giúp mình với

Q

quynhlady98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

với các đề bài duói đây thì cần có những luận điểm nào ạ, cần mọi người hướng dẫn giúp:
1-cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn hàn mặc tử trong bài tho Đây Thôn Vĩ Dạ.
2-phân tích hình ảnh người chiến sĩ cộng sản trong bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh.
3- cảm nhận của em về hình ảnh người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong bài thơ Từ ấy.
4- phân tích bài thơ chiều tối để thấy được sự kết hợp cổ điển và hiện đại trong bài thơ.
mong mọi người hướng dẫn giúp:|
 
Q

quynhphamdq

Tập Nhật kí trong tù được sáng tác trong quãng thời gian đặc biệt nhạy cảm đối với cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, đó là thời điểm người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và đày ải đi khắp các nhà lao. Vì vậy, trong tập nhật ký, có nhiều bài nói về chuyện đi đường, cảnh chuyển lao, khi sáng sớm, lúc chiều tối, khi đi thuyền, khi đi bộ…trong bất cứ hoàn cảnh nào thì bài thơ giải tù cũng làm ngời lên vẻ đẹp thơ Bác và vẻ đẹp tâm hồn Bác. Bài thơ Chiều tối thuộc trong số những bài thơ nói trên nhưng có một vẻ đẹp riêng. Đó là tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống, lạc quan và nhân hậu. Bài thơ cũng thể hiện vẻ đẹp phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh mà nổi bật là sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. Ở bài thơ Chiều tối, mỗi hình ảnh thơ luôn có sự vận động trong sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại. Tuy mang dáng dấp của những hình ảnh trong thơ cổ nhưng ý thơ, cảm hứng thơ và nhân vật trữ tình lại hoàn toàn hướng về ánh sáng, hướng tới thiên nhiên và cuộc sống con người.
Hai câu thơ đầu mở ra không gian là cảnh núi rừng khi chiều tối:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
Cảnh được gợi lên với bút pháp ước lệ quen thuộc trong thơ cổ đồng thời lại nói lên được đúng hoàn cảnh của Bác, mang những nét vẽ hiện đại. Vẽ lên nền trời chiều đang chuyển hình ảnh cánh chim bay về rừng tìm chốn ngủ là bút pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ xưa. Trong thơ cổ khi viết về buổi chiều, các tác giả thường điểm xuyết bằng hình ảnh cánh chim để gợi nỗi buồn hiu quạnh, lấy không gian để gợi tả thời gian. Chúng ta từng bắt gặp cánh chim trong ca dao xưa: “Chim bay về núi tối rồi”; cánh chim bay mỏi trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” hay cánh chim thoi thót trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: “ Chim hôm thoi thót về rừng”.
Tuy sử dụng bút pháp ước lệ của thơ cổ nhưng hai câu thơ đầu bài Chiều tối vẫn nói đúng hoàn cảnh riêng của Bác. Người đọc có thể hình dung cảnh người tù bị áp giải quan sát cảnh vật, ngẩng mặt lên trời nhận ra hình ảnh cánh chim bay mỏi mệt và chòm mây trôi ngang qua bầu trời. Cảnh phảng phất một nỗi buồn hiu quạnh. Điều này được thể hiện rõ trong nguyên bản chữ Hán: “Cô vân mạn mạn độ thiên không” (Một chòm mây đơn lẻ chậm chạp trôi ngang qua bầu trời). Bản dịch không lột tả được hai chữ “mạn mạn”. Câu thơ dịch “chòm mây” có phần thanh thoát, không gợi được sự hiu quạnh của cảnh.
Nét vẽ hiện đại còn được thể hiện quan tâm trạng của người tù. Ở đây không phải là cánh chim bay bình thường mà là cánh chim bay mỏi mệt (quyện điểu), có thể có nhiều chòm mây nhưng khi đi vào thơ Bác chỉ còn lại chòm mây cô đơn. Dường như cánh chim cũng mỏi mệt sau một ngày bay đi kiếm ăn về rừng tìm nơi ngủ cũng như người tù mỏi mệt sau một ngày lê bước trên đường xa cần chỗ nghỉ chân. Chòm mây cô đơn như tâm trạng của con người nơi đất khách đang nhớ về quê hương. Vẻ đẹp tâm hồn Bác ở hai câu thơ đầu trước hết là lòng yêu thiên nhiên. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, con người cũng tìm đến thiên nhiên trong sự hòa hợp. Giữa cảnh và người có sự cảm thông hòa hợp.
Vẻ đẹp tâm hồn Bác còn là tấm lòng nhớ nước thương dân. Trong hai câu thơ đầu cảnh và tâm trạng đều phảng phất buồn. Buồn vì Người đang xa Tổ quốc, nhớ tới đồng chí đồng bào, bao công việc cách mạng đang chờ có Bác vậy mà Người cứ bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Tâm trạng ấy lại gặp cảnh núi rừng khi chiều tối không buồn sao được. Tâm hồn Bác mang vẻ đẹp của một tấm lòng luôn gắn bó với cuộc đời. Hình ảnh cánh chim, chòm mây trong thơ Bác gợi ta nhớ đến thơ Lý Bạch đời Đường:
“Chim bầy vút bay hết
Mây lẻ đi một mình”
(Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn)
Cánh chim trong thơ Đường của Lý Bạch bay vút vào không gian, như tan biến vào cõi vĩnh hằng. Cánh chim trong thơ Bác không bay đi hết, nó chỉ chuyển trạng thái từ bay sang nghỉ để rồi lại tiếp tục cái vòng tuần hoàn của sự sống. Một con người luôn hướng tới cuộc sống thì không chỉ cảm nhận cảnh núi rừng hiu quạnh mà còn nhận ra nơi xóm núi vẻ đẹp của cuộc sống con người. Chính vì vậy, hai câu thơ sau có sự chuyển hướng bất ngờ mà vẫn tự nhiên:



