giúp mình với

H

huynhnhihs

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:confused: các bạn giúp mình nhưng ko cần gấp lắm đâu vì thứ sáu tuần sau mình mới nộp bài:)|
em hãy sưu tầm và ghi lại những ý kiến về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt@-)
hj hj:D bài tập 1 sách giáo khoa trang 37 đó các bạn:)>-
thanks các bạn nhìu nhìu;)
các bạn có ai muốn làm quen với minh thì mời mình làm bạn nha
nick mình là: pecandy97 hj hj:|
 
3

321zaq

Ngữ văn

A. Bác Hồ: "Tiếng nói là một thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải gìn giữ nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp."
(Nâng cao hơn nữa chất lượng báo chí, báo Nhân dân, ngày 9-9-1962)
B. Phạm Văn Đồng :"Hai nguồn của cái giàu và cái đẹp của tiếng Việt là ở chỗ nó là tiếng nói của quần chúng nhân dân, đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa, đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học, văn nghệ ... Chính cái giàu đẹp đó đã làm lên cái chất, giá trị, bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt, kết quả của một quá trình và biết bao công sức dồi mài ..."
(Tạp chí văn học, số 3, 1966)
 
3

321zaq

Ngữ văn

ND – Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh tiếp thụ và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng.


May mắn và biết ơn ông cha đã để lại cho chúng ta tiếng Việt - một ngôn ngữ giàu và đẹp. Dùng tiếng Việt - có thể diễn tả được mọi sắc thái tình cảm và biểu đạt mọi khái niệm trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật... từ cổ chí kim.


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng, luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân ta phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại.


Song hiện nay, trong xu thế chúng ta tích cực giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh tiếp thụ và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Ðáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Trong đó, phổ biến là dùng chữ viết nước ngoài (chủ yếu là chữ Anh) thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng.


Lần giở các trang báo, cuốn sách, nghe đài, xem truyền hình, nghe diễn đàn... thậm chí trong văn bản hành chính đều có hiện tượng lạm dụng từ tiếng Anh. Như: Festival (liên hoan), Building, Villa (nhà cao tầng, biệt thự), Vinapeland (hòn ngọc Việt), scandal (bê bối), play off, sale off (hạ giá), fair play (chơi đẹp), phone, mail (gọi điện, thư), website (trang điện tử), collection (sưu tập)... không thể kể hết. Sự lạm dụng, lai căng như vậy chẳng những làm mờ đục tiếng Việt, mà còn làm giảm hiệu quả bài viết, bài nói, bởi đại đa số nhân dân ta, nhất là những người lao động, không biết tiếng nước ngoài.


Ðể giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo tấm gương Bác Hồ, đề nghị Nhà nước có quy định chặt chẽ, các cơ quan báo chí và cơ quan nhà nước phải nêu gương và Viện Ngôn ngữ học phải có trách nhiệm đề xuất, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng Anh trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của Nhà nước. Các trường học phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

(Theo Nhân dân)
 
Top Bottom