Giúp mình với,thứ 4 phải nộp bài rồi

M

minhtuan_94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

qua truyện ngắn "chữ người chữ tù" và chi tiết quản ngục cúi lạy huấn cao.anh chị hãy bày tỏ suy nghi của mình về câu nói sau"có những cái cúi đầu làm cho người ta trở nên hèn hạ,nhưng cũng có những cái cúi đầu làm cho con ngừơi trở nên cao cả hơn.

Cảm ơn mọi người nhiều:)
 
O

ooookuroba

Bạn có thể triển khai những ý sau:

+ Chi tiết viên quản ngục cúi lạy Huấn Cao xuất hiện ở gần cuối tác phẩm, sau khi nghe lời khuyên chân thành và thâm thúy của Huấn Cao dành cho ông.

+ Cái cúi lạy của Huấn Cao là sự phục quỳ trước sự hướng thiện dành cho bản thân, trước Cái Đẹp. Một khi viên quản ngục chịu hạ mình để lạy một người tử tù chứng tỏ rằng, ông đã giác ngộ được những ý nguyện chân thành mà giây phút cuối đời của Huấn Cao, y còn để lại cho ông. Lời khuyên của Huấn Cao không chỉ dừng lại ở việc chọn nơi thích hợp để treo lên những tấm chữ vuông còn nguyên vẹn lần hồ mà Huấn Cao vừa mới cho, mà nó còn thể hiện một tấm lòng tương ngộ dành cho ông: Đừng để môi trường làm việc làm vấy bẩn đi nhân cách, tính cách Thiên Lương trong sáng vốn có của một con người. Nơi xô bồ, đầy rẫy những sự bất công ấy không thích hợp cho "một bản đàn mà nhạc luật của nó đều xô bồ, hỗn độn"
 
M

minhtuan_94

bạn viết thành dàn ý được không bạn,mình *** văn lắm bạn à.có cả yếu tố xã hội nữa bạn à,cảm ơn bạn nhiều
 
T

thuyhoa17

qua truyện ngắn "chữ người chữ tù" và chi tiết quản ngục cúi lạy huấn cao.anh chị hãy bày tỏ suy nghi của mình về câu nói sau"có những cái cúi đầu làm cho người ta trở nên hèn hạ,nhưng cũng có những cái cúi đầu làm cho con ngừơi trở nên cao cả hơn.

Cảm ơn mọi người nhiều:)

MB: Giới thiệu về vần đề nghị luận: "Có những cái cúi đầu làm cho con người ta trở nên hèn hạ, nhưng cũng có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên cao cả hơn" thông qua tp "Chữ người tử tù" và chi tiết quản ngục cúi lạy HC.

TB:

- Giới thiệu sơ qua về chi tiết Quản Ngục cúi lạy Huấn Cao.

Bạn có thể lấy ý từ phần gợi ý của
ooookuroba .

>> Dẫn dắt sang: "Có
những cái cúi đầu làm cho con người ta trở nên hèn hạ, nhưng cũng có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên cao cả hơn".

- Giải thích:

+ Sự cúi đầu: đó là một hành động của con người thể hiện sự kính trọng, nể phục, nhún nhường với một ngừoi khác.

Phân loại: có thể là một sự cúi đầu hèn hạ của một tên bịp bợm nhằm mua danh cho mình.
Nhưng cũng có những cái cúi đầu là kính trọng và trân trọng thực sự.
Điển hình là từ chi tiết "cúi đầu" của VQN với HC.

+ Cái cúi đầu hèn hạ: cúi đầu như một sự hạ thấp lương tâm bản thân, tâng bốc một con người có chức quyền chỉ để nhằm kiếm cho mình danh lợi hão.

+ Cái cúi đầu trở nên cao cả hơn: khi một người từ sự kính trọng trg tâm hồn, thể hiện ra thành hành động là cúi đầu khâm phục người đó => một con người biết cúi đầu trước cái đẹp tức là biết thưởng thức, biết nâng tầm cái đẹp --> và đó cũng là một ngừoi có nhân cách cao đẹp thực sự.

- Có ngừoi bảo rằng: cúi đầu là hèn nhác, là nhu nhược, cúi đầu là hạ thấp bản thân. => khẳng định đó sai.
>> Chứng minh: Cúi đầu trước cái đẹp không có nghĩa là hèn nhác, mà hơn thế nữa, khi biết cúi đầu trước điều tốt đẹp, tức là ta đã biến mình thành một ngừoi tốt đẹp, "trở nên cao cả hơn".

- Đồng thời, sự cúi đầu trước cái đẹp cũng thể hiện rằng bản thân mỗi người biết khiêm nhường - đó là một nhân cách cao đẹp trong cuộc sống.

- Không chỉ thời Nguyễn Tuân mới cần "cúi đầu trước thiên lương" mà là ở bất kì thời điểm nào, ở nơi nào cũng cần đến sự cúi đầu, kính trọng với cái đep trong cuộc sống.

- Có thể nêu thêm dẫn chứng từ cuộc sống.

- Liên hệ bản thân: bạn hành động ntn trước cái đẹp,....

KB: Chốt lại vấn đề.
 
Top Bottom