giúp mình vs.dề khó quá

U

uocmovahoaibao

Dàn bài:

MB: Giới thiệu khái quát về nếp sống văn hóa và ý nghĩa của nó đối với mỗi người, đối vứoi cộng đồng và với xã hội.

TB:
- Giải thích nếp sống văn hóa là gì?
- Đó là vấn đề ko phải của riêng một người nào mà là việc chung của đoàn thể, của cộng đồng.
- Biểu hiện của nếp sống văn hóa là gì?
+ Hành động có ý thức: ko vứt rác bừa bãi, ....
+ Ngôn ngữ, lời nói có văn hóa: trong cách giao tiếp và ứng xử với mọi người.
+ Thể hiện là một gnừoi có học vấn, có giáo dục.
- Ngày nay, nếp sống văn hóa đó có còn tồn tại? Hay chỉ là 1 bộ phận nhỏ lẻ, hiếm hoi trong xã hội còn giữ được điều đó?
- Điều khiến cho nếp sống văn hóa mất dần trong xã hội ?
- Tcá hại của việc mất dần nếp sống văn hóa đó? Đối với mỗi người và đối với xã hội?
- Suy nghĩ của em về việc mất dần nếp sống văn hóa?
- Giải pháp đề xuất là gì?

KB: Khái quát lại vấn đề? Liên hệ bản thân.
 
U

uocmovahoaibao

“Văn hóa đâu cứ phải nói là được .........

Ý thức phải được thể hiện bằng hành động”

(Câu nói vừa được nghe từ một bạn sinh viên sau buổi lễ kỷ niệm lòng biết ơn nhân ngày 20/11)

Từ lời phát biểu trên, có ba câu chuyện sau đây muốn chia sẻ với các bạn:

Câu chuyện số 1:

Mọi người xung quanh khu phố nọ thấy một ông cụ, mỗi buổi sáng đi bộ trong công viên, đều cầm theo một cái xô nhỏ, một cái kẹp. Nếu để ý thấy ông vừa đi vừa nhặt những bơm kim tiêm, hoặc bao cao su vứt bên lối đi. Hỏi tại sao ông lại làm vậy, ông trả lời để mọi người đi tập thể dục buổi sáng sớm không ai dẫm phải những thứ trên....

Câu chuyện số 2:

Có một cô giáo ở trường Phan Chu Trinh bị ngã xe máy, chân đau đi phải chống nạng. Một hôm, vào buổi chiều tan tầm, đang đứng ngơ ngác trên đường tìm xe ôm đi về, có hai bạn sinh viên, một nam, một nữ đi đến hỏi, nhà chị ở đâu để chúng em đưa chị về. Sau đó, hai bạn dìu cô lên xe máy và đưa về tận nhà.

Câu chuyện số 3:

Hai bạn sinh viên đang đi trên cầu thang lên tầng 3 trường Phan Chu Trinh, do đông người quá nên bạn đi trước lùi lại và vô tình dẫm chân vào bạn phía sau, quay người định xin lỗi thì bạn phía sau nói: “Mình xin lỗi cậu nhé!”, bạn phái trước ngạc nhiên lắm, hỏi: “Mình vô ý dẫm vào chân cậu, sao cậu lại xin lỗi mình”. Bạn phía sau mỉm cười trả lời: “Mình xin lỗi vì đã để chân vướng ra ngoài khiến cậu dẫm phải”

Và có thêm ba câu chuyện nữa, để các bạn suy ngẫm:

Câu chuyện số 1:

Tại một buổi lễ kỉ niệm lòng biết ơn nhân ngày 20/11, các bạn sinh viên lên tặng hoa và nói những lời rất đẹp về lòng biết ơn với thầy cô giáo. Buổi lễ kết thúc, tất cả sinh viên ào lên xô nhau ra cửa để lại một bãi chiến trường: Bàn ghế ngổn ngang, rác vỏ bánh kẹo và hạt dưa tràn ngập trên sàn nhà. Những người ở lại xếp ghế, tháo dỡ hệ thống loa đài, phông màn và .... quét rác bao gồm một bác nữ lao công, bốn cô giáo, một thầy giáo cùng một số bạn sinh viên tình nguyện ....”

Câu chuyện số 2:

Dùng camera quay cảnh lớp học lúc 7h20 phút sẽ thấy một số bạn ăn xôi, hoặc bánh mỳ, sau đó vứt luôn rác dưới nền nhà. Một bạn nhai kẹo cao su và nhả luôn dưới chân, bàn ghế trong lớp xộc xệch không ai đứng lên kê lại cho ngay ngắn, bảng còn nguyên chữ của tiết học ngày hôm qua không ai buồn lau, không giẻ lau, không phấn không ai quan tâm xem tiết học đầu tiên của một ngày sẽ bắt đầu như thế nào.

