Giup voi

P

p3b3o_091098

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.
Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.
Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.
Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.
Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.
Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?
Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.
Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng…
Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.
Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.
Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.
Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, *****, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.
Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.
Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
 
P

p3b3o_091098

Tuổi thơ luôn gắn liền với những kỉ niệm, nhưng cái mảng kỉ niệm lớn nhất và in sâu nhất vào tâm trí, thức của mỗi con người là một thứ có tên gọi là món quà tuổi thơ, hay còn gọi là quà bánh.
Quà bánh là một thức ăn hoặc một thức uống, nhưng nó khác với những chiếc bánh, cốc chanh ta hay uống hàng ngày ở chỗ. Quà bánh có thể rất đơn giản, nhỏ bé, nhưng có thể là những món ăn cầu kỳ, xa xỉ, tùy theo kỉ niệm mỗi người gắn với thức quà bánh đó. Có ai mà lại chưa lần nào nếm thử quà bánh vì trẻ con rất thích đồ ngọt. Quà bánh lại gợi nhớ về những thời thơ ấu ta dung dăng đến trường tay cầm những món quà ngon lành mua ớ trước cổng trường hay những lần người bố yêu dấu đi công tác xa trở về, trong tay đem đầy những quà cho cả nhà nhưng ít khi thiếu nắm kẹo ngọt, hộp bánh thơm cho cô con gái nhỏ của bố. Những hình ảnh ấy giờ đâu còn nhiều, vả lại đang tuổi mới lớn sắp sửa trưởng thành, chúng ta hay nghĩ đến những điều lớn hơn như đi mua sắm hay tổ chức tiệc tùng, liên hoan và cả nhũng khi người thân đi công tác về ta chỉ giúp họ đỡ đồ, hỏi han sức khỏe, có du lịch đâu không,.... mà dường như quên mất hình ảnh con bé nhỏ nhất nhà lon ton chạy ra đón và không quên nụ cười hớn hở kèm câu hỏi"Bố có quà cho con không?" và vẻ mặt phụng phịu của con bé khi bố không có mon kẹo mọi khi bố vẫn cho con, rồi lại vui vẻ lên ngay khi bố rút ra món quà đặc biệt mà bố chưa tặng con gái bao giờ.
Những hình ảnh ấy chỉ còn là quá khứ, nhưng không! Những kỉ niệm về món quà bánh vẫn luôn in đậm , rõ nét trong tâm trí của mỗi người. Và mỗi lần nhớ lại, những kí ức, kỉ niệm ấy lại ùa về như một cơn gió, và mang theo những hình ảnh sống động như được trở về quá khứ.Chính nhờ Quà bánh, luôn gắn với kỉ niệm, để lại hương vị ngọt ngào mãi không tan trong trái tim mỗi người.
Ngày ấy tôi mới vào lớp Một. Bố mẹ tôi hay bận rộn nên gửi tôi cho ông bà. Và chú, em ruột bố tôi là người lãnh trách nhiệm đưa tôi đến trường mỗi ngày. Chú là người rất đặc biệt trong con mắt tooi, và mặc dù vẫn yêu thương chú nhưng tôi vẫn hơi có cảm giác sờ sợ. Vì chú hay đùa tôi hơi quá đà và nhiều khi làm tôi phát khóc. Vậy mà chú tỏ ra rất quan tâm và chiều chuông tôi. Khi nào đến trường chú cũng dừng lại một hai phút để mau cho tôi vài cía kẹo hay chiếc ô mai. Chiếc kẹo rất bình thường thôi nhưng nó lại có hình thỏi son nên tôi rất thích. Nhưng thích hơn cả là gói ô mai que. Gọi là ô mai que vì đây không phải những viên ô mai sắc gừng cay cay, chua chua ở nhà thường ăn mà là những que ô mai tròn, dài tầm cía bút chì và nhỏ hơn rất nhiều. Chiếc ô mai lại được bọc một lớp giấy gói bên ngoài trông rất đẹp và bắt mắt. Giờ ra chơi tôi hay rủ nhỏ bạn thân từ hồi mẫu giáo ra chia quà. Chúng tôi ngồi trên lan can tường( cao khoảng một mét là cùng) hay là trên ghế đá trong sân trường, dưới gốc cây bằng lăng tỏa bóng râm mát rượi, và mở gói có chiếc ô mai ra, cùng nhau nhấm nháp và ngắm hoa bằng lăng tím. Những lá hoa bằng lăng nhuộm tím phớt mỏng manh sếp thành từng chùm trông rất đẹp. Hai đứa lớp Một ứơc gì đủ cao như mấy anh chị lớp trên để tha hồ hái một bông, một bông thôi để nghịch ngợm và ngắm nghía. Chúng tôi vừa ăn ríu rít bàn chuyện với nhau như thế. Đến bây giờ tôi vẫn còn có thể cảm nhận được cảm giác háo hức khi mở lớp giấy bọc ra, rút ra một que ô mai nâu nâu, rồi nhấm một tý trong miệng rồi cắn ra. Chao ôi! Cái vị chua chua, ngon ngọt ấy sao mà tuyệt vời thế? Thức quà thật là đơn giản, rẻ tiền thôi nhưng đối với tôi ngon lành vô cùng. Với lại hồi ấy tôi đâu có quan tâm đến tiền bạc. Và rồi học sinh giỏi cuối năm bố mẹ thưởng tôi bằng một con búp bê to đùng. Còn chú tôi xoa đầu tôi và khen" Con giỏi lắm! Chú thưởng con nhé!" Rồi chú mua cho tôi những hai gói đầy nhóc ô mai que. Tôi sung sướng tha hồ chia ra cho những đứa em họ ăn cùng. Bạn thử đoán xem món quà nào tôi thích hơn. Có thể là con búp bê vì quả thực giá trị của nó khá lớn. Nhưng hai gói ô mai thì sao? Chúng tính ra có ba bốn nghìn, rẻ lắm đâu bằng con búp bê nhưng tôi vẫn thích nhất nhũng chiếc ô mai. Chúng ngon tuyệt! Vừa ăn tôi vừa vui sướng cảm ơn chú. Kỉ niệm ấy in rõ nét quá, làm cho tôi mỗi khi nhớ lại lại thấy mỉm cười.
Giờ tôi đã chuyển trường và lớn lên nhiều sau lần ây. Nhưng Quà bánh vẫn là Quà bánh và những que ô mai đã để lại hương vị chua ngọt mãi không tan trong trái tim tôi.
 
