Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp được đưa ra ở đây thì mình sẽ dựa vào một đề chi tiết để hướng dẫn các bạn nhé.
Đề: Một trong những tình cảm thiêng liêng luôn thường trực trong mỗi con người Việt Nam là tình yêu Tổ quốc. Đặc biệt, tình cảm đó đã được nhiều nhà thơ, nhà văn thể hiện trong tác phẩm của mình. Trong bài thơ
“Tình sông núi”, nhà thơ Trần Mai Ninh viết:
Có mối tình nào hơn thế nữa
Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền
Có mối tình nào hơn thế nữa
Trộn hoà lao động với giang sơn
Có mối tình nào hơn
Tổ quốc?
Dựa vào ý thơ trên và các bài thơ hiện đại đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 - tập 1, em hãy viết một bài văn với nhan đề:
Tình yêu Tổ quốc.
I. Mở bài:
Tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam trong chiến đấu và trong lao động
II. Thân bài:
1. Tình yêu Tổ quốc của con ngƣời Việt Nam trong chiến đấu:
(Trong các bài:
Đồng chí - Chính Hữu,
Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật), với các biểu hiện cụ thể:
+ Họ trước hết là những người nông dân mặc áo lính. Khi quê hương bị giày xéo trước gót chân kẻ thù xâm lược, thì bằng tình yêu thiêng liêng với Tổ quốc, họ đã bỏ lại tất cả ở quê nhà để ra đi chiến đấu, quét sạch bóng kẻ thù. (dẫn chứng trong bài thơ
Đồng chí)
+ Tình yêu đối với đất nước cùng với lí tưởng cao cả là chiến đấu đánh đuổi kẻ thù xâm lượcđã giúp họ vượt lên mọi khó khăn gian khổ để sống và chiến đấu cho dù trên con đướng đó họ có thể gặp nhiều gian khổ, mất mát, hi sinh với một niềm tin và lạc quan: (dẫn chứng trong bài thơ
Đồng chí,
Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
=> Như vậy, khi Tổ quốc bị kẻ thù xâm lược thì tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam là:
“Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền”.
2. Tình yêu Tổ quốc không chỉ trong chiến đấu mà trong lao động mà tình yêu ấy cũng đƣợc thiết tha đối với đất nƣớc thân yêu.
- Đó là thứ tình yêu được thể hiện bằng những công việc, những tình cảm tuy lặng thầm nhưng không kém phần sâu sắc được thể hiện trong các bài thơ:
Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận,
Bếp lửa
- Bằng Việt,
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm;
Ánh trăng - Nguyễn
Duy:
+ Đó là niềm tự hào khi con người Việt Nam đợc làm chủ cả một vùng biển Đông rộng lớn, đợc ra khơi khai thác tài nguyên biển để làm giàu cho Tổ quốc. Vì vậy dù công việc rất vất vả nhng họ vẫn luôn lạc quan, ra khơi trong tiếng hát hào hứng và say mê. (dẫn chứng trong bài thơ
Đoàn thuyền đánh cá)
+ Đó là hình ảnh người bà đáng kính tuy không trực tiếp lao động sản xuất nhưng đã hết lòng vì con vi cháu cho các con công tác để phục vụ cho đất nước và cũng là người bà giàu nghị lực, giàu ý chí và niềm tin. (dẫn chứng trong bài thơ
Bếp lửa)
+ Đó là người mẹ dân tộc Tà Ôi đã có sự thống nhất giữa tình yêu con và tình yêu Tổ quốc: Công việc của bà tuy vất vả nhưng luôn gắn với dân làng, bộ đội, đất nước, tình cảm, mơ ước của bà không chỉ cho con mà còn gắn với dân làng, bộ đội, đất nước. (dẫn chứng trong bài thơ
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
+ Đó còn là sự giật mình thức tỉnh nối dài hiện tại với quá khứ, để sống đúng với đạo lí
“Uống nước nhớ nguồn” trước ánh trăng - nhân dân đất nước bình dị, độ lượng, bao dung, khi con người được sống trong hoà bình, đã vô tình lãng quên quá khứ. (dẫn chững trong bài
Ánh trăng)
=> Như vậy, tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam là mối tình trộn hoà lao động với giang sơn và không có mối tình nào hơn thế.
3. Liên hệ bản thân:
Khép lại vấn đề một cách hợp lý, tương ứng với phần mở bài, có liên hệ thực tế hoặc nêu cảm nghĩ của bản thân.
III. Kết bài: Khẳng định về tình yêu Tổ Quốc