giúp tớ với

B

bachdung93

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1 : Trong" thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS, 1/12/2003" Tổng thư kí liên hợp quốc Cô-phi an-nan kêu gọi mọi người " hãy sát cánh cùng tôi , bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn " suy nghĩ của bạn về vấn đề trên .

Đề 2 : phân tích tác phẩm " tuyên ngôn độc lập "
 
Last edited by a moderator:
T

thuha_148


* Hoàn cảnh sáng tác.


- Ngày 19/08/1945 chính quyền ở thủ đô Hà Nội đã thuộc về tay nhân dân.
- Ngày 23/08/1945 trước 15 vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại thoái vị.
- Ngày 26/08/1945 HCM từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 hàng Ngang, Người soạn thảo bản “Tuyên ngôn độc lập”.
- Ngày 02/09/1945 tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, Người thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đọc bản “ Tuyên ngôn độc lập” trước hàng chục vạn đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, mở ra một kỉ nguyên mới– kỉ nguyên độc lập tự do.
II. Bố cục, chủ đề, đối tượng, mục đích hướng tới của “ Tuyên ngôn độc lập”.
1. Bố cục.

Tác phẩn chia làm 3 phần:
- P1: Từ đầu đến “ …không ai chối cái được” - Cơ sở pháp lí và chính nghĩa của “Tuyên ngôn độc lập”.
- P2: Từ “Thế mà . . . dân tộc đó phải được độc lập”– Bản cáo trạng tội ác của TDP và quá trình đấu tranh giàng độc lập của dân tộc ta.
- P3: Còn lại– Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên bố với thế giới về quyền tự do, độc lập.
2. Chủ đề.

Là lời tuyên bố về quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trước quốc dân đồng bào và toàn nhân loại, thể hiện ý chí quyết tâm của toàn dân tộc bảo vệ, giữ gìn nền độc lập tự do ấy.
3. Đối tượng, mục đích hướng tới của bản “ Tuyên ngôn độc lập”.

* Tình hình nước ta vào thời điểm mùa thu năm 1945:
- Ở miền Nam, TDP được sự giúp đỡ của quân đội Anh đang tiến vào Đông Dương.
- Ở miền Bắc, bọn Tàu – Tưởng, tay sai của ĐQM cũng đang ngấp nghé ngoài biên giới.

* HCM biết rõ hơn ai hết: Do mâu thuẫn giữa Anh, Pháp, Mĩ với Liên Xô; Anh, Mĩ có nhiều khả năng sẽ nhân nhượng với TDP, cho TDP trở lại Đông Dương. Để chuẩn bị cho cuộc xâm lược này, Pháp đã tung ra luận điệu “Đông Dương vốn là thuộc địa của Pháp, Pháp đã có công lao khai hoá đất nước này. Bởi thế khi Nhật đã bị Đồng Minh đánh bại, việc Pháp trở lại Đông Dương là lẽ tất nhiên.

=> Như vây, đối tượng mà bản “TNĐL” hướng tới không chỉ là đồng bào cả nước mà còn là nhân dân thế giới– trước hết là bọn đế quốc, thực dân Mĩ, Anh, Pháp. Cần thấy bản tuyên ngôn không chỉ khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, mà còn bao hàm cuộc tranh luận ngầm nhằm vạch trần luận điệu xảo quyệt của kẻ địch trước dư luận quốc tế.
.
-* Cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản “Tuyên ngôn độc lập”.

- Mở đầu bản tuyên ngôn, Bác khẳng định luận đề: quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền được sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được.
Bác đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng trong 2 bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp.
Vậy Bác đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính lời lẽ của tổ tiên người Mĩ, người Pháp đã ghi trong 2 bản “Tuyên ngôn độc lập” (1776) và “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” (1791), từng làm vẻ vang cho truyền thống tư tưởng và văn hoá của những dân tộc ấy.

- Việc trích dẫn ấy có ý nghĩa sâu sắc:
+ Những câu trích dẫn thực chất là những chân lí bất hủ của mọi dân tộc, chứ không phải là của hai dân tộc Mĩ và Pháp.
+ Hơn nữa, trong tranh luận, để bác bỏ luận điệu của đối phương còn gì đích đáng hơn là dùng chính lời lẽ của chính họ? Đây là cách tranh luận hiệu quả theo lối “ lấy gậy ông đập lưng ông”.
+ Ngoài ra, mở đầu bản tuyên ngôn, Bác nhắc đến hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử nhân loại của hai nước lớn như thế thì cũng có nghĩa là đặt 3 cuộc cách mạng ngang hàng nhau, 3 bản tuyên ngôn ngang hàng nhau, 3 dân tộc ngang hàng nhau và kín đáo hơn, Bác như muốn gợi lại về truyền thống của dân tộc ta.