Câu chuyện số 3:

“ ... Chiếc xe bus tấp vào một chạm ven đường, một chị mang thai bước lên và loay hoay tìm chỗ. Gần chị nhất có một chàng trai đang ngồi trên ghế và nhắn tin điện thoại. Chàng trai ngẩng đầu lên nhìn rồi lại cắm cúi nhắn tin. Không còn ghế trống lên người phụ nữ phải đứng, mỗi lúc xe dùng cả thân người chị ngã dúi về phái trước. Lát sau, dường như cảm thấy áy náy, chàng trai mời chị ... vịn vào lưng ghế của mình.

Để trải nghiệm và suy ngẫm về những câu chuyện trên, bạn có thể tự trả lời những câu hỏi dưới đây

Câu hỏi 1: Bạn có muốn một lần đi bộ trên đường và dẫm phải chiếc kim tiêm vứt trên mặt đất không?

Câu hỏi 2: Bạn có bao giờ vứt rác hoặc nhai kẹo cao su sau đó khạc nhổ ra sàn nhà bạn đang ở không?

Câu hỏi 3: Giả sử bạn có bầu hoặc đau chân, bạn có muốn được nhường một chỗ trên xe bus không?

Đánh giá về những hành vi thiếu văn minh như trên có rất nhiều nhận xét như sự ích kỷ, thiếu ý thức, thiếu văn hóa.... Nhưng ......” Nguyên nhân sâu xa của những hành vi ấy chính là sự khiếm khuyết từ bên trong của những nhân cách “Chỉ biết bản thân mình”.

vanminh2.jpg

Không có ý thức cộng đồng, đó là điều không bình thường trong một xã hội văn minh, đừng để những hành vi không bình thường đó trở thành những điều “bình thường” trong xã hội chúng ta.

Hãy thay đổi hành vi từ những điều nhỏ bé nhất và từ ngay chính bản thân mình để chất lượng cuộc sống tốt hơn

“Cuộc sống quá ngắn ngủi cho những điều nhỏ nhen, vụn vặt

Vì vậy, hãy cho thật nhiều, cười thật tươi, yêu thật chân thành và tha thứ thật nhanh”
 
U

uocmovahoaibao

TT - Xây dựng nếp sống văn minh đô thị nên bắt đầu từ đâu? Đã có nhiều ý kiến bàn luận. Tôi xin được góp thêm một cái nhìn từ góc độ một người làm công tác khoa học xã hội.


