Gjúp em!!!

B

butchimau_1111993

Ờ thì...............vì bài thơ ni là 1 câu chuyện nhỏ viết theo trình tự thời gian
cô giáo mình bảo zậy
 
C

conmuatuyet1994

giúp tui cái này với.
Theo bạn th× trong hai TH sau thì '' kỉ niệm'' là đồng âm hay chỉ là sụ chuyển nghĩa của tù loại
- Lan kỉ niệm em cái bút.
- Kỉ niệm đó em không thể nào quên.
 
F

faustvn01

Ch0 em hỏj tr0ng bàj thơ "Ánh trăng" của Ngữ Văn 9 ấy tạj sao là thơ nhưng những chữ cáj đầu dòng sau mỗi câu thơ đầu của mỗi khổ lạj ko vjết hoa thế ha?:confused:

Đây là một đặc điểm khá độc đáo trong hình thức bài thơ. Nó góp phần thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả.

Như em biết, bài thơ Ánh trăng là một bài thơ năm chữ, trong khuôn khổ một bài thơ không dài nhưng có nội dung mang đậm chất "tự sự": nhà văn kể lại câu chuyện về cuộc đời một con người, từ "hồi nhỏ sống với sông", đến "hồi chiến tranh ở rừng" và lúc hòa bình "về thành phố". Ẩn sau câu chuyện ấy là những phát hiện, những băn khoăn, suy nghĩ, trăn trở, những cảm xúc, nhận thức của nhà thơ về con người, về cuộc đời. Và việc không viết hoa ở đầu mỗi câu thơ (như thường lệ) tạo cho độc giả cảm giác về một sự liền mạch, một dòng chảy và sự vận động liên tục của câu chuyện, đồng thời, thể hiện tính chất liền mạch của dòng cảm xúc, sự lôgic trong nhận thức của nhân vật trữ tình - tác giả. Đồng thời, nó tạo cho bài thơ mang giọng điệu như một lời tâm sự, một lời tự bạch, tự thú, tự thức (tự nhận thức) chân thành, gần gũi mà thấm thía.



conmuatuyet1994 said:
giúp tui cái này với.
Theo bạn th× trong hai TH sau thì '' kỉ niệm'' là đồng âm hay chỉ là sụ chuyển nghĩa của tù loại
- Lan kỉ niệm em cái bút.
- Kỉ niệm đó em không thể nào quên.

Trường hợp em nêu lên không phải là hiện tượng đồng âm, mà là hiện tượng chuyển nghĩa của từ (chính xác hơn, đó là hiện tượng chuyển loại của từ). Anh giải thích chút nhé:

1. Không phải hiện tượng đồng âm
Hiện tượng đồng âm là hiện tượng các từ có chung một hình thức ngữ âm (cách phát âm) nhưng lại hoàn toàn khác nhau về nghĩa (hoặc những điểm chung về nghĩa của các từ hoàn toàn mờ nhạt). Ví dụ: từ "cuốc" và từ "quốc" cùng có cách phát âm nhưng nghĩa của hai từ hoàn toàn khác nhau, không thể tìm thấy điểm tương đồng. Ở trong hai câu em nêu, từ "kỉ niệm" được dùng trong hai trường hợp tuy mang những nét nghĩa khác nhau nhưng đều mang những nét nghĩa chung về "những người, vật, việc được dùng để ghi nhớ".

2. Là hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ được sgk Ngữ văn 6 định nghĩa là "hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa". Trong hai câu em dẫn ra, từ "kỉ niệm" đã có sự thay đổi về nghĩa. Cụ thể:
Câu 1: từ "kỉ niệm" có nghĩa là hành động trao tặng ai cái gì đó để ghi nhớ.
Câu 2: từ "kỉ niệm" có nghĩa là những điều ghi nhớ về người, vật, việc đã xảy ra.
Như vậy, nghĩa của hai từ "kỉ niệm" trong hai câu có mối quan hệ là: câu hai "kỉ niệm" có ý nghĩa gọi tên sự vật, hiện tượng (nó là danh từ) còn câu một "kỉ niệm" có nghĩa là cách thức hành động để đạt được mục đích (là sự ghi nhớ).

Trường hợp em nêu cũng tương tự như các nhiều trường hợp thường gặp trong tiếng Việt: Ví dụ:
- Muối được lấy từ nước biển.
- Mẹ em muối dưa rất khéo.

- Bố em vừa mua cái cày mới.
- Bố em đi cày về.

Ghi chú: Ở đây, song song với quá trình chuyển nghĩa của từ là sự chuyển đổi từ loại: "Kỉ niệm" trong câu 1 là Động từ; "Kỉ niệm" trong câu 2 là Danh từ. Do vậy, người ta cũng gọi hiện tượng này là hiện tượng chuyển loại của từ.(cái này để bít thêm thôi nhé ;)).
 
