarrow P=\frac{1}{2}[/TEX]
Với y khác 0 ta có: [tex]P=\frac{2x^2+2xy+3y^2}{4x^2-3xy+y^2}=\frac{2(\frac{x}{y})^2+2(\frac{x}{y})+3}{4(\frac{x}{y})-3(\frac{x}{y})+1}[/tex]
Đặt [TEX]\frac{x}{y}=t \Rightarrow [/TEX] [tex]P=\frac{2t^2-2t+3}{4t^2-3t+1} \Rightarrow 2t^2-2t+3=4Pt^2-3Pt+P \Rightarrow (4P-2)t^2-(3P-2)t+P-3=0[/tex]
Để tồn tại P thì [tex]\Delta =(3P-2)^2-4(4P-2)(P-3)=-7P^2+44P-20 \geq 0[/tex]
Từ đó [tex]P_1 \leq P \leq P_2[/tex] với [TEX]P_1,P_2[/TEX] là nghiệm của [TEX]-7P^2+44P-20=0[/TEX]. Ta thấy [TEX]\frac{1}{2}[/TEX] không phải cực trị của P.
Suy ra [tex]M^2+m^2=P_1^2+P_2^2=(P_1+P_2)^2-2P_1P_2=(\frac{44}{7})^2-2.\frac{20}{7}=\frac{1656}{49}[/tex]
Chọn B.
 

System32

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng chín 2018
343
348
76
Hà Nội
THPT Marie Curie
Một cách làm tương tự khác sử dụng lượng giác hóa
Đặt $x = \sin \alpha, y = \cos \alpha$
Khi đó:

$P = \dfrac{2 - 2 \sin \alpha \cos \alpha + \cos^2 \alpha}{4 \sin^2 \alpha - 3 \sin \alpha \cos \alpha + \cos^2 \alpha}$

Chia cả tử và mẫu cho $\cos^2 \alpha$ ta được:

$P = \dfrac{2(\tan^2 \alpha + 1) - 2 \tan \alpha + 1}{4 \tan^2 \alpha - 3 \tan \alpha + 1}$
$= \dfrac{2\tan^2 \alpha - 2 \tan \alpha + 3}{4 \tan^2 \alpha - 3 \tan \alpha + 1}$

Đặt $t = \tan \alpha \implies P = \dfrac{2t^2 - 2t + 3}{4t^2 - 3t + 1}$

Ta có:

$1) P \leq M \,\, , \forall t \in R$
$\implies \dfrac{2t^2 - 2t + 3}{4t^2 - 3t + 1} \leq M \,\, , \forall t \in R$
$\implies \dfrac{2t^2 - 2t + 3}{4t^2 - 3t + 1} - M \leq 0 \,\, , \forall t \in R$
$\implies \dfrac{2t^2 - 2t + 3 - M(4t^2 - 3t + 1)}{4t^2 - 3t + 1} \leq 0 \,\, , \forall t \in R$ $(1)$

Do $4t^2 - 3t + 1 > 0$ với $\forall t \in R$ nên:
$(1) \implies 2t^2 - 2t + 3 - M(4t^2 - 3t + 1) \leq 0 \,\, , \forall t \in R$
$\implies (2-4M)t^2 + (3M-2)t + 3 - M \leq 0 \,\, , \forall t \in R$

Để bất phương trình trên đúng với $\forall t \in R$

$\implies \left\{\begin{matrix} a = 2 - 4M < 0& \quad \\ \Delta = (3M-2)^2 - 4(2-4M)(3-M) = 0 & \quad \end{matrix}\right.$
$\implies \left\{\begin{matrix} M > \frac{1}{2}& \quad \\ -7M^2 + 44M - 20 = 0 & \quad \end{matrix}\right.$
$\implies \left\{\begin{matrix} M > \frac{1}{2}& \quad \\ t = \dfrac{22 \pm 2\sqrt{86}}{7} & \quad \end{matrix}\right.$
$\implies M = \dfrac{22 + 2\sqrt{86}}{7}$

$2) P \leq M \,\, , \forall t \in R$

Giải tương tự như trên, nhưng để bất phương trình đúng với $\forall t \in R$ thì điều kiện là $a > 0$ và $\Delta = 0$
Giải ra ta được $m = \dfrac{22 - 2\sqrt{86}}{7}$

Vậy $M^2 + m^2 = \dfrac{1656}{49}$

Chọn $B$
 
  • Like
Reactions: giangha13062013

Lê.T.Hà

Học sinh tiến bộ
Thành viên
25 Tháng một 2019
1,047
1,805
236
Bắc Giang
Đã thất học :<
Em có ý kiến là sao ngay từ dòng đặt lượng giác hóa đầu tiên anh không hạ bậc đưa tất cả góc về 2a và sử dụng điều kiện có nghiệm của pt lượng giác bậc nhất? Khi đó lời giải chỉ cần không đến 6 dòng và đơn giản hơn rất nhiều lần
 

System32

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng chín 2018
343
348
76
Hà Nội
THPT Marie Curie
Em có ý kiến là sao ngay từ dòng đặt lượng giác hóa đầu tiên anh không hạ bậc đưa tất cả góc về 2a và sử dụng điều kiện có nghiệm của pt lượng giác bậc nhất? Khi đó lời giải chỉ cần không đến 6 dòng và đơn giản hơn rất nhiều lần
Anh cũng đang nghĩ cách đấy hôm qua (sau lúc viết xong cách đầu ở trên) vì nó đúng là ngắn hơn nhiều nhưng mà muộn với cả đang ôn Văn và Lý nên không có thời gian viết tiếp :v
Cảm ơn ý kiến của em:>
 
Top Bottom