giúp tại hạ câu cuối bài TÂY TIẾN các cao thủ ui!!

A

amaranth

Sao mà bức xúc?
Câu này có nhiều cách hiểu lắm, ví dụ như
- Người lính bỏ mạng chiến trường, dù muốn về cũng không về được
- Người lính dù trở về nhưng không bao giờ nguôi ngoai nỗi nhớ về những địa danh, những tháng ngày chiến đấu (điển hình là Quang Dũng, nhớ chơi vơi, nhớ vỡ ra thành thơ)
- Người lính kiên quyết không về, giống như "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia" của Nguyễn Đình Chiểu
- Người lính đã coi chiến trường của cuộc "Tây tiến" như quê hương của mình, "về", về quê hương, chính là về rừng núi Tây Bắc, chứ còn về đâu nữa

Nhất thời chỉ nghĩ ra bấy nhiêu thôi…
 
H

huongmotor

Câu thơ cuối trong bài Tây Tiến là một câu thơ ám ảnh!
Là một vần thơ về kết cục của số phận ngừoi lính !
Những ngừoi lính dã bỏ mạng nơi chiến trường- nơi đất khách!
Sầm nứa- địa danh bên đất Lào- thế nhưng lạ là chốn vê nơi gửi thân của họ-
Không về- bao hàm hai nghĩa- là tinh thần tự nguyện và cả nỗi ngậm ngùi-bởi có muốn về cũng ko dc nữa rồi
Câu thơ vừa mang tinh thần hào sảng- vừa mang tính bi ai- khúc ca bi tráng!
Kết hợp hài hòa hai nét ấy cũng là giọng điệu chung của cả bài thơ!
 
D

dohathu

tui lại nghĩ cái câu này là sư khẳng định tình cảm ,nỗi nhớ .....của những người chiến sĩ Tây Tiến 1 thời gắn bó với Tây Tiến ...đơn giản thế thui .
 
V

vikieutrang

theo em thi nhu the nay
trong bai tay tien co cau hon ve sam nua chang ve suoi
co nghia la`
luc nay` la tam trang cua nha` tho
yeu canh vat hung vi nhung rat doi tho mong nen tho cua ve dep noi tay tien nay`
ta co the hieu nhu la hon tho cua tac gia dang bay dang phang phat tren dat tay bac va lan xuong ca vung dat cua lao`
nnneu hieu la xac cua nguoi linh tay tien da chet o dia danh sam nua' cua lao thí ko phai
boi vi ta phai nho rang doi quan tay tien la doi quan tran giu bien gioi viet lao` chu ko phai sang nuoc lao` the cho nen noi nguoi linh tay tien bo xac o sam nua' la sai
da ai bit ho sang nuoc lao luc nao`
nen chi co the hieu la
hon tho cua tac gia dang bay bay toi ca nhung dia danh cua nuoc lao nhu sam nua' ma` thui
 
H

huongmotor

1. Lần sau bạn nên dùng phông TV- có dấu để anh em nhìn vào dễ đọc hơn
2.Nếu hiểu đây ám chỉ hồn tác giả đang bay bay trên đất Việt rồi sang Lào- thì ( xin lỗi) cách hiểu này quá thiển cận
Nếu đọc trong TP bạn có thể thấy những câu:
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Sự trở về ở đây không dưới một lần- là sự trở về tinh thần!
những địa danh ở đây đựoc dùng như một biểu tựong- cho hành quân và chinh chiến của binh đaòn Tây Tiến- binh đoàn tham gia chiến đấu nơi biên giới V-l
Vậy nên câu kết trong bài( như trên đã nói) là sự trở về trong dạng thức tinh thần- linh hồn- cho thấy sự gắn bó với nước bạn Lào và cả niềm bi ai trong đó!
 
P

phanminhthien

Câu này như các bạn đã nói ở trên nhưng còn chú ý thêm cách sử dụng hai từ : "Hồn về ".
Hai từ "hồn về" là một trong những cách miêu tả cái chết một cách nhẹ nhàng để hạ gam , bình thường hóa cái chết .Tây tiến nói về chiến tranh mà không có một chữ đánh , ba lần miêu tả cái chết mà QD nói một cách giản dị :"bỏ quên đời", "về đất" , "hồn về" cái chết của những người lính này thật thoải mái nhẹ nhàng -nhẹ tựa lông hồng ...
 