1

123konica

Ch0 em hỏj tr0ng bàj thơ "Ánh trăng" của Ngữ Văn 9 ấy tạj sao là thơ nhưng những chữ cáj đầu dòng sau mỗi câu thơ đầu của mỗi khổ lạj ko vjết hoa thế ha?:confused:
Hí hí, tớ ko học chương trình mới nên ko biết bài này, nhưng mà đoán đây là dụng ý nghệ thuật của tác giả thôi. ( Cụ thể hơn bác Faust đã giải thích đấy :|)
Có 1 cuốn sách đọc nhức hết cả đầu cũng giở cái trò chấm câu xong ko viết hoa này ra, dụng ý đầy mình :-S. "tình ơi là tình" của Elfriede Jelinek ấy, đọc chưa? :)
 
B

butchimau_1111993

cho tui hỏi chút
nói ''kỉ niệm '' hai câu trên là danh đọng từ có đúng ko vậy?
 
C

conmuatuyet1994

cho em hỏi thêm được không ạ!
Hai TH sau thì từ '' mưa''có phải từ đồng âm không? Và ở câu (2) thì chủ ngữ là gì?
- Mưa đến rồi. (1)
- Trời mưa to quá! (2)
giupppppppppp!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
helppppppppppppppppppppppp
 
F

faustvn01

cho tui hỏi chút
nói ''kỉ niệm '' hai câu trên là danh đọng từ có đúng ko vậy?

Về mặt nguyên tắc, khó có thể nói từ "kỉ niệm" là danh động từ. Nó tiềm tàng khả năng thực hiện vai trò của cả hai từ loại đó nhưng trong một câu cụ thể, nó không thể đồng thời thực hiện cả hai chức năng ấy. Ý nghĩa của từ trong câu (và do đó, việc xác định từ loại của từ) không chỉ phụ thuộc vào ý nghĩa cố định của từ đó (được ghi trong từ điển) mà còn phụ thuộc vào những kết hợp của từ đó với những từ ngữ khác trong câu, phụ thuộc vào bối cảnh giao tiếp...Nói một cách đơn giản, để xác định được từ loại của từ, em phải dựa vào ý nghĩa của từ (ý nghĩa này được cụ thể hóa trong các câu cụ thể) và cũng có thể sử dụng một vài dấu hiệu về từ vựng và ngữ pháp để nhận biết (như danh từ thì thường làm chủ ngữ, bổ ngữ, có thể kết hợp với các từ như: sự, việc, những, cuộc, cái....)


conmuatuyet1994 said:
cho em hỏi thêm được không ạ!
Hai TH sau thì từ '' mưa''có phải từ đồng âm không? Và ở câu (2) thì chủ ngữ là gì?
- Mưa đến rồi. (1)
- Trời mưa to quá! (2)

- Từ "mưa" trong hai câu mà em dẫn cũng tương tự như từ "kỉ niệm" mà em đã hỏi bên trên, chúng không phải là những từ đồng âm (nguyên nhân như anh đã giải thích).
- Ở câu (2), chủ ngữ của câu là "Trời", vị ngữ là động từ "mưa", "to quá" là bổ ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ.
 
N

nhoc_style_dethuong

Ch0 em hỏj tr0ng bàj thơ "Ánh trăng" của Ngữ Văn 9 ấy tạj sao là thơ nhưng những chữ cáj đầu dòng sau mỗi câu thơ đầu của mỗi khổ lạj ko vjết hoa thế ha?:confused:


Bài Ánh Trăng của Nguyễn Duy nó được kết cấu như 1 câu chuyện.
Đơn giản là thế thui còn giải thích tì như anh faustvn01.

nhắc đến bài anh trăng mình có 1 một câu cũng rất hay muốn thảo luận!
Ánh trăng được công nhận là bài khó nhất trong chương trình lớp 9
Suy nghĩ của Em về nhan đề bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy
 
H

haiyen_1501

Tưởng mấy bài thơ truyện Kiều của Nguyễn Du mới khó chứ nhỉ ^^
Hik...Nhiều lúc đọc mãi mà ko hỉu j` :|
 
H

hocviencongannhandan

có lẽ đó là một lối viết cổ xưa của họ .đã là thơ thì có rất nhiều cách viết mà .cho nên đó chỉ là chuyện đương nhiên thôi
 
B

butchimau_1111993

tớ viết vài dòng này về ánh trăng trong " Ánh trăng'' của Nguyễn Duy, các bạn xem có đc ko, sau đó bổ sung nếu cần thiết nhaL-)

Nói đến đề tài trăng ta nhớ đến nhiều tác phẩm văn chương đặc sắc viết về đề tài này, tiều biểu như ‘’ Rằm tháng riêng’’ , ‘’ Tĩnh dạ tứ’’, ‘’ Vọng Nguyệt’’ ………………Ánh trăng trong những tác phẩm này đều là những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, tượng trưng cho sự mơ mộng , lãng mạn , thanh khiết và tròn đầy, vĩnh cửu. Cũng như thế nhưng hình ảnh ánh trăng trong ‘’ Ánh trăng ‘’ của Nguyễn Duy lại mang một ý nghĩa mới mẻ khác. Ánh trăng ở đây đc tác giả sang tạo rất độc đáo , nó tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình tròn đầy bất diệt, vẹn nguyên chẳng phai mờ . Ánh trăng xuyên suốt và như rọi sang cả tác phẩm………………………….
 
Top Bottom