giúp với nhaaaaaa

R

rongthieng2811

Đề 2 : Mình nghĩ sẽ ra bài này cho bạn
Xã hội muốn phát triển phải cần đến nhân tài , đào tạo nhân tài không phải ngày một ngày hai mà phải có nhiều thời gian , nhất là phải có phương pháp học phù hợp . Một trong những cách học được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới và cho hiệu quả rất cao : học đi đôi với hành . Ở Việt Nam , ngay thế kỉ 18 , Nguyễn Thiếp trong một bài tấu gửi vua Quang Trung đã đề cập đến phương pháp học tập đúng đắn này . Ngày nay , trên đà phát triển của xã hội , phương pháp học tập này vẫn còn nguyên giá trị .
Mục đích của việc học là biết rõ đạo ( đạo lí làm người , đối xử giữa người với người ) . Học để có tri thức xây dựng đất nước , biết ứng phó với mọi hoàn cảnh trong cuộc sống . Phương pháp học phải theo quy luật của tư duy : Từ thấp đến cao . Phát huy tinh thần sáng tạo , học rộng phải biết tóm lược cho gọn . Cuối cùng và quan trọng nhất , học phải đi đôi với hành
Trước hết , ta phải tìm hiểu : Học là gì ? Học là thu thập kiến thức , kinh nghiệm sống để bồi dưỡng thêm cho bản thân . Học là gia tăng sự hiểu biết của mình , mở rộng tâm hồn mình bằng cách thu thập kiến thức qua một quá trình : Tìm hiểu , tiếp thu , tích lũy tri thức . Còn hành là gì ? hành nghĩa là thực hành , là áp dụng những lý thuyết trong học tập vào thực tế , vào cuộc sống , nó giúp chúng ta nắm rõ kiến thức thậm chí có thể phát minh , sáng tạo.
Học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau , học là chìa khóa của hành , có học mới biết thực hành . Có ý kiến cho rằng : Không học mà vẫn thực hành được , ý kiến đó được ví dụ như người nông dân xưa kia không học qua trường lớp nào nhưng vẫn biết trồng trọt , chăn nuôi bởi người ta mày mò , vụ này chưa tốt thì vụ sau , rút kinh nghiệm , cứ vài vụ như vậy , làm mãi sẽ có kinh nghiệm làm . Tương tự như vậy , ở một số làng nghề , người ta truyền lại cho nhau , đó cũng là một hình thức học nhưng học mày mò , truyền khẩu như thế mất rất nhiều thời gian , có thể dăm bảy năm , có thể mất nửa đời người mới làm được , và nó cũng chỉ áp dụng vào những lao động đơn giản , chân tay , thu nhập kém .
Ngày nay , khi mà tỉ lệ tri thức chiếm rất nhiều trong sản phẩm , khi trình độ khoa học phát triển như vũ bão thì chúng ta phải học , phải biết thực hành bới nếu không học thì sẽ không biết thực hành , điều đó được thể hiện qua các bệnh viện , trường học được đầu tư máy móc hiện đại , nhất là miền sâu , miền xa nhưng lại không phát huy được hiệu quả của máy móc vì trình độ con người hạn chế , không được đào tạo bài bản , không biết nguyên lý , cấu tạo của máy cho nên không biết sử dụng hoặc khi sử dụng được thi không biết cách sửa .
Có học thì mới biết thực hành thậm chí phát minh , sáng chế được như một số sinh viên ở các trường đại học , học rất giỏi cho nên họ không những biết thực hành mà còn phát minh , sáng chế được như trong các cuộc thi rôbô con , các sinh viên đã biết sáng chế rôbốt để dự thi . Ở các nhà máy lọc dầu dung quất , máy móc hiện đại nhât Đông Nam Á nhưng các kĩ sư Việt Nam vẫn sử dụng thành thạo là do họ biết thực hành những điều đã học .
Từ những dẫn chứng trên , chúng ta có thể thấy được vai trò của thực hành là củng cố , khắc sâu những điều đã học , học lý thuyết toán trên lớp rồi thực hành vào bài tập , khi thực hành sẽ giúp ta hiểu được lý thuyết sâu rộng hơn , toán diện hơn . Phê phán đối với việc học hình thực là học vẹt , học máy móc , học mà không hiểu gì , học để lấy bằng cấp , để tiến thân , leo lên vị trí cao hơn , để mưu lợi cho bản thân mình . Tât cả những điều hình thức ấy không mang lợi ích gì mà lại hại cho tập thể , cho đất nước .
Muốn học kết hợp với hành đạt hiệu quả tốt nhất , ta phải học , học một cách chủ động , học phải song song với hành . Học lý thuyết trên lớp , về nhà phải thực hành làm bài tập để củng cố , khắc sâu lý thuyết . Khi trưởng thành , chúng ta phải không ngừng học , không dừng ở một trình độ nào cả , đem những điều đã học áp dụng vào công việc , sáng tạo để làm cho năng suất lao động đạt hiệu quả tốt nhất .
Tóm lại , " học " và " hành " có mối quan hệ rất chặt chẽ , đó là một phương pháp học tập đúng đắn, hiệu quả cao để đào tạo ra những nhân tài xây dựng đất nước ta mai sau , đưa đất nước lên đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu , phát triển để đưa nước ta không bị lệ thuộc vào các ngành kinh tế của các quốc gia khác .
 