Bác đã ca ngợi bản “ Tuyên ngôn độc lập” của Mĩ (1776) là lời bất hủ có nghĩa là lời nói hay, đúng, có giá trị mãi mãi.

- Sau khi ca ngợi, Bác đã “suy rộng ra” nhằm nêu cao một lí tưởng về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và tự do của các dân tộc trên thế giới.
Đây là đóng góp đầy ý nghĩa của Hồ Chí Minh đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, là phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa sẽ làm sụp đổ Chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau thế kỉ XX.


=> Bằng lí lẽ đanh thép, lập luận chặt chẽ và những bằng chứng cụ thể, xác thực, Bác đã khẳng định chân lí về quyền tự do, bình đẳng của dân tộc ta.
** Bản cáo trạng tội ác của TDP và quá trình đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta.
a. Bản cáo trạng tội ác của TDP.

Bác đã vạch trần những hành động “trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa” của chúng trong 80 năm thống trị nước ta.

* Về chính trị, chúng gây ra các tội ác: Tước đoạt tự do dân chủ, thi hành những luật pháp dã man, chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta, thi hành ràng buộc dư luận-chính sách ngu dân, đầu độc bằng thuốc phiện-rượu cồn.

=> Đó là những bằng chứng rất cụ thể, chính xác được viết dưới những câu văn ngắn gọn, đanh thép, hùng hồn, kết hợp với những điệp từ, biện pháp so sánh, mỉa mai: “ Lập nhà tù nhiều hơn trường học”. Cách dùng hình ảnh có tác dụng làm tăng thêm tội ác của TDP: “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu”.

* Về kinh tế, chúng gây ra các tội ác: bóc lột-tước đoạt, độc quyền in giấy bạc xuất nhập cảng, sưu thuế nặng nề- cuộc sống nhân dân bần cùng, đè nén các nhà tư sản-bóc lột công nhân ta, gây ra thảm hoạ hơn 2 triệu đồng bào miền Bắc bị chết đói.
TDP muốn kể công bảo hộ Đông Dương ư? Thì bản tuyên ngôn đã chỉ rõ không phải là công mà là tội vì trong vòng 5 năm (1940-1945) chúng đã hèn hạ và nhục nhã “bán nước ta hai lần cho Nhật”.



* Thẳng tay khủng bố Việt Minh, khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.

=> Bằng những lí lẽ đanh thép, chặt chẽ, Bác đã vạch trần tội ác của TDP, khiến chúng không thể chối cãi được.
b. Quá trình đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta.

- Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải là thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật đầu hàng Đồng Minh.

Đây là luận điểm quan trọng bác bỏ lời tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp và Pháp có quyền trở lại Đông Dương. Luận điểm này sẽ dẫn tới lời tuyên bố tiếp theo của bản tuyên ngôn.
- Chế độ TDP trên đất nước ta vĩnh viễn bị chấm dứt và xoá bỏ. Điệp khúc “Sự thật” được lặp lại, nối tiếp nhau làm tăng thêm âm hưởng hùng biện của bản tuyên ngôn.

* Lời tuyên bố với thế giới.
- Hưởng độc lập tự do không phải chỉ là quyền phải có, một tư cách cần có mà đó là một hiện thực “Nước Việt Nam . . . Độc lập”.
- Quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy “Toàn thể . . . Độc lập ấy”.
KB
Một lối viết ngắn gọn, nghệ thuật lập luận chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn, cụ thể, chính xác, bản “Tuyên ngôn độc lập” được coi là một trong ba tảng đá lớn nhất của nền văn học nước nhà về xác định chủ quyền độc lập. Bản tuyên ngôn là sự nối tiếp tuyền thống hào hùng của dân tộc, góp phần làm giàu đẹp lịch sử và nền văn hoá dân tộc, tô thắm tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập, tự do của dân tộc ta.

 
Top Bottom