“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)
Cảnh trong thơ Bác vừa mang vẻ đẹp cổ điển, vừa mang nét vẽ hiện đại. Trong thơ xưa, dưới cánh chim ngàn mây nổi thường xuất hiện hình ảnh những ẩn sĩ, những đạo sĩ. Trong thơ xưa, cảnh chiều tối vẫn thấp thoáng bóng người:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
(Qua đèo ngang- Bà Huyện Thanh Quan)
Hay trong thơ của Liễu Tông Nguyên vẫn có một ông lão ngồi một mình câu cá: “Độc điếu Hàn Giang tuyết”. Trong thơ Bác tuy cũng xuất hiện những cô sơn nữ nhưng là người lao động với công việc hàng ngày tuy vất vả mà vẫn ấm cúng. Hình ảnh ấy đã mang đến cho bức tranh cuộc sống nơi xóm núi một nét vẽ hiện đại. Hình ảnh cô em xóm núi xay ngô tối đã đem đến cho bức tranh buổi chiều tối một vẻ đẹp khỏe khoắn lạc quan. Đặc biệt là hình ảnh “lò than rực hồng” đã trở thành trung tâm, tâm điểm của bức tranh. Chính hình ảnh này đã làm cho bức tranh cuộc sống không còn u tịch, tĩnh lặng như những bức họa về cuộc sống trong thơ cổ. Chữ “hồng” đã trở thành nhãn tự của bài thơ. Một chữ “hồng” mà đem đến ánh sáng, hơi ấm, niềm vui để xua tan bóng đêm, không khí lạnh và nỗi buồn hiu quạnh. Bút pháp nghệ thuật của Bác ở hai câu cuối có một nét đặc sắc rất đáng lưu ý. Trong nguyên văn chữ Hán Bác không dùng từ nào nói về tối nhưng vẫn gợi lên được thời gian chuyển từ chiều đến tối một cách tự nhiên. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối. Lò than rực hồng từ trước nhưng khi trời còn sáng nhìn chưa rõ, khi bóng đêm buông xuống thì ánh lửa lò than bỗng rực rỡ hẳn lên. Bản dịch đã đưa thêm vào một chữ tối làm mất đi khá nhiều vẻ đẹp của thơ Bác. Giữa câu 3 và câu 4 có những cụm từ lặp lại theo hình thức đảo: “ma bao túc” và “bao túc ma hoàn”. Hình thức này đã tạo nên kết cấu vòng tròn giữa hai câu thơ, gợi lên sự cảm nhận về vòng quay đều đều của chiếc cối xay ngô và từ vòng quay ấy gợi lên sự luôn chuyển của thời gian.
Trước cảnh cuộc sống con người nơi xóm núi, nhà thơ dạt dào cảm xúc. Qua cảm xúc của Bác người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Vẫn là vẻ đẹp của tấm lòng yêu đời nhưng ở hai câu thơ sau có điều thật cảm động. Hai câu thơ ghi lại cảnh cuộc sống gia đình nơi xóm núi điều đó chứng tỏ trên bước đường hoạt động cách mạng, một con người hi sinh tất cả vì dân vì nước thì trong trái tim vẫn có một khoảng tâm trạng dành cho tình cảm gia đình. Về tấm lòng yêu đời của Bác ở hai câu thơ cuối, Hoài Thanh đã nhận xét: “ Một hình ảnh tuyệt đẹp về cuộc đời thiếu thốn, vất vả mà vẫn ấm cúng, đáng quý, đáng yêu. Những hình ảnh như thế không thiếu gì chung quanh ta nhưng thường nó vẫn trôi qua đi. Không có một tấm lòng yêu đời sâu sắc không thể nào ghi lại được”. Tâm hồn Bác còn là tâm hồn lạc quan nhân hậu. Hình ảnh lò than rực hồng là cảnh thực nhưng thể hiện tấm lòng lạc quan của Bác. Nếu một tâm hồn không hướng về ánh sáng thì không thể nào ghi lại được hình ảnh ngọn lửa lò than rực hồng đẹp đến thế, sáng đến thế đưa vào thơ.
Bài thơ viết ở thời điểm khi chiều tối mà như ta đã nói đằng sau lưng là một ngày đi đường vất vả có khi tới 53 cây số một ngày, trước mặt lại là những gian lao nguy hiểm mới đang chờ, lại đói rét, lại muỗi rệp. Thơ viết trong hoàn cảnh ấy nếu xuất phát từ cảnh ngộ cá nhân thì chỉ có thể là buồn. Nhưng ở bài thơ Chiều tối, thơ Bác lại chuyển từ buồn sang vui. Điều này chỉ có thể giải thích những vui buồn sướng khổ của Hồ Chí Minh không chỉ xuất phát từ cảnh ngộ cá nhân mà còn xuất phát từ cuộc sống của người khác. Bác đã quên cảnh ngộ của người tù để vui với niềm vui cuộc sống nơi xóm núi. Vì vậy, có thể nói bài thơ Chiều tối đã thể hiện một tấm lòng nhân đạo tới mức quên mình.
Như vậy, bài thơ chỉ có bốn câu song đã thể hiện rõ nét chất thép trong vẻ đẹp tâm hồn Bác. Đồng thời, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và hiện đại đã mang đến cho bài thơ một vẻ đẹp vừa truyền thống vừa hiện đại. Đây chính là một trong những yếu tố làm nên vẻ đẹp nghệ thuật thơ chữ Hán Hồ Chí Minh. Nhờ vậy, thơ Bác không xa vào sự cũ kĩ về bút pháp, sự đơn điệu về hình ảnh, sự chuyển tải hiệu quả những biểu hiện về vẻ đẹp tâm hồn Bác tuy ở hoàn cảnh gian khổ tù đày nhưng Người luôn hướng về thiên nhiên và cuộc sống con người với sự đồng cảm, đồng điệu và quên đi hoàn cảnh riêng của mình. Đó chính là tinh thần thép vượt lên trên hoàn cảnh tù đày của bậc “Đại nhân- Đại trí- Đại dũng” Hồ Chí Minh.


