giup minh vs

P

phuongthuy816

nhớ thanks nha pan

Biểu cảm về nụ cười của mẹ:
Bài 1:
Mẹ! Tiếng gọi đầu tiên lúc rời nôi khi còn thơ bé. Mẹ là con đò rẽ nước, xuôi ngược dòng đời, chở gánh nặng qua bao ghềnh thác. Dẫu biết con là gánh nặng của đời mẹ nhưng sao môi kia không ngừng nở nụ cười? Nụ cười ấy đối với tôi là một món quà vô giá, đã tiếp cho tôi thêm niềm tin, sức mạnh và nghị lực để vươn lên trong cuộc sống.

Từ thuở còn thơ, tôi đã có cái may mắn được nhìn thấy nụ cười của mẹ: một nụ cười tràn đầy tình cảm. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trên đời. Thật bất hạnh thay cho bao người không được ngắm nụ cười của mẹ. Đau đớn thay cho những kẻ lại vùi dập, hắt hủi nụ cười ấy. Có ai đó bảo rằng: “Nụ cười làm con người ta được gần nhau hơn”. Vâng, chính nụ cười ấy đã giúp tôi thấu hiểu hết tình thương con vô bờ bến của mẹ, một tình cảm mà không gì có thể mua được. Và nụ cười ấy là cả một vũ trụ bao la mà tôi không khám phá hết được. Nhưng tôi biết nó là sức mạnh dìu tôi đứng dậy mỗi khi vấp ngã, là niềm tin, là lẽ sống của đời tôi.

Nhưng đâu phải lúc nào nụ cười của mẹ cũng giống nhau. Mỗi khi tôi ngoan, mẹ cười, một nụ cười yêu thương, vui vẻ. Nó làm tôi thấy rằng mình đã làm cái gì đó lớn lao cho mẹ. Rồi nụ cười của mẹ động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao. Nụ cười ấy làm cho niềm vui nhân lên gấp bội, làm cho tôi thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao khi có mẹ trên đời. Đôi lúc tôi có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười an ủi, vỗ về. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng, sưởi ấm con tim non trẻ đang lo lắng, thổn thức...

Có gì đẹp trên đời hơn thế, khi biết rằng mẹ đang ở bên tôi. Nụ cười mẹ sưởi ấm lòng tôi, đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh. Nhưng cũng có lúc vắng nụ cười của mẹ! Và khi ấy, tôi càng nhận ra nụ cười mẹ là một “gia tài” lớn đối với tôi...
Bài 2:
"Mẹ là đọt mía ngọt ngào, mẹ là nải chuối, buồng cau, mẹ là tiếng dế thâu đêm, là ánh trăng soi đường cho con khi con lạc lối. Thật tự hào trên đời này ta có mẹ".Và thật vui sướng biết bao khi tôi luôn nhìn thấy nụ cười của mẹ nở trên môi.
Đâu phải lúc nào mẹ cũng cười. Nhưng tôi vẫn nhớ như in lời ba nói :' Lúc con sinh ra mẹ đã cười rất tươi...". Tôi biết khi đó mẹ mệt mỏi như thế nào nhưng vẫn cố nở một nụ cười vì mẹ đã sinh ra một sinh linh bé bỏng hay bởi mẹ vui sướng chăng. Tôi cũng không biết nữa nhưng chắc chắn rằng nụ cười đó là nụ cười hạnh phúc của mẹ. Rồi ai cũng gặp khó khăn: Khi tập lẫy, tôi cảm thấy lật được người lên là rất khó, mẹ cười, cho dù lúc đó tôi chưa cảm nhận được gì mẹ vẫn khích lệ:"Cố lên con, mẹ tin con sẽ làm được". Hay là lúc biết bò, biết đi, mẹ đặt tôi xuống đất nắm lấy tay tôi dẫn tôi đi những bước đi đầu đời, tôi ngẩng lên nhìn mẹ vui sướng như muốn nói: " Con đi được rồi mẹ ơi". Mẹ nở 1 nụ cười mãn nguyện như chúc tôi thành công. Tôi biết nói, câu đầu tiên mà tôi gọi là :" Mẹ". Mẹ cười, chao ôi
Nụ cười ấy thật đẹp và quan trọng đối với tôi biết nhường nào.
Vậy là sự trưởng thành của tôi theo sau là nụ cười mẹ như những ngày nào tôi vào lớp 1. Ngày khai trường đã đến, mẹ đưa tôi đến rất sớm để làm quen với trường lớp. Ân tượng đầu tiên của tôi là trường mới đẹp làm sao! Lớp 1A hiện dần trong mắt tôi 1 cách quen thuộc biết chừng nào....Đang miên man nghĩ, tiếng trống trường như đánh thức tôi. Nỗi sợ hãi, lo lắng bao trùm lên tâm trí tôi, mẹ cười "Kìa con vào lớp đi, cứ đi đi mẹ sẽ luôn ở bên con". Và mẹ thật tuyệt trong mắt tôi.
Những khi bị điểm kém, những lần nói dối mẹ, trốn đi chơi, mẹ đã khóc có lẽ mẹ thất vọng về tôi nhiều lắm. Nhưng mẹ lại cười để an ủi, khích lệ vì mẹ biết tôi cũng rất buồn:" Đừng lo con chỉ cần con cố gắng thôi " . Nụ cười ấy như làm tôi thêm quyết tâm, cố gắng: " Mẹ ơi con sẽ cố gắng nữa để nụ cười của mẹ luôn đọng mãi trên môi và con hứa con sẽ không làm mẹ buồn nữa đâu vì nụ cười của mẹ luôn bên cạnh con khi con cần phải không mẹ"
Nụ cười của mẹ luôn giúp tôi có thêm nghị lực, che trở cho tôi. Và nụ cười ấy là suối nguồn yêu thương là bến đỗ tâm hồn của cuộc đời con mãi mãi.
đề tiếp theo nk
 