Phạt nặng là điều bắt buộc phải làm, nhưng như một chuyên gia nói: "Pháp luật là biện pháp cuối cùng vì nó chỉ có hiệu quả khi người dân có một tâm thế tuân thủ luật". Đó là ý thức, lương tâm, tinh thần trách nhiệm. Vậy giáo dục ý thức như thế nào? Chắc chắn không phải bằng tuyên truyền đại trà, từ trên, từ xa ập xuống vì ta đã bỏ nhiều công sức mà không hiệu quả.
Vì sao truyền thông đại trà không hiệu quả? Vì nó cung cấp thông tin hay kiến thức, mà kiến thức hoàn toàn không nhất thiết làm thay đổi thái độ và hành vi.
Biết hút thuốc có hại mà vẫn hút. Biết xả rác là xấu nhưng vẫn làm. Vì sao? Vì ở đây cá nhân là con số vô danh, không bị ai chê cười, cũng không được ai khen thưởng. Đặc điểm của nếp sống đô thị là tính vô danh. Ai muốn làm gì thì làm, không sợ người khác đánh giá phê bình. Điều thiếu vắng ở đây được các nhà xã hội học gọi là nhân tố "kiểm soát xã hội". Đám đông càng lớn, tính vô danh càng cao.
Người ta chỉ dòm trước ngó sau, hành động có ý thức khi biết rằng xung quanh có người biết mình. Là một người già, tôi rất vui mừng khi thấy trong vòng 2 - 3 năm mình được đối xử khác hẳn trên xe buýt. Lúc đầu các nhân viên xe buýt phải la lối, có khi còn nặng lời kêu gọi thanh niên nhường chỗ cho người già. Còn ngày nay thì nhiều bạn trẻ đã tự giác đứng lên nhường chỗ một cách vui vẻ nhanh nhẹn.
Theo tôi, đây là giáo dục cộng đồng, giáo dục bằng hành động rất hiệu quả. Xe buýt là một môi trường, một không gian giáo dục cụ thể, không quá đông người. Người ta tương tác với nhau. Trong một môi trường thu hẹp như vậy, ban đầu nhường chỗ là một cử chỉ bắt buộc, từ từ thành thói quen rồi sau đó thành ý thức tự giác.
Đó là một "vi môi trường". Gia đình, học đường, cơ quan... chính là những "vi môi trường" mà người ta tự giác điều chỉnh hành vi khi môi trường được tổ chức tốt. Môi trường vật chất sạch sẽ, thẩm mỹ. Hoạt động chung nề nếp. Cha mẹ, thầy cô, nhà quản lý là những tấm gương sống . Không cần nhiều lời, cá nhân sẽ tự khép mình vào nếp sống chung để được chấp nhận. Vì thế theo các nhà khoa học, giáo dục trước tiên là tổ chức.
Các nhà khoa học cũng nhắc rằng cá nhân chỉ thay đổi hành vi khi có tương tác mặt giáp mặt với người khác. Ảnh hưởng của người xung quanh càng lớn khi có mối quan hệ thân thiện. Tất cả chúng ta đều sống và làm việc trong những nhóm nhỏ: nhóm tự nhiên (như gia đình, nhóm bạn...), nhóm được thành lập như phòng ban trong cơ quan.
Để giáo dục ý thức cộng đồng cần phải tổ chức những nhóm nhỏ, những "vi môi trường" mà trong đó giáo dục bằng hành động nhiều hơn bằng lời nói. Tuyên truyền đại trà nhằm về số đông, mất công sức mà không hiệu quả. Giáo dục bằng "vi môi trường" và nhóm nhỏ hiệu quả mà phải sử dụng kiến thức và kỹ năng khoa học xã hội.
Singapore đã làm như thế nào? Đó là những năm 1970 họ đã mời các chuyên gia phát triển cộng đồng từ Israel qua để tổ chức từng khu phố, tập huấn cho cán bộ và người dân về cách tổ chức khu phố đô thị và tập huấn về tinh thần cộng đồng. Họ không làm cái ào từ trên xuống, không dùng lời nói suông mà tổ chức và thực hiện từ dưới lên.
 