Chú ý ghi rõ nguồn bài+ gộp bài nhé!!
Nhắc nhở lần 1

__________________
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhphamdq

4.DÀN Ý
I/Mở bài:-Giới thiệu tg, tp
II/Thân bài:

  1. Nhan đề- Chiều tối:
-Đó là một sự cảm nhận thời gian của Bác khi rơi vào hoàn cảnh tù đày. Từ đó mà thời gian tâm trạng có độ dài gấp trăm lần thời gian vật chất -> vận dụng thi liệu phương Đông, Bác gắn kết cổ điển với hiện đại
-Ý thức về thời gian của Bác càng biểu hiện rõ nét. Lấy “Chiều tối” làm thi đề cho bài thơ, Hồ Chí Minh đã tạo nên mạch chảy có tình truyền thống trong thơ -> vẻ đẹp cổ điển

  • Sự hài hòa giữa nét đẹp cổ điển và hiện đại đã được Bác khai thác ngay từ nhan đề

  1. Hai câu đầu:
  2. Phân tích thơ:
    -Nhà thơ vẽ ra cảnh thiên nhiên trong vùng sơn cước, chim mỏi về rừng:
    Phiên âm:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không ;”
Dịch thơ:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;”


  • Cổ điển:
-Những nét quen thuộc trong thi ca cổ điển: cánh chim, chòm mây, bầu trời dưới ngòi bút chấm phá của nhà thơ hiện lên bức tranh thiên nhiên với cánh chim trở lại rừng và chòm mây lẻ loi trôi lững lờ
-Nội dung thơ ngấm chất thi liệu xưa
-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt chính là yếu tố quan trọng tạo nên nét đẹp cổ điển cho cả bài thơ
– Ngày xưa Lý Bạch từng mô tả không gian “Chúng điểu cao phi tận – Cô vân độc khứ nhàn”, và chúng ta có thể nhận ra nét quen thuộc ấy trong những câu thơ này của Hồ Chí Minh
– Dưới những bút pháp chấm phá trong đường thi, Bác đã tạo ra những sự đối lập:


  • Cảm nhận không gian cũng giống như các nhà thơ xưa, tạo ra sự đối lập giữa cánh chim, chòm mây với bầu trời rộng lớn
  • Những cánh chim mỏi, chòm mây côi như mang theo một nỗi niềm, tâm trạng của một người tù nơi đất khách quê người. Thế nhưng Hồ Chí Minh vẫn tỏ ra thái độ ung dung –>Bác đã hòa mình vào thiên nhiên, thần thái ấy được bộc lộ qua hai từ “mạn mạn” mang nét quen thuộc trong thơ Đường, mang một sắc thái ung dung, nhẹ nhàng
  • Hiện đại:
    -Những cánh chim trong thơ cổ thường mông lung, mơ hồ:
  • Ca dao: “Chim bay về núi tối rồi”
  • Truyện Kiều: “Chim hôm thoi thót về rừng”
  • Bà Huyện Thanh Quan: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”
    ->Những cánh chim của Hồ Chí Minh mang theo sự khác biệt -> Cánh chim của Bác được miêu tả qua hình ảnh thơ hiện đại
-Bác đồng thời bộc lộ tâm trạng, thể hiện con người mình với một khát vọng tự do, tự tại, một vẻ đẹp tâm hồn qua cái nhìn ấm áp với thiên nhiên, một sự cảm thương với cảnh vật xung quanh, một sự ung dung, yêu đời -> Đó chính là con người có tấm lòng nhân đạo to lớn.

  • Những hình ảnh quen thuộc trong thơ xưa hay đó chính là sự hài hòa giữa nét đẹp cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh

  1. Nghệ thuật:
-Sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại trong thơ
-Sự cảm nhận không gian của nhhững nhà thơ xưa
-Sử dụng thi liệu xưa để nói lên tâm trạng của nhà thơ
-Bằng bút pháp chấm phá trong đường thi, nhà thơ đã ghi lại linh hồn của tạo vật và mở ra một không gian tâm trạng

  1. Hai câu cuối:
  2. Phân tích thơ:
-Hình ảnh con người lao động và bầu trời đang dần đi vào tối:
Phiên âm:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng”
Dịch thơ
“Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng”

  • Cổ điển:
-Bút pháp gợi mà không tả cùng nghệ thuật lấy sáng tả tối trong bài thơ qua nhãn từ “hồng”
-Dùng ánh sáng để tả tối chính là nghệ thuật vô cùng đặc sắc của Bác khi đặt nhẵn từ “hồng” ở cuối bài thơ -> làm bài thơ sáng bừng lên, “hồng” chính là ánh sáng của hi vọng và niềm tin cho không gian tối của bài thơ

  • Hiện đại:
-Hình ảnh cô gái xóm núi xay ngô, lò than rực hồng gợi lên một vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động xuất hiện trong thơ Bác -> nét mới trong thơ của Bác hay chính là một vẻ thơ hiện đại
-Bác đã hòa vào cái cảnh cực nhọc sau khi làm việc mệt mỏi, cực nhọc của người lao động. Bác cảm nhận và có sự đồng cảm
-Thơ Bác luôn có sự vận động: của cánh chim, của chòm mây, của con người lao động và ngay cả thời gian từ chiều cho đến tối, cách miêu tả từ cao đến thấp, từ xa đến gần
-Chữ “hồng” được coi là nhãn từ của bài thơ bởi: nó diễn tả thời gian vận động tự nhiên của bài thơ; nó xua tan bóng đêm, cái lạnh lẽo, tỏa hơi ấm, niềm vui
-Chữ “hồng: là ánh sáng niềm tin, lạc quan của con người trong màn đêm tối tăm. Hay chính là ý chí của con người trong hoàn cảnh nghiệt ngã

  • Hình tượng thơ có sự vận động, khỏe khoắn, nhất quán, hướng từ tối đến sáng, từ buồn đến vui, từ cô đơn lẻ loi đến ấm áp. Đó là đặc điểm của bút pháp hiện đại.