T

thuyan9i

Trần Hưng Đạo là một nhà văn hóa lớn của nước nhà. Cống hiến của ông trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, to lớn và sâu sắc. Chỉ cần một " Hịch tướng sĩ văn" không thôi, tên tuổi của ông cũng đã đủ để bất diệt với lịch sử, huống chi, sự nghiệp của ông nào phải chỉ có bấy nhiêu.
Trần Hưng Đạo là người đã có công khai sinh ra nền khoa học quân sự nước ta. Trước Trần Hưng Đạo, bao thế hệ anh hùng hào kiệt đã chiến đấu và chiến thắng, góp phần đắc lực vào việc làm phong phú kho tàng kinh nghiệm chống xâm lăng. Nhiều bậc anh hùng hào kiệt đã thực sự tiến tới đỉnh cao của nghệ thuật cầm quân, thậm chí là đỉnh cao điêu luyện của loại hình nghệ thuật đặc biệt này. Nhưng, một nền khoa học thực sự với đầy đủ ý nghĩa của từ này, thì phải đợi đến Trần Hưng Đạo mới chính thức được khai sinh. Trước tác có giá trị đánh dấu sự kiện này chính là Binh Thư Yếu lược.
Với việc biên soạn và phổ biến Binh Thư yếu lược, Trần Hưng Đạo đã để lại cho đời sau bài học vô giá về kinh nghiệm chống xâm lăng, rằng, muốn đập tan những đội quân ăn cướp tàn bạo và thiện chiến, thì bên cạnh tinh thần chiến đấu, lí tưởng chiến đấu và trình độ võ nghệ cũng như thiết bị kĩ thuật, tướng sĩ còn phải được trang bị những tri thức về binh pháp. Với việc khai sinh Binh Thư Yếu lược, Trần Hưng Đạo thực sự trở thành nhà lí luận quân sự xuất sắc đầu tiên của nước ta. Tuy nhiên, Trần Hưng Đạo không phải chỉ là nhà lí luận xuất sắc mà còn là nhà chỉ huy thiên tài. Ông là linh hồn của những chiến công chống xâm lăng vang dội ở thế kỉ XIII.
Sinh thời, uy danh lừng lẫy của Trần Hưng Đạo đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, tiếng vang đến cả giặc phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương chứ không dám gọi tên ...
Hơn bảy thế kỉ qua, tên tuổi và sự nghiệp của Trần Hưng Đạo luôn tỏa sáng trong sử sách, luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thơ văn và nhiều loại hình nghệ thuật khác ở nước ta.
 
Top Bottom