J

juniper

phửa phửa, chí chửa!!:D
thế cho tại hạ hỏi thêm 1 câu nha, các cao thủ thấy câu " trôi dòng nc lũ hoa đong đưa" bình sao cho phải lẽ đây? Người ta hoa đất, liệu có phải QD đứng trên 1 tầm cao nơi "súng ngửi trời" mà thấy những người lái đò uyển chuyển như " hoa đong đưa"?
Thế nhưng đang nc lũ mà, đong đưa uốn éo thì nc lũ dìm cho tơi phở ah?:-S
 
P

phanminhthien

juniper said:
phửa phửa, chí chửa!!:D
thế cho tại hạ hỏi thêm 1 câu nha, các cao thủ thấy câu " trôi dòng nc lũ hoa đong đưa" bình sao cho phải lẽ đây? Người ta hoa đất, liệu có phải QD đứng trên 1 tầm cao nơi "súng ngửi trời" mà thấy những người lái đò uyển chuyển như " hoa đong đưa"?
Thế nhưng đang nc lũ mà, đong đưa uốn éo thì nc lũ dìm cho tơi phở ah?:-S
Ha ha ha ... em vừa hỏi về mọt câu thơ được gọi là " tuyệt bút " của Quang dũng đấy ... Smee mà bình hai câu này thì chắc cả trang giấy ^_^ hic để từ từ viết vậy

À nói một ít về cái câu hỏi "đang lũ mà " của em trước :
có thể từ nghiệm ra nè chính trong nước lũ mà nguòi con gái nơi đây vẫn khéo léo lướt trên sóng dữ và tư thê chèo một cách uyễn chuyển và bình thản như là một điệu múa dễ thương như hoa lá đong đưa ...^_^
 
J

juniper

thế chắc giống bài NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ quá nhẻ smee nhẻ?
tay lái ra hoa mà!
Công nhận là mấy cô đó bản lĩnh ghê!! -> K3
 
H

hahoangnam

Câu thơ này theo tôi hiểu thì : đầy là lời thề quyết bảo vệ tổ quốc của các chiến sỹ Tây Tiên cho dù có là hy sinh (điều này làm tôi nghĩ đến hình ảnh người ra đi trong "Tống biệt hành" của Thâm Tâm, và tất nhiên cũng sẽ nghĩ tới hình ảnh kiếm khách Kinh Kha hành thích Tần Vương. Hy vọng rằng tôi không nói sai gì :) ~:> **==
 
P

phanminhthien

ko đâu câu này ko dính dáng gì dên người lính mà nói về con người chốn núi rừng khắc nghiệt này ... Một nét chấm phá tô điểm thêm cho "bưc tranh " tây tiến
 
C

cathai

CatHai thì nghĩ: Muốn hiểu câu thơ này phải đặt trong chỉnh thể của bài thơ. Việc xé lẻ câu thơ ra khỏi bài dễ gây ra cách hiểu "đi quá xa" ý tưởng thơ đấy! Vì vậy, cần phải đặt ra câu hỏi:
- Hồn ai về Sầm Nứa? Người còn sống hay cả người đã chết? (CatHai cho rằng cả 2 vì người chết dĩ nhiên là hồn ở đấy rồi, còn người sống thì còn đấy trong hiện tại nhưng sống bằng kí ức, lòng vấn vương kỉ niệm không thể nào nguôi ngoai về những tháng ngày "gian khổ mà lãng mạn", cái lãng mạn được đánh đổi bằng tuổi trẻ, hi sinh và máu xương của mình)
- Chẳng về xuôi: là cách nói "tự buộc mình" với quá khứ, với kỉ niệm, với trách nhiệm, với tình nghĩa mà thôi! Bởi vì, còn sống vừa là một may mắn, 1 ân huệ vừa là cái "ngậm ngùi tiếc xót, bâng khuâng, day dứt....
=> Cả câu thơ tựa 1 lời thề thủy chung son sắt với đồng đội, với chính nhân vật trữ tình, với lịch sử, sâu xa hơn là với cả đạo lí ở đời! Làm sao người ta có thể sống bạc tình bạc nghĩa ngay cả với người đã chết?
Hiểu như vậy sẽ phù hợp với cảm hứng chủ đạo và chiều sâu ý tưởng của bài thơ hơn!
 
H

hanhle

Quang dũng là người đã dám nói về những cái khó khăn mà người lính phải gánh chịu
"Tây Tiến "là tác phẩm nói về hiện thực xen kẽ sự lãng mạn . Đó chíng là cái hay của bài thơ
 
S

s2nh1mqs2

hì, nhớ ra rùi nè, theo như thầy Hồi-thầy tớ-cố vấn đường lên đinh olympia--->rất đáng tin cậy thì câu cuối nó là thế này: QD muốn nói thân mình giờ đây đã về xuôi nhưng hồn mình,lòng mình vẫn ko nguôi hướng về nơi xa nhất mà đoàn quân Tây Tiến đã đặt chân tới, vẫn hướng về vùng đất đầy hi sinh gian khổ nhưng đẹp đẽ đến say lòng người.Người ở miền xuôi nhưng lòng vẫn ngược về miền đất mà đã giữ lại phần đẹp nhất của cuộc đời mình
 
Top Bottom