  1. Nghệ thuật:
-Ở bàn nguyên tác, không cần nói “tối” mà ý thơ tự nhiên nói đến, lấy động tả tĩnh, vẽ mây tả trăng, không cần sắp đặt, rất tự nhiên, tài tình
-Bằng nghệ thuật điểm nhãn lấy ánh sáng để tả bóng tối, Hồ Chí Minh đã vẽ ra bức tranh sinh hoạt của con người (cổ điển)
-Nghệ thuật miêu tả không gian bằng bút pháp chấm phá

  1. Nghệ thuật của cả bài thơ:
-Thời gian tâm trạng “Chiều tối” dài qua những thi liệu xưa của người phương Đông
-Nghệ thuật cổ điển chính là nét bút chấm phá tài năng của Bác đã vẽ nên những hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống, sự vật và cả con người lao động
-Thơ Bác luôn có sự vận động và kể cả bài “Chiều tối”, một quá trình vận động của thời gian, từ “chiều tối” (mở bài) -> “hồng” (kết bài) => nét hiện đại
-Sự cảm nhận không gian của Bác giống với những thi sĩ xưa
-Bút pháp gợi tả thiên nhiên giản dị, tự nhiên, chân thật

  • Cảm nhận được vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ. Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại
III/Kết bài:
-Cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: trong bất cứ tình huống nào cũng hướng về sự sống và ánh sáng, chủ nghĩa lác quan gắn liền với lòng nhân ái
-Thấy được sự kết hợp hài hòa giữa nét đẹp cổ điển và hiện đại