P

p3b3o_091098

Cảm nghĩ về bài “Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minh
Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay, ánh trăng ko chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế có những lúc ánh còn trở thành người bạn trhi kỉ. để mỗi có thể chia sẻ buồn vui, có lúc trăng như dòng suôí mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng. bác Hồ của chúng ta sau những giờ phút vất vả cũng tìm đến trăng để tạm quên đi những vất vả. Biết bao nhiêu công việc bề bộn. Thế nhưng khi đọc bài thơ Cảnh Khuya của Bác, ta vẫn thấy hiên lên một bức tranh thiên nhiên đẹp.Bài thơ cho em hiuể rõ hơn về bác, đó là một con người ko chỉ có tình yêu đối với nhân loại mà còn có một tình yêu sâu đậm với thiên nhiên. Bài thơ hiện lên như một bức tranh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ đầu:


Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa.

Đọc hai câu thơ này ta cảm nhận được một không gian tĩnh lặng, đó là vào một đêm khuya trong khu rừng của chiến khu Việt Bắc, nơi đang diễn ra một cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt của quân và dân ta trong 9 năm chống quân Pháp xâm lược. Giữa bề bộn công việc ấy,Bác Hồ của chúng ta vẫn dành một khoảng thời gian để tìm đến với thiên nhiên hiện lên như một bức tranh phong cảnh thật đẹp. Ta có thể thấy tất cả như đang chìm đắm say sưa trong khung cảnh thiên nhiên của đất trời. Cảnh vật như ngừng lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy rì rầm và nghe văng vẳng như tiếng hát cất lên nhẹ nhàng trong trẻo, lan toả, ngân vang khắp núi rừng. Đặc biệt là âm thanh càng trở nên nhẹ nhàng, ngân vang khi nó được cất lên dưới ánh trăng vàng. Ánh trăng sang chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bong trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cậy cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Hình ảnh trăng lồng hoa này khiến ta gợi nhớ đến câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm Khúc:

