gop y giup voi

C

candy20591

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

“Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh nặng gánh nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.”

Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Bác đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho tổ quốc, cho quê hương này. Trong suốt cuộc đời mình, Bác luôn dành tình yêu thương cho đồng bào, cho đất nước, cho tất cả mọi người mà chưa một lần nào dành riêng cho bản thân điều gì. Đạo đức đã trở nên thống nhất chặc chẽ giữa nói và làm, giữa công và tư, nó đã thấm nhuần trong con người Bác và trở thành biểu tượng của đạo đức và văn minh không chỉ của riêng Đảng và nhà nước ta mà là của toàn nhân loại.
Hôm nay đây, đã hơn sáu mươi năm đất nước được giải phóng khỏi ách nô lệ và chiến tranh, cũng như đã trải qua bốn mươi ba năm từ cái ngày Bác đi xa nhưng chưa một ai có thể quên được Bác và công lao to lớn của Bác. Tất cả, hầu như tất cả những gì về Bác đều được lưu giữ lại. Lúc sinh thời, Bác đã từng nói :
“Sông phải có nguồn mới có nước, không có nước thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo, người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Đó là bài học đạo đức quý báu từ Bác, Bác còn dạy chúng ta phải biết lấy “Trung, hiếu, nhân, nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” làm đầu. Có biết bao nhiêu bài học đạo đức từ Bác mà ta chưa thể biết hết nhưng điều mà ai cũng hiểu rõ là những gì mà Bác dạy luôn được thể hiện nơi chính con người Bác.
Để hiểu thêm về con người Bác, tôi đã đọc qua rất nhiều sách và chuyện kể, từ đó tôi càng thêm khâm phục tấm lòng vì dân vì nước và nhân cách vĩ đại của Người và hiểu được từ khi còn rất trẻ, Bác đã nung nấu trong tim ý chí bảo vệ non sông, làm sao cho dân ta độc lập, làm sao để đất nước Việt Nam là của người Việt Nam. Bảy mươi chín tuổi đời, sáu mươi năm hoạt động cách mạng. Bao nhiêu đó cũng đủ để ta hiểu được con người Bác, tấm lòng của Bác đối với quê hương, với dân tộc. Nhưng để có được sự thành công, ngoài lòng nhiệt huyết, có tài, có đức… thế thôi thì chưa đủ, nhất định phải có đức tính cần cù, hăng say thực hiện ước mơ. Bởi tính cần cù tạo điều kiện để buộc lộ và thể hiện những đức tính tốt đẹp khác. Bác cũng đã từng dạy “Lao động là vinh” đấy thôi.


Trong vô vàn những câu chuyện rất hay về Bác, tôi cảm thấy ý nghĩa nhất là câu chuyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ” được trích trang 130 - 131 trong cuốn “Bác Hồ học tập và sử dụng tiếng nước ngoài – phần hai”. Câu chuyện kể khoảng thời gian sau ngày năm tháng sáu năm một nghìn chín trăm mười một_ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, lúc ấy Bác sống và làm việc trên con tàu Đô Đốc La – tu – sơ Tơ – rê – vin. Nội dung nổi bật trong câu chuyện là tinh thần học hỏi và sự siêng năng cần cù của Bác dù trong điều kiện sống khắc nghiệt và gian khổ. Câu chuyện như sau:

Bác Hồ kính yêu của chúng ta học trong nhà trường không nhiều nhưng lại nói được rất nhiều thứ tiếng. Như tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc,... đó là kết quả của lòng quyết tâm, sự kiên trì tự học của Bác.
Lúc còn làm phụ bếp trên tàu Đô Đốc La - tu - sơ Tơ - rê - vin chạy từ Sài Gòn sang Pháp. Mỗi ngày Bác phải làm việc từ bốn giờ sáng đến chín giờ tối mới xong, dù rất mệt, Bác vẫm cố gắng tự học thêm hai giờ nữa. Trong khi mọi người đánh bài hoặc đi ngủ. Khi học, gặp những từ không hiểu, Bác nhờ những thuỷ thủ người Pháp chỉ giúp. Bác còn nghĩ ra một cách học rất độc đáo là mỗi ngày viết mười từ tiếng Pháp vào cánh tay để vừa làm việc, vừa nhẩm đọc.
Sau này, lúc làm việc ở Luân Đôn, thủ đô nước Anh. Cứ mỗi buổi sáng sơm và chiều tối, Bác lại đem sách bút ra vườn hoa Hay - dơ để học tiếng Anh. Mỗi tuần có một ngày nghỉ, Bác lại đến học tiếng Anh với giáo sư người Ý. Với cách học như thế, đến bất kì quốc gia nào, Bác cũng đều học được tiếng của nước ấy.
Về sau này, dù tuổi đã cao, nhưng mỗi lần đọc sách báo tiếng nước ngoài. Gặp từ nào không hiểu hoặc danh từ khoa học. Bác đều hỏi những người thạo tiếng nước ấy hoặc tra từ điển rồi ghi vào sổ mới nhớ. Bác của chúng ta đã tự học như thế đấy. Cả cuộc đời Người là một chuỗi những năm tháng đấu tranh vô cùng gian khổ, vượt qua bao khó khăn Người kiên trì mục đích tự học tự rèn đúng như câu nói:
"Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần phải càng cao"


Dù câu chuyện được viết cách nay rất lâu nhưng nó vẫn còn mang tính giáo dục cao, tính thời sự nóng hổi và có sức lan tỏa rộng trong nhân dân, học sinh và sinh viên chúng ta ngày nay, để chúng ta nhìn lại mình đã học hỏi và áp dụng được gì từ những bài học về Bác kính yêu. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể kịp thời phát hiện ra thiếu sót nơi bản thân để sửa chữa lại mình. Tấm gương đạo đức của Bác là tấm gương của một bậc lãnh tụ vĩ đại, tấm gương của một bậc thánh nhân và còn là tấm gương của một người bình thường như bao người, rất chân thực, rất giản dị và gần gũi mà ai cũng có thể học tập và làm theo được. Một câu chuyện nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa và thông điệp rất lớn đến người đọc và người nghe, một bài học vô cùng sâu sắc về đức tính cần cù chăm chỉ. Câu chuyện cho ta hiểu thêm về Bác, hiểu thêm về đức tính cần cù tuy quan trọng nhưng lại ít được người ta xem trọng. Có người cho rằng “cần cù bù thông minh” thế nên những người thông minh cần chi đến đức tính cần cù. Nhưng ý kiến ấy là sai, sai hoàn toàn, bởi Bác là một người tài giỏi và trí tuệ nhưng đức tính cần cù vẫn không thể thiếu nơi con người Bác. Cũng từ đức tính cần cù, Bác mới có thể trụ nổi trên tàu, mới có thể đặt chân đến những nơi tưởng chừng như không thể đến được, mới có thể giải thoát dân tộc ta khỏi ách nô lệ.
Câu chuyện mang đến cho ta nhiều bài học quí báu đáng suy ngẫm về đức tính cần cù. Nhận thức được trách nhiệm cao cả của đất nước, dân tộc dành cho chúng ta. Là học sinh, thanh niên_thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần phải ra sức học tập rèn luyện tích cực tinh thần chăm chỉ và hăng hái học tập, lao động cống hiến hết sức mình để xây dựng non sông Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
 
H

hocmai.nguvan

Chào e!
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911.
Bác sinh năm 1890.
Vậy năm 1911 Bác bao nhiêu tuổi???
21 tuổi e nhé! :)
 
Top Bottom