 
Q

quynhphamdq

3)Tố Hữu là một trong năm tác gia nổi tiếng của văn học việt nam hiện đại. Một trong những tác phẩm góp phần khẳng định tên tuổi của ông la tập Từ ấy được viết trong khoảng thời gian 1937-1946,trong đó có bài thơ Từ ấy nằm ở phân đầu, bài thơ như sau:
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
.........
Không áo cơm,cù bất cù bơ..."
Qua tìm hiểu,phân tích bài thơ từ ấy,chúng ta cần làm rõ hình ảnh người chiến sĩ cs trẻ tuôi bắt đầu từ niềm vui lần đầu giác ngọo lí tưởng cs,từ đó ý thức được phải gắn bó với nhân dân,quê hương, đất nước,và khi có sự gắn bó khăng khít ây,người chiến sĩ đã coi tình cảm quân chúng như tình cảm gia đình
Để cảm nhaajn dúng b thơ,trước hết chúng ta cân hiểu người chiến sĩ cs là ai? Người chiến sĩ cs trong văn cảnh này là những ng trí thức trẻ tuổi,được giác ngộ lí tg cmang,chịu ảnh hưởng của học thuyết Mac_Lê-Nin và tư tg HCM. Tức nh thanh niên trẻ yêu nc có tư tg tiến bộ,đầy nhiệt huyết mà cụ thể ở đây là tác giả_nhà thơ Tố Hữu. Không p?ngẫu nhiên tg lấy nhan đề bài thơ làm nhan đê chung ho ca tập thơ đầu tay của mình ,và mở đầu bài thơ cũng la "Từ ấy". Vây từ ây là từ lúc nào? Trong cuốn hồi kí của một nữ nhà báo Pháp có viết rằng TH đã twung kể vs bà nam 1937,khi đang học ở Quốc học huế một lần ông ghé qua hiệu sách của đòng chí lê Duẩn ở phó Tràng Tiền , khi đang chăm chú đọc sách báo cm có tư tg cs tiến bộ thì LD đã mời TH lên gác hỏi chuyện. Từ đó ông đã dc đồng chí Lê Duẩn giác ngộ,nam 18t đc kết nạp vào ĐCS. Được giác ngộ trong hoàn cảnh hết sức tình cờ,đặc biệt như vậy khiến TH k khỏi vui sg tột độ vi` bất kì sự giác ngộ nào cũng đem đến cho con ng những điều mới lạ,tạo nên sư hưng phấn đặ biệt về cả nhận thức lẫn tâm hồn. Đặc biêt la trong nhưng giây phút tạo nên bước ngoặtcura đời ng thì khó có thể quên. với những xuc cam cao trao ay TH đã viêt lên bài thơ này.Điều này ta thấy ngay ở khổ thơ đầu tiên _ niềm vui cua ng thanh n iên cs lần đâu giác ngộ lí tg cs
"từ ấy....
...tiếng chim"
Lời thơ thật trong sáng và thuần khiết. "náng hạ" la anh nang chói chang,rực rỡ của mùa hè đuoc kêt hợp vs từ "bừng"_bỗng sáng lên một cách mạnh mẽ đã dien ta thanh công tâm trang hân hoan cua nha thơ khi dc giác ngộ lí tg cm:sự bừng tỉnh cua nhạn thức,sự bừng sáng cua tâm hôn tinh cảm. Nó giống như trạng thái của 1 ng đng mò mẫm trong đêm tối ,cô đơn,bế tắc,quanh quẩn k lối thoát " Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi/Băn khoăn đi kiế lẽ yêu đời/ Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn/Muốn thoát than ôi,bước chẳng rời"(Nhớ đồng) thì bxng chốc mọi thứ deu rõ ràng ,sáng tỏ. Lí tg cs như ánh nắng ấm áp,chói lọi ,soi đg chỉ lối cho ng cs trẻ tuổi đi đúng hướng_con đg đáu tranh vì độc lập,tự do dân tộc. hình ảnh "mat troi" đc tg dùng đầy sức gợi,là h/anh hoán dụ,biểu tg cho lí tg cs,mượn hinh anh mat troi cua vu trụ đe biêu tg cho vẻ dep anh sáng li tg cs để nói lên rang lí tg cộng sản đuoc tiêp nhận như 1 chân lí khoa học của thời đại. Măt troi cua thiên nhiên chiêu sáng trái đất,giúp sự sống nhân loại có thể tôn tai thì mat troi cua chân lí giúp giải phóng nhân loại,chiếu sáng đê đánh tan sự tăm tối của chế độ bạo tàn,xiềng xích nô lệ. Cung vs sự giác ngộ,bừng thức trong nhận thứn và tình cam là sự phục sinh của tâm hồn. Nhà thơ đa dùn nhung hình ảnh tinh khôi,đầy sức sống để diễn ta diều đó:
" Hồn tôi là 1 vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn ràng tiếng chim"
Những h/a rất đjep,rất tự nhiên. Tác gia đã lấy cái cụ thể " vườn hoa lá" để dien tả cái trừu tượng "hồn tôi" thật sống đọng. Trong khu vườn ấy là một cuoc sống đây màu sắc,âm thanh,mùi vị. Dố la mau xanh yên bình của lá,là màu sác tươi tắn cua hoa voi hương thơm that ngây ngất,và là tieg chim ríu rít rôn ràng. Tất cả nhung âm vang cua cuoc song đã đc tg chắt lọc để nuoi duong tam hồn 。 Hơn nữa,các tinh tu chỉ mức độ được sdung như "bừng" "chói" "đậm" "rộn" đa tô thêm su song dong cho buc tranhtaam hồn tươi sáng của tác giả. Voi nhung h/a khá tự nhiên,nhuần nhị k 1 chut cầu kì,kiểu cách đã cgo thay niem vui hồn hậu, chân thnah ,thiêt tha của nhà thơ khi buoc theo anh sang li tg cs
Từ su giac ngộ li tg cm,nhà thơ đa y thuc dc p? gắn bó voi nhan dân,quê huong,đất nuoc vì muôn lam cm p? dụa vào nhân dân,p? gắn bó vs quần chúng lao dộng để giáo dục ,thức tỉnh họ,để họ đi theo cm,1 lòng trung thành vs cm vô sản mà như Mac đã khang dinh " Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng " . Khổ thơ thứ 2 đã nói lên điều đó
" tôi buộc lòng tôi...
..............khối đời“
Săn sàng dung về phia nhân dân,thoat khoi cai cô dơn, bế tắc để gan bó vs giai cấp cần lao ,nha thơ như cam thay vung chãi trong tâm hồn.Từ " buộc" tg dung k co nghĩa là ép buộc 1 cach gang gượng mà la ràng buộc,gắn bó chat chẽ. Và chi khi tu nghuyen tạo ra mối dây gắn bó chặt chẽ,đòng cảm voi moi ng,hòa chung voi đời sống cần lao,tac gia moi tìm thay sức mạnh của khối đời chung " Dể hon toi vs bao hon kho/ Gần gũi nhau thêm manh khoi doi" . Tuc nha tho ý thuc dc rằng 1 ng khong the lam cm ,chỉ có tinh đoàn kết moi tao ra suc manh vô biên chiến thang kẻ thù. Đây qua là nhận thuc hết suc đúng đắn"tiep noi tinh than doan ket ma ong cha ta đã đúc kết lại : " Một cây làm chẳng lên non/ BA cây chụm lại nên hòn núi cao"
Từ sự gắn bó khăng khít đầy tinh cam da nâng tinh cam giai cấp lên thành tinh cam ruột thịt,tg coi tinh cam quan chúng như tinh cam gia dinh cua minh vậy. su dung điệp cấu trúc câu khẳng đinh kết hợp su dung các đại từ thân tộc đã tạo thành nhung lời hứa,lời thề son sắt ,thiêng liêng " Tôi la con../Là em.../Là anh..." . Giọng thơ ấm áp đầy tình thuong chân thành ,thiết tha mà cũng đây trách nhiệm,thê hiên giọng điẹu thơ trũ tinh,ngọt ngào đày tinh thương mến cua TH. Tác gia đa thê hiện tinh yêu cua minh với vạn nhà,vạn kiếp người , van em nhỏ. Ở đó k còn la sự cảm thông mà cao hơn nhà thơ tự thấy mình la thanh viên của gia đình rộng lớn và p? có trak nhiem vs gia dình. VÀ trong suốt cdoi lam cm cua minh_gian khổ trong chiến đấu hay khi nuoc nha đọc lập,tự do,lời thề đó,trách nhiệm đó nhà thơ luôn giữ trọn.