Hoa giãi nguyệt,nguyệt in một tấm,
Nguỵêt lồng hoa, hoa thắm từng bong
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng

Thế nhưng bức tranh của thơ xưa đọc lên ta thấy đượm buồn và ko thể hiện đc rõ nét vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo của thiên nhiên. Và có một sự khác biệt nữa là bức tranh của Bác Hồ có sức sống hơn hơn khi giữa khung cảnh đó ta còn nghe tiếng suối chảy như tiếng hát xa vọng lại. Tiếng hát khiến cho không gian của đêm khuya vắng lặng như chợt tỉnh, ở đây Bác Hồ đã sử dụng nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối để gợi tả sự yên tĩnh, vắng lặng của đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Đọc câu thơ ta nghe văng vẳng như âm vang của tiếng suối chảy ở Côn Sơn mà sáu chăm năm về trước Nguyễn Traĩ đã từng nghe thấy:

Côn sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Chỉ có 2 câu thơ ngắn gọn nhưng khi đọc lên chúng ta như thấy hiện ra 1 bức tranh tuyệt đẹp. Ở đó có dòng suối chảy, hơn thế còn có cả tiếng suối chảy róc rách. Và tất cả như đang ẩn hiện dưới bong’ cây loang loáng ánh trăng. Ánh trăng trong veo, vàng dịu toả khắp cánh rừng tạo nên 1 khung cảnh đẹp, lung linh huyền bí. Bài thơ gồm 4 câu thơ vậy mà Bác đã dành 1 nửa để miêu tả thiên nhiên, nên mới đọc qua ta tưởng Bác đang thả tất cả tâm hồn của mình với thiên nhiên và ta có cảm giác như vẻ đẹp thiên nhiên khiến tâm hồn Bác thật sự thanh thản, tạo quên đi những khó khăn vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt. Nhưng chúng ta thấy nếu ở 2 câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về thiên nhiên thỳ đến 2 câu thơ cuối ta chợt nhận thấy đó là 1 tâm hồn đang trằn trọc “chưa ngủ” vì 1 lẽ rất cao cả “lo nỗi nước nhà”:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Hai câu thơ cuối gíup ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ.Đồng thời ta cũng có thể thấy Bác Hhồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà hàng giò hàng phút Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây ta nhân thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên.Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nứơc thanh bình, để ngày ngày con người đc sống tự do, hạnh phúc. Dương như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nứơc mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng?Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước.Vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.Đối với trẻ thơ Bác HỒ cũng luôn dành tình yêu thương nhất:
Trung Thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đông
.
Sự hi sinh của Bác đã đc đền đáp, đất nước chúng ta đẫ thanh bình,tự do, hạnh phúc.Chúng ta có thể thả sức ngắm trăng và dưới ánh trăng lung linh huyền ảo ấy ta vẫn như thấy đâu đây hình ảnh Bác ung dung,thanh thản,mỉm cười dưới ánh trăng.
 
P

p3b3o_091098

Phân tích bài thơ Qua đèo ngang của Bà huyện Thanh quan:
Qua đèo ngang

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Dừng chân đứng lại trời non nước,

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Tên thật là Nguyễn Thị Hinh sống trong nửa đầu thế kỷ 19. Quê ở làng Nghi Tàm, ven Hồ Tây, kinh thành Thăng Long. Bà xuất thân trong một gia đình quan lại, có nhan sắc, có học, có tài thơ Nôm, giỏi nữ công gia chánh – bà được vua Minh Mệnh vời vào kinh đô Phú Xuân làm nữ quan “Cung trung giáo tập”.

Chồng bà là Lưu Nghi làm tri huyện Thanh Quan, tỉnh Thái Bình, nên người đời trân trọng gọi bà là Bà huyện Thanh Quan.

Bà chỉ còn để lại 6 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật: “Qua Đèo Ngang”, “Chiều hôm nhớ nhà”, “Thăng Long thành hoài cổ”, “Chùa Trấn Bắc”, “Chơi Đài Khán Xuân Trấn võ”. “Tức cảnh chiều thu”.

Thơ của bà hay nói đến hoàng hôn, man mác buồn, giọng điệu du dương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp, điêu luyện.

