giúp tớ với

V

vuthanhhuy123

N

ngocthinhdan

Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân :
“Ngày xuân con én đưa thoi . Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh rợn chân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Ý câu đầu là ngày xuân qua đi nhanh như chiếc thoi dệt cửi do cái thoi thường làm giống như con chim én . Nhưng cũng có thể hiểu là cảnh ngày xuân chim én bay lượn đầy trời như con thoi đưa ngụ ý tiếc nuối ngày xuân qua nhanh quá. Như thế hai câu đầu vừa nói về thời gian mà còn gợi tả không gian mùa xuân.
Hai câu còn lại là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
“Cỏ non xanh rợn chân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Bát ngát trải rộng đến tận chân trời là thảm cỏ non tơ xanh rợn. Đó chính là gam màu nền của bức tranh ngày xuân tươi đẹp. Trên nền thảm cỏ xanh ấy điểm thêm vài bông lê trắng. Màu sắc của bức tranh thật hài hòa. Tất cả cho thấy ngày xuân ở đây thật mới mẻ, thanh tân, dạt dào sức sống trong một không khí trong lành, thanh thoát. Từ “điểm” dùng ở đây làm cho bức tranh thêm sinh động, có hồn.
.......................................
Mùa xuân, mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa của thiên nhiên thắm tươi, hoa cỏ đua nhau khoe sắc. Mùa xuân cũng là mùa vui chơi du ngoạn của ngon người, bới biết bao lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc. Bằng vẻ đẹp thiên phú của mình, lại được thể hiện dưới ngòi bút tài hoa của đại thi hào Nguyễn Du - một thiên tài văn học với khả năng văn học tuyệt vời, mùa xuân trong tiết thanh minh đã được khắc họa với vẻ đẹp tuyệt sắc. Đó là mùa xuân trong được thể iện trong bốn câu đầu của đoạn trích “cảnh ngày xuân” , trích “truyện Kiều” của Nguyễn Du.
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
Chỉ với bốn câu thơ, mùa xuân đã được Nguyễn Du mở ra một cách độc đáo về cả không gian và thời gian. Thời gian của mùa xuân trôi qua thật nhanh, thật gợi cảm vì được miêu tả qua một bầu trời với những cánh én bay qua bay lại như “đưa thoi”.
“Mùa xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đá ngòai sáu mươi”
Chim én là tín hiệu của mùa xuân. Mỗi khi xuất hiện những cánh chim én bay về, chao liệng trên bầu trời là ta lại cảm nhận được một cảm giác hân hoan, vui mừng vì mùa xuân sắp về, một mùa xuân đẹp đẽ, vui tươi với biết bao điều thú vị, bổ ích. Nhưng hình ảnh ẩn dụ “đưa thoi” không chỉ nói về cánh én mùa xuân đang chao liệng trên bầu trời trong xanh mà còn ngầm ý thời gian mủa xuân trôi thật nhanh. Đây là một hình ảnh vừa thí vị, vừa lãng mạn lại có chất gợi hình, gợi cảm. Và quả thật, thời gian của mùa xuân trôi thật nhanh. Chỉ thấm thoắt, “thiều quang” của mùa xuân đã bước vào độ “chín chục đã ngòai sáu mươi”. Đây cũng là một cách miêu tả độc dáo của Nguyễn Du” vừa tả cảnh, vừa tả thời gian. Ánh sáng đẹp đẽ của mùa xuân đã được hơn sáu mươi ngày, mùa xuân đã bước vào tháng thứ ba - tháng cuối cùng của mùa xuân. Vẻ đẹp của mùa xuân đương chín, đã thể hiện ra một cách rõ ràng, thanh thóat, nhẹ nhàng, gợi cảm, gợi cho ta một cảm giác mơn man, dễ chịu, thích thú. Chỉ bằng hai câu thơ tả thời gian, Nguyễn du đã gợi cho ta hình ảnh về một mùa xuân tươi đẹp, với cây cối xanh non mơn mởn, không gian rộng, đẹp. Và quả thật, với những câu thơ tiếp theo, Nguyễn du đã khắc họa một cách tài tình về một bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp đẽ, quyết rũ:
“Cỏ non xanh tận chân trời”
Tuy mùa xuân đã bước sang tháng thứ ba, nhưng mùa xuân chưa hề già cỗi, khô khan mà vẫn rất trẻ trung, tràn đầy sức sống với những thảm “cỏ non xanh” rộng rãi, mênh mông đến “tận chân trời”. Chỉ mới một thảm cỏ mà không gian mùa xuân như được mở ra cả về chiều rộng lẫn chiều cao: một không gian rộng lớn với màu chủ đạo là màu xanh – xanh của bầu trời và xamh của thảm cỏ. Hai màu xanh đều rất êm dịu, hòa trộn vào nhau một cách nhẹ nhàng mà vẫn giữ được độ thuần khiết của mình. Không gian mùa xuân mang một màu sắc hài hòa, nhẹ nhàng, dịu mát gợi cho ta một cảm giác khoan khóai dễ chịu trong khí xuân ấm áp và ánh ắng hồng tươi của “thiều quang” mùa xuân. Nhưng không chỉ vậy, bức tranh thiên nhiên mà Nguyễn Du đã vẽ ra không chỉ có màu sắc hài hòa, dịu mát mà còn có sự chấm phá độc đáo, đặc sắc. Đó là sắc “trắng” tinh khôi, thanh khiết của những bông hoa lê mới nở lác đác, chỉ mới hé lộ, khoe sắc khoe hương cùng vạn vật:
“Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Câu thơ mang một nét rất riêng so với các câu thơ trước. Đó là sự chấm phá, một hình ảnh nhỏ bé mà nổi bật bật của “một vài bông hoa” lê trong khung cảnh hài hòa của mùa xuân. Từ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại. Ta có thể thấy vần thơ cổ Trung Hoa: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa” đã được tác giả vận dụng một cách sáng tạo. Hai chữ “trắng điểm” là nhãn tự, cách chấm phá điểm xuýêt của thi pháp cổ, gợi vẻ thanh thóat của bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống chỉ với hoa và cỏ. Bút pháp nghệ thuật phối sắc tài tình đó của Nguyễn du đã vẽ nên một bức tranh hoa lệ bằng sự gợi tả, chọn lọc những chi tiết đặc sắc nhất để tạo nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, hài hòa, tinh khôi, thuần khiết, vừa sinh động mà lại không ồn ào, dồn dập.
Mùa xuân của Nguyễn du đã vẽ nên là một bức tranh xuân ít màu mà sống động. Tòan cảnh của bức tranh là một màu xanh lan rộng trong tma hồn con người: trời xanh, cỏ xanh, và nổi bật lên trong màu xanh đso là màu trắng thanh khiết của “một vài bông hoa” lê. Đây là một bức tranh như cứ linh hồn, đi vào lòng người một cách tự nhiên, thanh thoát, nhẹ nhàng, quyến rũ.
Mỗi năm trong đời, chúng ta đều được cảm nhận mùa xuân, đều vui thú trước vẻ đẹp, sự nhộn nhịp vui tươi của mùa xuân. Và nhưng mùa xuân như Nguyễn Du đã tả lại cũng không hẳn là hiếm có, có khi cũng rất bình thường. Nhưng mùa xuân mà Nguyễn Du đã vẽ ra, cũng mùa xuân đó, chỉ với ba màu - xanh cỏ, xanh trời, trắng - mà mùa xuân Nguyễn Du đã gợi ra lại đẹp biết bao. Thế mới thấy, Nguyễn Du không chỉ vẽ lại bức tranh mùa xuân, mà Nguyễn Du còn gợi cho ta, giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp thanh thoát, thuần khiết, nhje nhàng, dịu dàng, gợi cảm, quyến rũ của mùa xuân. chỉ với bốn câu thơ, nhưng giờ đây, chúng ta đã thấy được cái tài của Nguyễn Du, cái hay, cái đẹp trong thơ Nguyễn Du, và cảm nhận được vẻ đẹp tinh tế, gợi cảm của mùa xuân.

--------------------------------------------------------------------------------
 
Top Bottom