U

uocmovahoaibao

Bài dự thi giải báo chí đại đoàn kết - 2010

Xây dựng nếp sống văn minh, đời sống Văn hóa - Nội dung quan trọng trong hoạt động của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp
Văn hóa là một thuật ngữ đa nghĩa thường được xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau. Có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Trong bài viết này, văn hóa được hiểu ở khía cạnh là bản chất của mối quan hệ giữa người và người. Văn minh, bản chất của nó là tri thức về tự nhiên phản ảnh khả năng của con người chinh phục thiên nhiên, chủ yếu xử lý mối quan hệ giữa người và thiên nhiên. Văn minh, đôi khi được quan niệm bao gồm cả văn hóa. Hay nói cách khác, văn hóa là cái hồn của văn minh.
Trình độ của văn minh được đánh dấu bằng sự phát triển của của khoa học tự nhiên, được vật hóa thành các công cụ, phương tiện sản xuất có trình độ kỹ thuật ngày càng cao, nói lên những nấc thang của sự phát triển lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lương sản xuất tạo thành nền tảng vật chất của đời sống xã hội, từ đó hình thành đời sống văn hóa-tinh thần của con người.
Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương tuyên truyền, vận động toàn xã hội thực hiện nếp sống văn minh, đời sống văn hóa. Cụ thể nhất là Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
Tiếp theo đó, ngày 16/7/1998, Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã ban hành Nghị quyết “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Mục đích xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh, đời sống văn hóa của nhân dân ta là “làm cho vǎn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vǎn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
Quá trình thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng trong xây dựng nếp sống văn minh, đời sống văn hóa xã hội. Bước đầu đã hình thành những phong tục tập quán mới tiến bộ, lành mạnh. Có nhiều mô hình tốt, cách làm hay xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng địa phương, công sở, đơn vị đạt chuẩn văn minh, văn hóa …
Ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái có sức lan tỏa trong cộng đồng. Hàng năm, qua điều tra, phúc khảo … các địa phương, cơ quan, công sở được công nhận đạt chuẩn văn minh - sạch đẹp; gia đình văn hóa; gương người tốt, việc tốt có tăng hơn trước; nhu cầu chính đáng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân được quan tâm đúng mức; nhiều phong trào thiết thực như: “vì đường phố, khu phố không rác”, “mỗi tuần dành 15 phút vì thành phố văn minh, sạch đẹp”, “Nói không với các hành vi thiếu văn hóa”… được phát động rộng rãi, người dân đồng tình, ửng ứng, tham gia ngày càng đông …
Tuy nhiên, nội dung, tinh thần nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chủ trương, qui định của Nhà nước vẫn chưa thấm nhuần sâu rộng trong xã hội, từng hộ gia đình, từng người dân … Một số hủ tục, mê tín dị đoan, lối sống thực dụng, thiếu tính tôn trọng cộng đồng, tệ nạn xã hội, cách sống phi luật pháp, hành xử thiếu văn hóa … vẫn xảy ra! Nạn tụ tập đua xe ồn ào, náo động chưa giảm; nạn bài bạc, ghi đề phổ biến ở nhiều nơi; băng nhóm thanh toán nhau giữa đường phố, trong quán ăn, tại khu dân cư … tạo nên bất ổn về trật tự, an ninh, an toàn xã hội …
Trong sinh hoạt công cộng, nơi đông người, hội họp trong phòng máy lạnh, có lúc, có nơi vẫn còn người hút thuốc một cách “vô tư”, xem như không phiền lòng ai! Lưu thông trên đường hàng đôi, hàng ba, chạy xe trên lề, vượt đèn đỏ … đôi khi gây tai nạn cho người khác! Trong quan hệ, giao tiếp, ứng xử, khi giải quyết mâu thuẫn, bất đồng, thì bất kể tình ruột thịt, huyết thống, họ hàng, xóm giềng … mặc sức mà mạt sát nhau, thậm chí đả thương nhau! …
Những lời tổ tiên, ông bà ngàn đời truyền dạy như “Một câu nhịn, chín câu lành”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Bà con xa không bằng láng giềng gần”... hầu như có một số người quên lửng …
Có những đám cưới tổ chức rình rang, khách mời lên đến hàng ngàn ồn ào, náo nhiệt; có những đám tang trống kèn in ỏi thâu đêm, suốt sáng, tại quan ở nhà cả tuần lễ, khi động quan, di quan, thân nhân rải giấy vàng mả bay trắng phố, trắng đường; xe tang đi qua nơi nào thì y như rằng dọc đường giấy vàng mả ngổn ngang gò đống… Nghĩ mà thương công nhân vệ sinh còng lưng quét, lượm, hốt, dọn hàng giờ, hàng ngày! Mỗi lần đi trên đường, khi thấy xe đưa tang đi qua, tôi vô cảm với vong linh người đã khuất bởi quá xót xa khi nghĩ đến nỗi vất vã, cực nhọc của công nhân vệ sinh! Thiết nghĩ, người chết không bao giờ muốn làm phiền người sống. Chỉ có người đang sống cần biết mình sẽ làm như thế nào để không phải vướng bận cho người đã chết!
Nghị quyết trung ương 5 nêu rõ: Văn hóa là một nội dung quan trọng trong hoạt động của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, gắn bó chặt chẽ với các nhiệm vụ kinh tế, xã hội. Các giá trị văn hóa ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò tích cực và khả năng tác động mạnh vào các lĩnh vực của đời sống. Với quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn dân, toàn xã hội trong xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh, đời sống văn hóa, thiết nghĩ chúng ta sẽ chung tay làm được. Những nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước phải được tuyên truyền sâu rộng và có biện pháp vận động, cách làm cụ thể ở từng khu dân cư, từng hộ dân, nêu cao vai trò làm chủ, ý thức tự giác của nhân dân trong xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn về nếp sống văn minh, văn hóa.
Các ngành chức năng về văn hoá – xã hội in ấn tài liệu tuyên truyền nhỏ, gọn, đầy đủ ý tứ về thực hiện nếp sống văn minh, đời sống văn hóa; xây dựng và hướng dẫn những nghi thức phù hợp trong việc cưới, việc tang, lễ hội phổ biến rộng rãi đến từng khu dân cư, vận động các hộ gia đình đăng ký thực hiện.
Các chi bộ đảng, hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội; ban điều hành, quản lý khu dân cư, tổ nhân dân, tổ dân phố chủ động tuyên truyền, vận động từng hộ dân nơi cư trú thực hiện nếp sống văn minh, đời sống văn hóa, thu hút, thuyết phục, lôi cuốn mọi người, mọi lực lượng tham gia, nhất định sẽ tạo ra dư luận xã hội mạnh mẽ phê phán những việc làm chưa tốt, khuyến khích, động viên, tôn vinh, tuyên dương những cách làm tốt, những gương khu dân cư, hộ gia đình, người tốt việc tốt trong thực hiện nếp sống văn minh, đời sống văn hóa!
Hành vi văn hoá trong đời sống hằng ngày rất phong phú, sinh động mà lại cụ thể, ai cũng làm được, miễn có tấm lòng, cách sống “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Đó là đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái, tối lửa tắt đèn, chòm xóm, láng giềng có nhau, giúp nhau trong cuộc sống, cùng nhau xây dựng đời sống tốt đẹp, xây dựng, bảo vệ môi sinh, môi trường thân thiện với con người …
Việc thực hiện nếp sống văn minh, đời sống văn hóa nếu được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và càng ngày càng lan tỏa, thực hiện đều khắp trong cộng đồng sẽ hướng xã hội đi vào trật tự, kỷ cương, tiến bộ, văn minh, lấn át những cái xấu, cái ác, cái chưa tốt, hạn chế để đi đến xóa bỏ tệ nạn xã hội, tạo nên đời sống tinh thần tốt đẹp bền vững, tạo sự chuyển biến, đồng thuận từ nhận thức đến hành động, để mỗi một người dân tự giác góp phần xây dựng giá trị đích thực của nếp sống văn minh, đời sống văn hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố Anh hùng - văn minh - hiện đại - nghĩa tình.
 