nguồn google
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhphamdq

2)Gắn liền với tư tưởng HCM trong bài thơ Chiều tối, bài thơ Từ ấy của Tố Hữu cũng là một tác phẩm tràn đầy nhiệt huyết,yêu đời say mê lí tưởng sôi nổi vồ vập tiếp nhận ánh sáng cách mạng để trọn đời chiến đấu hiến dâng cho lí tưởng cao cả.Từ ấy vừa là hồi tưởng vừa là kỉ niệm,lại cũng là sự tiếp diễn không ngừng của cảm xúc, ý nguyện, ước mơ cao đẹp.Nó là một cái mốc đáng nhớ trên bước đường hoạt động cách mạng cũng như sự nghiệp sáng tác của người thanh niên chiến sĩ trẻ,nhà thơ cộng sản trẻ tuổi Tố Hữu.

Cái lắng động của bài thơ là tình cảm ấm áp chân thành của sự hồi tưởng của một kỉ niệm đã trở thành cột mốc làm đổi thay cuộc đời con người,1 chiến sĩ một nghệ sĩ.
Từ bức tranh cô tịch của thiên nhiên, người hoạ sĩ, thi sĩ đã vận dụng sự quan sát và miêu tả bức tranh xã hội một cách chân thực, gần gũi như người trong cuộc. Hình ảnh người thôn nữ xay ngô tối bên lò than rực hồng mang lại sự ấm áp cho cuộc sống vùng sơn cước buổi hoàng hôn. Chưa hết, đằng sau, thấp thoáng trong bức tranh ấy còn có người tù nữa, một người chiến sĩ có con mắt nhìn hiện thực một cách sống động, nhìn sự vật theo hướng vận động, tạo nên sự tươi sáng, lạc quan của bức tranh chiều tối, gợi nên niềm vui vào lao động, vào đấu tranh, vào ngày mai tươi sáng. Đây không phải là hiện tượng hiếm thấy trong thơ Hồ Chí Minh, trong “ Nhật kí trong tù”. Chúng ta đã đọc nhiều bài thơ của Người, và chúng ta đã từng bắt gặp hình ảnh “ chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn”, chúng ta đã từng thấy cảnh “ Mặc dù bị trói chân tay” nhưng vẫn thấy “ Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng” trong thơ của Người.

nguồn net
 
Top Bottom