P

phuongthuy816

bài viết tả cây cối ha
Cây tre:
Cây tre đã đi vào văn hoá VN như một hình ảnh bình dị mà đầy sức ống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá... bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Có mặt ở nhiều nước Châu á như ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Philippines, Indonesia từ xa xưa, cây tre cũng gắn bó với người nông dân VN từ nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê VN từ xưa gắn liền với luỹ tre làng - những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược - nhân tai. Không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người nông dân VN: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường...), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ. Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm... nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay. Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi... tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu. Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở. Nhưng xem ra chỉ có ở VN là cây tre và các loại tre vẫn bị bỏ quên. Hiện nay, khoảng hơn 1.000 loài thuộc họ tre đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nước phát triển ngày càng coi trọng cây tre và ưa thích các loại sản phẩm chế biến từ tre. ở các nước Đông á, nơi được coi là quê hương của cây tre, đang có xu hướng quay trở lại sử dụng loại vật liệu có nhiều đặc tính quý báu này trong mọi mặt của đời sống. Một ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ tre đã ra đời và đang phát triển mạnh ở một số nước Châu Á.

Đi đầu trong những nước này là Trung Quốc. Tre và các loại cây thuộc họ tre phát triển chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, những năm gần đây xuất khẩu hơn nửa triệu mét vuông mỗi năm. VN, đất nước mà cây tre, cây trúc mọc từ ngàn đời, những năm gần đây cũng tiêu thụ không ít chiếu trúc, chiếu tre nhập từ Trung Quốc, và xu hướng này vẫn đang tiếp diễn!!! Mỗi hécta trồng tre chất lượng cao đem lại thu nhập 15.000 USD mỗi năm cho người nông dân Trung Quốc. Các tác phẩm mỹ thuật tinh xảo được dệt thủ công từ sợi tre (được chẻ nhỏ và chế biến bằng công nghệ hiện đại) xuất sang thị trường Singapore gần đây thật đáng chú ý. Trái với quan niệm trước đây là cây tre làm đất bạc màu, kết quả nghiên cứu do Viện Nghiên cứu và phát triển sinh thái (trụ sở ở Lugana, Philippines) cho thấy cây tre đã cải tạo thành công ở những vùng đất bị tro núi lửa Pinatubô huỷ hoại. Cây tre có sức sống tuyệt vời ở cả những vùng đất bạc màu, cằn cỗi hay đất bị ô nhiễm. Viên nghiên cứu này cũng khẳng định bộ rễ của cây tre có tác dụng ổn định nhất, chống xói mòn đất, chống xói lở bờ sông, tre mọc ken dày có thể làm giảm cường độ của gió, giảm sự tàn phá của những cơn bão và gió lốc. Người Nhật đã từng trồng thí nghiệm tre trên một vùng đất ở gần Hiroshima -thành phố bị tàn phá bởi