Trên đường vào Phú Xuân…, bước tới Đèo Ngang lúc chiều ta, cảm xúc dâng trào lòng người, Bà huyện Thanh Quan sáng tác bài “Qua Đèo Ngang”. Bài thơ tả cảnh Đèo Ngang lúc xế tà và nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của người lữ khách - nữ sĩ.

Lần đầu nữ sĩ “bước tới Đèo Ngang”, đứng dưới chân con đèo “đệ nhất hùng quan” này, địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh - Quảng bình, vào thời điểm “bóng xế tà”, lúc mặt trời đã nằm ngang sườn núi, ánh mặt trời đã “tà”, đã nghiêng, đã chênh chênh. Trời sắp tối. Âm “tà” cũng gợi buồn thấm thía. Câu 2, tả cảnh sắc: cỏ cây, lá, hoa… đá. Hai vế tiểu đối, điệp ngữ “chen”, vần lưng: “đá” – “lá”, vần chân: “tà” – “hoa”, thơ giàu âm điệu, réo rắt như một tiếng lòng, biểu lộ sự ngạc nhiên và xúc động về cảnh sắc hoang vắng nơi Đèo Ngang 200 năm về trước:

“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.

Chỉ có hoa rừng, hoa dại, hoa sim, hoa mua. Cỏ cây, hoa lá phải “chen” với đá mới tồn tại được. Cảnh vật hoang sơ, hoang dại đến nao lòng.

Nữ sĩ sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Âm điệu thơ trầm bổng du dương, đọc lên nghe rất thú vị:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.

Điểm nhìn đã thay đổi: đứng cao nhìn xuống dưới và nhìn xa. Thế giới con người là tiểu phu, nhưng chỉ có “tiều vài chú”. Hoạt động là “lom khom” vất vả đang gánh củi xuống núi. Một nét vẽ ước lệ rong thơ cổ (ngư, tiều, canh, mục) nhưng rất thần tình, tinh tế trong cảm nhận. Mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác. chỉ mấy cáilèu chợ miền núi, sở dĩ nữ sĩ gọi “chợ mấy nhà” để gieo vần mà thôi: “tà” – “hoa” – “nhà”. Cũng là cảnh hoang vắng, heo hút, buồn hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc bóng xế tà.

Tiếp theo nữ sĩ tả âm thanh tiếng chim rừng: chim gia gia, chim cuốc gọi bầy lúc hoàng hôn. Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái gia gia” tạo nên âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người lữ khách. Lấy cái động (tiếng chim rừng) để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm trên đỉnh đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn, đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh trong thi pháp cổ. Phép đối và đảo ngữ vận dụng rất tài tình:

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gai”.

Nghe tiếng chim rừng mà “nhớ nước đau lòng”, mà “thương nhà mỏi miệng’ nỗi buồn thấm thía vào 9 tầng sâu cõi lòng, toả rộng trong không gian từ con đèo tới miền quê thân thương. Sắc điẹu trữ tình dào dạt, thiết tha, trầm lắng. Lữ khách là một nữ sĩ nên nỗi “nhớ nước”, nhó kinh kỳ Thăng Long, nhớ nhà, nhó chồng con, nhớ làng Nghi Tàm thân thuộc không thể nào kể xiết!

Bốn chữ “dừng chân đứng lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn mênh mang: “Trời non nước”; nhìn xa, nhìn gần, nhìn cao, nhìn sâu, nhìn 4 phía… rồi nữ sĩ thấy vô cùng buồn đau, như tan nát cả tâm hồn, chỉ còn lại “một mảnh tình riêng”. Lấy cái bao la, mênh mông, vô hạn của vũ trụ, của “trời non nước” tương phản với cái nhỏ bé của “mảnh tình riêng”, của “ta” với “ta” đã cực tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người lữ khác khi đứng trên cảnh Đèo Ngang lúc ngày tàn. Đó là tâm trang nhớ quê, nhớ nhà:

“Dừng chân đứng lại trời non nước,

Một mảnh tình riêng ta với ta”.

“Qua Đèo Ngang” là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt bút. Thế giới thiên nhiên kỳ thú của Đèo Ngang như hiển hiện qua dòng thơ. Cảnh sắc hữu tình thấm một nỗi buồn man mác. Giọng thơ du dương, réo rắt. Phứp đối và đảo ngữ có giá trị thẩm mỹ trong nét vẽ tạo hình đầy khám phá. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hoà với tình yêu quê hương đất nước đậm đà qua một hồn thơ trang nhã. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” là tiếng nói của một người mà trở thành khúc tâm tình của muôn triệu người, nó là bài thơ một thời mà mãi mãi, bài thơ Non Nước.
 
