bạn lên google search là có hết cả à! mình tìm đc bài tham khảo sau, bạn đọc rút kinh nghiệm nhé:
Trong cuộc đời của tôi, tôi đã chứng kiến đk biết bao câu chiện zdui bùn, đã trải qua rất nhiều đau đớn,, khổ cực, nhưng cuộc trò chiện giữa ông giáo và Lão Hạc đã làm tôi đau đớn và day dứt mãi. Và tôi chắc, sau khi nghe tôi kể lại, các bạn chắc chắn sẽ có cảm giác gioogns tôi vậy.
Hôm ấy, trời lạnh lẽo âm u, dù là đang khoảng trưa, chứng đau lưng khổ sở của tôi lại tái phát. Tôi quyết định sang nhà ông giáo để hỏi xem cách chữa trị.
Ông giáo là một người có dàng gầy gò và cao. Ông là người có đức, có tài, học rộng hiểu nhiều nên cả làng này ai ai cũng kính phục.
Đén nơi, tôi bỗng thấy LH đang nc vs ông giáo. Lão là một người hàng xóm of me. Lão có dáng gầy gò, đã thế tuổi lại già nên ốm yếu. Nhà lão nghèo, vợ lão đa chết, chỉ để lại cho lão một thèng con zai và ba sào vườn nhỏ. Bởi vì con lão không hỏi cứi đk, phẩn uất, nó đã đi làm cao su rồi, bây giờ chỉ còn laijlaox với con chó vàng – kỹ vật của anh con zai. Lão là một ng hàng xóm tốt bụng, một người cha yêu coan. Hum vừa rùi có một trận lụt xãy ra, hoa màu đã bị tàn phá, mà lão lại bệnh nặng kh làm j đk. Tuy nhiên lão vẫn kh chịu bén mụt sèo nào cả.
Tao đang định buwowscs về thì nghe tiếng lão H thót lên :
- ******** ông giáo ơi! Nó có bik j âu. Mặt lão míu lại, n~ nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra, lão huhu khóc như con nít. Vốn tò mò, tôi quyết định núp sao bụi cây để wan sát.
Ông giáo nói :
- Cụ bán rồi hả?
- Bán rồi! tôi giựt mình, lão H bán chó rồi ư? Không thể như thế đk. Lão coi cậu Vàng như con để của mình cơ mà. Những lúc rãnh rồi, lão thường đem nó ra ao tắm, bắt rận cho nó. Khi ăn ơm, lão cho nó ăn trong một cái bát như nhà giàu, lão ăn j thì cho nó ăn đó. Vậy mà giờ lão phải bán nó sao, lão bán rồi thì lão sẽ trò chiện vs ai, chắc lão sẽ cô đơn lắm!
Ông giáo nói típ :
- Thế nó cho bán ư? Rồi lão H kể rằng nhân lúc cậu Vàng đang ăn, hai thằng Lục vs Xiên đang núp, nhảy ra bắt nó. Lão nói tiếp :
- - cái giống nó cũng khôn ông giáo ạ! Nó cứ nhìn tôi như muốn trách : “A, tôi ăn ở vs lão như thế, mà lão đối vs tôi như thế này à?”. Nghe lão nói xong, tôi lặng người, tôi thấy thương cho lão quá, vì sao số phận nghiệt ngã luôn đến vs những người tốt bugnj thế? TÔi thấy ông giáo vỗ lưng lão , an ủi. Sau đó LH nói :
- Hum nay tôi đến đây, cớ là để nhớ OOG hai việc
- Lão cứ nói đi
- Ông giáo cứ từ từ, tôi nói dài dòng lắm. LH típ tục :
- Đầu tiên, tôi đã già yếu lắm rồi , nếu tôi chết đi, nhiều ng sẽ nhòm ngó đến mảnh vườn, nên tôi muốn nhờ ông giáo đứng tên, ông giáo là ng có hỉu biết, nên sẽ kh ai tơ tưởng đến nữa. ĐIều hai, tôi muốn nhớ ông giáo, sau khi tôi chết đim tôi không muốn làm pheienf đến hàng xóm nên xin ông giáo hãy lấy chút tiền của tôi mà giúp tôi làm đám tang. Sau đó lão rút ra vài đồng bạc rồi đưa cho OOG. OOG nói :
- Lão còn khỏe lắm, chưa chết âu mà lo. Rồi cả hai cứ đùn đẩy. Quá đau long, nước mắt tôi đã chảy từ bao giờ, tôi không còn đủ sức để nghe tiếp đk nữa.
Tôi khệnh khạng bước đi trên con đường làng về nhà. Trời âm u, lạnh buốt, từng cơn gió lướt qua trên kẽ lá, làm vang lên những tiếng xào sạc. Lòng tôi trĩu nặng, hình ảnh của LH đang huhu khóc, vẽ mặt đau khổ của lão cứ ùa về trong tôi. Tại sao ?.. Tại sao XH lai jbaats công đến thế nhỉ? Tại sao những ng nông dân lg thiện chúng tôi lại phải chịu cực khổ thế? Biết bao câu hỏi cứ ùa về trong tôi, chẳng mấy chốc, tôi đã về đến nhà. Tôi quyết định, khi nào thằng con lão về, tôi sẽ giúp đỡ nó để nó bớt khổ.
