Gợi ý hướng suy luận mới về vợ chồng A Phủ

B

boyinlove

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:p định viết bài về Vợ chồng A Phủ, nhưng dò trong bảng thì có bạn đã viết rồi, vậy thì boyinlove chỉ muốn trao đổi vài ý tưởng nhỏ trong cách phân tích làm mới lại tác phẩm kinh điển này.
trước hết là cách phân tích tác phẩm, đây là một truyện ngắn đậm chất thơ, chất lãng mạn nhưng lại giàu tính hiện thực và nhân đạo vì lẽ đó, từng chi tiết,kết cấu trong truyện đều ẩn chứa những mắc xích, mà chỉ cần dò ra được, thì việc viết bài tập làm văn có ý tưởng mới, có phong cách mới là một chuyện khá nhẹ nhàng, trong lòng bàn tay
Boyinlove có góp ý sau :
Đầu tiên là về :
Có nhiều bạn phân tích tác phẩm Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài , phân tích rất sâu, rất kỹ tuy nhiên thiếu mất một phần rất quan trọng, đó là phân tích danh hiệu :" Con dâu trừ nợ " của Mị....

Vì vậy, hôm nay, nhóc sẽ trình bày ý kiến của mình về tên gọi ấy !

Thân phận của Mị trong nhà thống lí là con dâu trừ nợ đây thực chất chỉ là danh từ chỉ những người con gái mang kiếp đầy tớ không công cho nhà thống lý.

"con dâu" để chỉ người con gái đến gia đình người con trai_người chồng với khát vọng yêu thương và được yêu thương.

còn "trừ nợ" là nói về việc nợ nần, tiền bạc

Do đó, cái số kiếp "con dâu trừ nợ" mà Mị đang gánh chịu chẳng chút vẻ vang mà còn là cả một sự tủi nhục về mặt tinh thần lẫn thể xác. Trong cái mối quan hệ giữa Mị và A Sử mà ta lầm tưởng là vợ chồng ấy, không hề có lấy một tình yêu, thậm chí có thể Mị chưa hề biết mặt A Sử trước khi về làm dâu. Vậy cái mối quan hệ ấy, chỉ đơn thuần là “trừ nợ” hay đúng hơn Mị bị gắn với A Sử bởi món nợ truyền kiếp, mà đến muôn đời vẫn không trả được. Đó là cái nghịch cảnh khủng khiếp và man rợ mà những người con gái, phụ nữ miền núi phải gánh chịu và âm thầm lặng lẽ khóc trong tủi nhục và đớn đau.


Góp ý thứ hai của nhóc là về căn phòng địa ngục của Mị !

“Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ nhỏ, một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay nắng!”

Phép ẩn dụ gây ra được một nỗi ám ảnh, ngột ngạt về một nhà tù rùng rơn. Đó là một cách hình tượng hoá giàu sức khái quát về địa ngục cuộc sống. Địa ngục ấy vừa giam giữ thân xác mà còn làm cho tê liệt về xúc cảm, về cái mong ước tự do được làm chủ đời mình. Mị tiếp xúc với cuộc sống, với bầu trời tự do chỉ bằng một ô cửa sổ “vuông vuông bằng bàn tay”. Nhưng cái “lỗ vuông” ấy nhỏ quá, bé quá, càng làm tăng thêm sự tách biệt, sự cô lập giữa Mị đối với thế giới bên ngoài. Mị đã không còn cảm được “sương” và “nắng”, không còn khái niệm tổng quát về lạnh lẽo hay ấm áp. Điều đó, cho người đọc hiểu được nỗi tê buốt của kiếp nô lệ. Mị chưa bị xô đẩy xuống trạng thái u mê của Chí Phèo chẳng biết là may hay rủi ?


Nói chung, tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài là một thiên truyện, một tuyệt tác... cả chiều dài tác phẩm, luôn ám ảnh một nỗi niềm: nỗi niềm được đứng về phía khổ đau, về phía nước mắt mà phẫn nộ, mà yêu thương. Vì vậy, trong từng chi tiết, khi phân tích các bạn cố gắng suy nghĩ thật kỹ, tự động các bạn sẽ suy ra được rất nhiều ý mới, nhiều ý “độc “... những điều này sẽ khiến cho bài văn thêm phần sáng tạo và đậm nét riêng.

Thứ hai là sự cảm nhận về cái khổ, và thái độ quen với cái khổ của Mị :

SỰ PHẢN KHÁNG ĐẦU TIÊN
" Có đến hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc"

có lẽ Mị khóc cho cuộc đời, cho số phận. Mị đã ý thức được trước cái nghịch cảnh mà Mị sắp phải chịu qua lời nói Mị thưa với cha :" Bố đừng bán con cho nhà giàu!". Tuy vậy, tuy đã ý thức được cái số phận cay đắng ấy, Mị vẫn không tránh khỏi nó. Và rồi trong cơn cùng cực , Mị đã định ăn lá ngón tự tử.

" Mị chỉ bưng mặt khóc. Mị ném nắm lá ngón xuống đất, nắm lá ngón Mị đã tìm hái trong rừng, Mị vẫn giấu....Mị đành trở lại nhà thống lý "

Khóc và chết(tư tưởng về cái chết) có thể là một số suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên những điều này vô cùng hợp lý đối với Mị vì Mị, trong lòng Mị luôn có một khát vọng được tự do và khát vọng ấy quá mãnh liệt. Nó hoang dã và mạnh mẽ như con thác, như cây rừng. Cũng giống như Thuý Kiều xưa từng giữ sẵn dao trong người, cái chết không phải là để chết, cái chết được đem ra để tự vệ. Còn Mị , chết để được tự do, chết để được thoát ly cái khổ. Khát vọng ấy của Mị, khiến Mị khóc, vì biết mình phải chôn đời ở đây_nhà thống lí với một thân phận tủi nhụcđắng cay. Và cũng chính khát vọng ấy là động lực khiến một cô gái yêu đời, tràn đầy sức sống lại tìm đến cái chết, nảy sinh ý định tự tử.

Nhưng cái hoang dại trong mong ước tự do đó của Mị cũng thật đáng thương và tràn đầy tình cảm. Mị đã bỏ lại bản thân để hy sinh mình vì cha. Con đường cay đắng ấy buộc Mị phải đồng hoá mình với cái khổ, xem cái khổ, cái bất công, tàn bạo là một sự thật hiển nhiên. Mị đã làm viện quần quật hơn cả con trâu, con ngựa. Vì Mị không còn biết khổ, không còn cảm xúc với cuộc sống nữa, đã tê liệt để chấp nhận và sống trong tủi nhục. Nhưng thật ra, đó chỉ là một lớp vỏ bọc bên ngoài, còn bên dưới là một mạch sống ngầm chờ chực sống dậy, trỗi dậy, bằng chứng là một Mị hoàn toàn khác trong đêm tình mùa xuân. Điều này, tố cáo tội ác của bọn thực dân, phong kiến miền núi không chỉ đàn áp, bóc lột nhân dân mà còn tước đoạt của quyền sống, cướp đi những cảm xúc của con người

trên chỉ là một số gợi ý nhỏ của boyinlove, các bạn tự tìm thêm, và có gì thì góp ý nha ! >:D< :p :p [/img]
 
Top Bottom