T

tunkute123

Ai trong mỗi người đều có một thần tượng của riêng mình. Trong tôi cũng có một thần tượng, nhưng thần tượng của tôi không phải là diễn viên , ngôi sao hay ca sĩ nổi tiếng mà đó chính là mẹ tôi , người đã khắc lên trong tôi hình ảnh khó phai nhòa và đó là người sống mãi trong lòng tôi , người đã sinh ra tôi và nuôi dạy tôi nên người.
Ở mẹ chắc ai cũng có ấn tượng sâu sắc đối với mình , ở tôi củng vậy không chỉ? tôi ấn tượng sâu sắc mà tôi còn rất ngưỡng mộ mẹ mình , người đã hy sinh cuộc đời để nuôi tôi lớn . Hồi nhỏ nhà tôi rất nghèo , cha lại mất sớm ,gia đình chỉ có tôi mẹ và ngoại tôi , ngoại tôi thì đã già không còn sức để đi làm lại còn mỗi khi trời trở gió thì ngoại lai bệnh do vết thương từ thời chiến tranh , còn tôi thì còn rất nhỏ chẳng thể làm được gì để giúp mẹ , một mình mẹ phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình , nhiêu lần mẹ phải dở khóc dở cười vì phải vừa lo tiền học vừa lo tiền thuốc men cho ngoại tôi , tôi rất buôn rất muốn nghỉ học nhưng mẹ tôi không muốn tôi lâm vào con đường giống mẹ phải đi làm thuê , làm mướn để lo cho gia đình , vì vậy tôi đã rất cố gắng học nhưng khi tôi chậm chững bước vào tuổi mười lăm thì tôi không thể cưỡng lại sự cám dỗ của xã hội và tôi đã bước vào con đường hư đốn , nhiều lần mẹ phải khóc vì tôi nhưng tôi không nghe va tôi đã nghỉ học và sao môt thời gian ăn chơi thì tôi cũng đã chán và tôi cũng đã tự suy nghĩ về mình những việc mình đã làm cho gia đình , lúc này đây tôi hối hận lắm!tôi rất muốn tự hành hạ mình về những việc mình đã làm cho mẹ đau lòng , nhưng tôi không làm thế vì tôi biết nếu làm như vậy mẹ sẽ không vui mà còn đau lòng hơn nữa vì nhưng suy nghĩ dại dột của đứa con hư đốn như mình và tôi đã thay đổi mình bằng cách vừa học vừa làm , ban ngày đi làm còn tối đi học . Và Hôm nay, cô giáo đã cho tôi một cơ hội nữa để biểu lộ tình cảm của tôi đối với mẹ, gia đình mà lâu nay tôi chưa thể nói ra . Hằng đêm tôi thấy mẹ khóc mà lòng tôi như thắt lại . Có lần tôi nhớ ngoại kể cho tôi nghe về cuộc đời của mẹ, có một người đàn ông cũng yêu thương mẹ tôi như cha tôi vậy.
sau khi cha tôi mất có đôi lần người đàn ông ấy thường lui tới thăm. Mà nhà ông ấy cũng khá giả và đã nhiều lần ngỏ ý nhưng mẹ tôi không chịu vì sợ sau này ông ấy sẽ không yêu thương tôi như là con ruột của mình. Cứ như thế mọi chuyện cứ lắp đi lắp lại cuối cùng người đàn ông đó đã bỏ cuộc và không còn luôi tới nữa , ngoại nói tới đây tôi rất có lỗi vì mình đã không đáp lại sự hi sinh to lớn một cách không xứng đáng, làm mẹ buồn, mẹ đau và mẹ khóc….

Nói tới đây tôi càng thương mẹ nhiều hơn, con rất muốn nói với mẹ rằng “ con đã sai rồi mẹ ơi!” nhưng con không dủ cang đảm để đứng trước mặt mẹ để nói những lời đó. Mong mẹ tha lỗi cho con ! con yêu mẹ nhiều lắm.
__________________
 
Top Bottom