Giúp văn này

P

pham_khanh_1995

Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam là danh nhân văn hoá thế giới. Truyện Kiều là một kiệt tác của thiên tài Nguyễn Du. Đoạn trích Cảnh Ngày Xuân là một trong những đoạn trích hay của truyện kiều, được trích ở phần một gặp gỡ và đính ước. Sau bức chân dung tài sắc của chị em Thuý Kiều là bức hoạ về cảnh sắc mùa xuân trong tiết thanh minh và cảnh du xuân của trai tài gái sắc. Đoạn thơ Cảnh Ngày Xuân có 18 câu từ câu 39 đến 56 của Truyện Kiều tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh và tả tình của Nguyễn Du.

Mở đầu bài thơ tác giả miêu tả bức tranh mùa xuân :

Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa


Một không gian nghệ thuật hữu sắc hữu hương hữu tình nên thơ được mở ra. Giưa bầu trời bao la mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như đưa thoi cách nói mùa xuân thân mật biết bao. Hai chữ đưa thoi rất gợi hình gợi cảm vút qua vút lai chao liệng để diễn tả thời gian trôi nhanh mùa xuân đang trôi nhanh. Sau cánh én đưa thoi là ánh xuân “Thiều Quang” của mùa xuân chín chục đã ngoài sáu mươi. Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân của thi sỹ thật thú vị mùa xuân đã bước sang tháng ba ánh sáng của mùa xuân hồng ấm áp. Rồi còn cả sắc xanh mơn mởn ngọt ngào của cỏ nỏn trải dài trải rộng như thảm “đến tận trân trời”. Còn sắc trắng tinh khôi thanh khiết của hoa lê. Chỉ bằng vài nét thôi cộng với sự pha trộn màu sắc tài tình cảnh mùa xuân hiện ra thật đẹp nó có sự mới mẻ và sức sống đang trỗi dậy của màu xanh của cỏ non có sự tinh khôi tươi đẹp của những bông hoa lê trắng và bức tranh thật sống động bởi động từ điểm
 
D

diamond_jelly95

Bức tranh ngay xuân qua bài cảnh ngày xuân (lập dàn ý)
1,Mbài:
-Giới thiệu vị trí của đoạn trích
-Khái quát thành công lớn nhất của đoạn trích
2,Tbài:
2.a:khái quát chung (khái quát cảm xúc, diễn giải yêu cầu của đề)
2.b: (lần lượt phân tích theo bố cục của đoạn trích)
-4 câu đầu: cảnh thiên nhiên mùa xuân
-4 câu tiếp theo: cảnh lễ hội
-4 câu cuối: cảnh ra về
2.c: Đánh giá chung (thành công + đóng góp)
3,Kbài: Dấu ấn của tác phẩm trong lòng người đọc
 
B

bengoc5

dàn ý là sở trường của mình còn bài văn mới là cả vấn đề ^^

I. MB :
- ND nhà thơ đại tài,danh nhân văn hóa thế giới. Người đã để lại kho tàng “Truyện Kiều” đặc sắc.
- Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” vẽ lại cảnh thiên nhiên đẹp vào một ngày đầu xuân khi Kiều cùng hai em di du xuân.
II. TB :
1. Bức tranh tả cảnh điêu luyện:
-Biện pháp ẩn dụ“con én...thoi” gợi một không gian đẹp,trong trẻo với hình ảnh tùng dàn én chao nghiêng.
-Cách đếm thời gian“thiều...sáu mươi”.
-Hình ảnh thảm “cỏ non”chạy dài xanh mượt tạo nền cho bức tranh.
-Nhà thơ lấy ý từ câu “phương thảo liên thiên bích,lê chi sổ điểm hoa” nhưng lại sáng tạo thêm mang dấu ấn riêng của mùa xuân VN.
-Từ“tận”làm ta cảm thấy màu xanh trải dài ngút mắt.
-Ông điểm xuyết vào trong bức tranh một vài bông hoa trắng làm cảnh vật có hồn,sinh động.
2. Cảnh lễ hội đông vui nào nhiêt :
-“Tiết thanh minh”là dịp mà mọi người vừa đi dự lễ hội vừa ngắm cảnh.
-Những từ láy“nô nức,sắm sửa”gợi tả khung cảnh đông đúc náo nhiệt.
- Lối nóiẩn dụ“nô nức,yến anh” vẽ nên hình ảnh trai thanh gái lịch rủ nhau dự hội.Họ vừa đi vừa nói cười ríu rít như chim yến,chim oanh.
-“Tài tử giai nhân” sóng đôi nhau làm cho khung cảnh lễ hội thêm phần nhộn nhịp.
-Biện pháp ẩn dụ “ngựa xe...như nêm” miêu tả khung cảnh đông đúc vui vẻ,người người chen chúc nhau đi hội.
3. Cảnh tảo mộ u buồn, cảnh ra về :
- Từ “ngổn ngang”gợi tả tâm trạng của con người khi viếng mộ người thân.
-Cảnh buổi chiều dần tàn phù hợp với tâm trạng buồn của con người.
-Từ láy “tà tà ,nao nao”làm cho khung cảnh thêm phần vắng vẻ đượm buồn.
- Cảnh nhẹ nhàng ko nhộn nhịp náo nước như lúc đầu.
III. KB :
-Qua đoạn trích người đọc thán phục nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của ND.
-Ông là nhà hội họa bậc thầy,đã vẽ nên những bức tranh tuyệt tác.
 
Top Bottom