-----------
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Năm 1943, khi tôi 14 tuổi, làng lâm vào cảnh thiên tai, mất mùa, đói kém xảy ra... Những ngày ảm đảm ấy, tôi thường sang nhà ông Giáo hàng xóm chơi. Bạn già của ông Giáo là lão Hạc. Đó là một lão nông dân nghèo, goá vợ, con trai đã đi làm phu đồn điền cao su. Lão sống kham khổ với một con chó Vàng bầu bạn... Một buổi vô tình được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông Giáo cứ mãi còn ám ảnh trong lòng tôi...
...Hôm ấy là một ngày bão rớt. Cơn bão thật sự đã qua nhưng hậu quả rất nặng nề. Gió lạnh vẫn còn rít qua làng... Tôi co ro trong tấm áo mỏng. Tấm áo dù được mẹ tôi vá rất khéo vẫn không giấu nổi sự chằng khíu. Như lệ thường, tôi chui rào vào vườn nhà ông Giáo rồi hối hả chạy lên thềm. Đến cửa, tôi đứng lại. Ông Giáo đang có khách. Đó là lão Hạc. Tôi vốn không lạ gì với ông lão thuần phác này. Nhưng hôm nay hình như có điều gì khang khác... Tôi nép bên ngoài cửa lắng nghe... Thật ra, nhà nghèo phên nứa trống huơ trống hoác, nhưng vì mải nói chuyện nên họ không thấy tôi... Lão Hạc cười như mếu, nói to với ông Giáo:
"Cậu Vàng đi đời rồi, ông Giáo ạ!... Bán rồi! Họ vừa bắt xong..."
À, thì ra họ đang nói về con chó của lão Hạc! Cái con chó Vàng ấy thì tôi cũng biết. Con chó ấy khá đẹp. Mỗi khi sang lão Hạc chơi tôi thường tắc lưỡi với nó... Đó là con chó mà con trai lão để lại trước khi đi làm đồn điền cao su tận trong Nam. Lão gọi nó là "cậu Vàng", cho nó ăn cơm trong một cái bát, đem nó ra ao tắm, nói chuyện với nó như nói với trẻ con... Tóm lại, lão yêu nó lắm. Sao lão lại bán nó? To6i đưa mắt quan sát chợt giật mình. Đôi mắt lão Hạc ầng ậng nước... Tiếng ông Giáo hỏi nhỏ:
"Thế nó cho bắt à?"
Câu hỏi làm mặt lão Hạc đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... Vừa khóc, lão vừa kể lão đã lừa con chó như thế nào. Lão đã gọi nó về ăn cơm. Nó đang ăn thì hai người mua chó tóm cẳng và trói chặt... Gương mặt lão Hạc đầm đìa nước mắt. Ông Giáo cúi mặt lắng nghe,dáng vẻ rất ngậm ngùi... Sự việc diễn ra trước mắt làm tôi ngạc nhiên. Sau ngạc nhiên thì tôi nghe mắt mình ươn ướt. Thì ra tôi đang khóc theo lão Hạc! Trong tâm trí tôi cho đến tận bây giờ vẫn còn nỗi niềm xúc động khi hình dung lại cái cảnh ông già nghèo khổ, ốm yếu hom hem ngồi khóc vì trót lừa bán chó năm xưa...
... Lão Hạc khóc vơi thì hai người đàn ông trong nhà quay ra nói chuyện đời cho nguôi ngoai nỗi buồn. Trong câu chuyện tiếp theo của họ tôi nghe được hai việc quan trọng. Một là lão Hạc nhờ ông Giáo giữ hộ con trai mảnh vướn. Hai là lão gởi ông Giáo ba mươi đồng (kẻ cả 5 đồng bạc vừa bán chó) để phòng lo hậu sự nếu chẳng may lão chết, con cái ở xa mà để phiền hàng xóm thì chết không nhắm mắt...
...Rồi họ còn nói nhiều chuyện loanh quanh nữa nhưng trí óc non nớt lúc bấy giờ của tôi đã mỏi. Không quan sát chủ khách trong nhà nữa, tôi đưa mắt nhìn ra xa xa. Trong gió bấc, căn nhà xiêu vẹo của lão Hạc như đang rung lên từng đợt. Điều đó và những giọt nước mắt tuôn trào của lão lúc nói chuyện bán chó khiến tôi cảm thấy buồn quá đỗi... Tại sao một ông lão nhân hậu như lão Hạc lại khốn khổ như vậy...? Ngày hôm ấy và cả mấy ngày sau đó nữa tôi không đi đâu chơi cứ quanh quẩn ở nhà lão Hạc, nhà ông Giáo... Dự cảm non nớt của tôi bỗng dậy lên nỗi lo lắng mơ hồ về một điều gì thật khủng khiếp sắp xảy ra...
...Bao nhiêu năm trôi qua, giờ tôi đã là một cụ già. Người ta nói người già hay hồi tưởng. Thật đúng như vậy! Thỉnh thoảng, quá khứ nghèo khó, cơ cực lại hiện lên trong tôi một cách rõ nét qua cảnh tượng lão Hạc ngồi nói chuyện với ông Giáo trong căn nhà tồi tàn giữa một ngày bão rớt... Lão Hạc, ông Giáo... đã không còn và tôi rồi sẽ cũng nằm xuống lòng đất mẹ... Tuy nhiên, khác họ, lòng tôi tràn nag65p niềm vui. Giớ đây, tôi rất tin vào tương lai tươi sáng, hạnh phúc của lớp con cháu tôi hôm nay...