U

uocmovahoaibao

Văn hoá đời sống thực chất là xây dựng đời sống mới với ba nội dung hợp thành gắn bó: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu nhất. Bởi vì, có dựa trên nền đạo đức mới thì xây dựng được lối sống mới, nếp sống mới và đạo đức mới lại được thể hiện trong lối sống và nếp sống mới.
- Đạo đức mới :
* Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan điểm của con người với nhau và với xã hội.
* Thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức mới như “trung với nước, hiếu với dân”, “ cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, “ yêu thương con người” ...
- Lối sống mới :
* Nói tổng quát , lối sống là toàn bộ hoạt động của con người. Lối sống mới là lối sống có lí tưởng, có đạo đức; kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, tạo nên lối sống văn minh tiên tiến.
* Hoạt động của con người gồm : ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc. Tính văn hoá ở đây là biết cách ăn, cách mặc, cách ở ... không phải cứ ăn đắc tiền, ở sang trọng ... là có văn hoá. Cũng không phải có học vấn cao là ăn, mặc, đi lại... có văn hoá.
* Con người văn hoá trong lối sống là phải có một phong cách sống khiêm tốn, giản dị, chừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, quý thời gian, ít lòng ham muốn về vật chất, về chức quyền, danh lợi. Trong quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí thì cởi mở chân tình, ân cần tế nhị. Giàu lòng thương yêu, quý trọng con người; đối với mình thì nghiêm khắc, đối với người thì khoan dung, độ lượng.
* Cần nhận thức đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp và phải phấn đấu tới điều đó. Nhưng phải đúng thời, đúng hoàn cảnh; cho đa số nhân dân chứ không phải chỉ một thiểu số người.
- Nếp sống mới:
* Nếp sống là mặt bản năng, ổn đinh của lối sống, trở thành thói quen của mỗi người, thành phong tục, tập quán của cả một cộng đồng.
* Nếp sống mới ( nếp sống văn minh ) là xây dựng những thói quen và phong tục tập quán tốt đẹp. Nó được kế thừa từ những nét đẹp truyền thống và phát triển, bổ sung cho thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc.
* Phải bổ sung, xây dựng thuần phong mĩ tục trong các vấn đề vệ sinh, giỗ tết, ma chay, cưới hỏi ... Đồng thời, phải chống các hủ tục như cờ bạc, hút xách ...
* Xây dựng nếp sống mới rất khó khăn, phức tạp. Đây là cả một cuộc chiến đấu khổng lồ.
Tóm lại, văn hoá đời sống có thể biểu hiện ở riêng từng người, có thể chung từng nhà đến cả nước. Nhưng phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình. Nếu làm tốt thì Việt Nam trở nên một nước văn minh. Mà văn minh thì nhất định thắng bạo tàn. Vì vậy, Đảng ta và mỗi cán bộ, đảng viên phải tự vươn lên, xứng đáng là đạo đức, là văn minh.
 
Top Bottom