bom nguyên tử năm 1945. Cây tre đã đâm chồi trên đất nhiễm phóng xạ ở đây sau khi được trồng vài tháng! Một phương pháp sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc thiên nhiên mới cũng được các nhà khoa học Nhật phát minh gần đây, khi mà trong quá trình nghiên cứu xử lý tre dùng làm đồ nội thất và làm thùng chứa, họ vô tình phát hiện một chất có khả năng chống ôxy hoá mạnh có trong vỏ cây tre. Nếu như cây cà kheo bằng tre được người dân miền biển VN sử dụng từ
Cây phượng:
Thời thơ bé dưới mái trường tiểu học là quãng thời gian hạnh phúc nhất của một đời người. Mỗi khi nhớ về thời thơ ấu, quá khứ lại gợi lên trong tôi nỗi nhớ bạn bè, thầy cô , mái trường tha thiết và một loài cây mà tôi vô cùng yêu quý, trân trọng. Loài cây ấy đẫ quá quen thuộc với tuổi thơ của mỗi người. Một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương: cây “hoa học trò”.
Ngày đầu tiên tới trường, tôi đã ngây ngất trước màu lá xanh non mượt mà ấy. Tôi vô cùng thích thú khi đừng trước một “cây me khổng lồ”. Cái ý nghĩ ngây thơ ngày ấy tôi vẫn giữ mãi trong lòng kể cả bây giờ- khi tôi đã rời xa mái trường tiểu học thân thương.
Ngày chia tay mái trường, từng chiếc lá ve vuốt vương vấn trên mái tóc tôi. Tôi đã khóc, buồn vô cùng vì phải xa bạn bè, thầy cô, cây phượng và mái trường tiểu học- nơi đã lưu giữ những kỉ niệm đệp nhất trong tuổi thơ tôi. Trong giờ phút chia tay đầy cảm động ấy, tôi chợt thất phượng đáng yêu và gần gũi biết nhường nào! Với tôi, phượng vẫn mãi là 1 người bạn gần gũi, tri âm, tri kỉ của tôi, cùng chia sẻ những kỉ niệm vui buồn . Phuợng vẫn mãi sống trong tâm hồn tôi, tâm hồn một con người thơ dại.
Thu về, lá phượng ngả sang màu vàng. Từng đợt, từng đợt lá rụng tạo thành những tấm thảm vàng dưới gốc phượng. Chúng tôi thường nhặt lá rụng chơi nấu bếp hay tung lên đầu nhau thành những chiếc vòng như vương miện. Có những lúc lại tung lên trả lại cho cây nhưng nó chẳng thể trở lại cành, mà rơi xuống đất rồi nó ngây thơ ngước nhìn lên, mỉm cười …Chúng tôi thường lấy quả phượng để chơi trò trận giả hay lấy hạt của nó để chia nhau ăn. Phượng gọi về bao kỉ niệm của tuổi học trò…
Đông đến, HS phải trốn trong lớp áo dày, trông chẳng khác gì những chú gấu bông đáng yêu. Phượng vẫn đùa nghịch với cơn gió mùa đông, vẫn mỉm cười hạnh phúc.Sân trường lạnh lẽo nhưng vẫn ấm áp bởi bước chân học trò. Phượng vẫn cùng chúng tôi đùa vui, cùng chạy nhảy dưới những cơn gió lạnh lẽo. Phượng ngước nhìn bầu trời xám xịt, mong sao đông qua nhanh. Phượng cũng giống như một người bạn, biết quan tâm đến lũ học trò chúng tôi đấy chứ! Những ngày lạnh lẽo cuối cùng trôi đi, nắng vàng trở lại sưởi ấm sắc trời.
Xuân về, sân trường rộn lên một niềm vui. HS trở lại trường sau những ngày ngỉ tết vui vẻ càng làm không khí thêm rộn rã. Chúng tôi trò chuyện say sưa về những ngày đi chơi tết, phượng chăm chú lắng nghe. Nó lại mỉm cười hiền
 
Top Bottom