giúp mình với.!!..sang tuần kt roài...!!!!!!!!!!!!

C

cungdau_mp

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Tóm tắt cốt truyện, tình huống chính và nêu chủ đề của các truyện ngắn: Láng( Kim Lân), Lặng lẽ Sa Pa(Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà( Nguyễn Quang Sáng).
2. Phân tích nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai (truyện ngắn Làng).Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật này của tác giả. Quan hệ giữa tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai.
3.Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật a thanh niên 1 mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong(lặng lẽ Sa Pa).
4. Cảm nghĩ về nhân vật bé thu và tình cha con trong chiến tranh trong( chiếc lược ngà).
5. cảm nhận về hình ảnh người lính trong 2 bài: đồng chí và tiểu đội xe 0 kính.
6. tình yêu con và llòng yêu nước,gắn bó với cách mạng của ng` mẹ tà ôi biểu hiện trog những lời ru trong bài: khúc hát ru những e bé lớn trên lưng mẹ?
7.phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong: đồng chí, đoàn truyền đánh cá, ánh trăng.
8. phân tích những hình ảnh biểu tượng : đầu súng trăng treo (đồng chí),trăng(ánh trăng),
9.chọn bình 1 đoạn (khổ) trong các bài thơ (hiện đại) đã học.
.....giúp mình nhé!!!!!!!!!CẢM ƠN NHIỀU.....
 
P

p3_kju_ju_4h

1.
a, tóm tắt truyện nắng Lang của Kim Lân
Ông Hai là người nông dân tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình. Do yêu cầu của uỷ ban kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình tản cư lên làng Thắng. Xa làng, ông nhớ làng da diết nên thường kể về làng mình một cách đầy tự hào Nhưng rồi một hôm, một tin đồn quái ác- làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Tây- khiến ông Hai vô cùng buồn khổ, tủi nhục suốt mấy hôm, không dám bước chân ra ngoài, chỉ biết tâm sự với thằng con út. Ông Hai nhất định không muốn quay về làng vì theo ông : "làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây rồi thì phải thù".
Sau đó, có người ở làng lên kể chuyện chiến đấu anh dũng của làng mình, cải chính lại tin đồn thất thiệt đó, ông hết sức vui mừng vì biết làng mình không theo giặc, ông đã hồ hởi đi khoe tin này cho mọi người, dù nhà ông đã bị Tây đốt cháy.
b. Tóm tắt truyện lặng lẽ sa pa của Nguyễn Thành Long
Câu chuyện sảy ra ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai vào năm 1970. Trên chuyến xe khách chạy từ thị xã Lào Cai đi Lai Châu, qua nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Sa Pa, có 1 nhà hoạ sĩ già và một cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vừa ra trường, lên Lai Châu nhận công tác. Xe chạy qua thị trấn Sa Pa, đến đỉnh yên sơn thì dừng lại nghỉ 30'. Trong thơi gian nghỉ này, do sự giới thiệu của bác lái xe đã có cuộc gặp gỡ giữa 3 người: ông hoạ sĩ gìa, cô kĩ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh yên sơn ở Sa Pa. Trong cuộc gặp gỡ chốc lát ấy, anh thanh niên đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người hoạ sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Hoàn cảnh sống và làm việc của anh; cách sống, suy nghĩ và tình cảm của anh đối với mọi người đã làm cho người hoạ sĩ già cảm nhận đc rằng: TRong cái lặng im của sa pa ... có những người làm việc lo nghĩ như vậy cho đất nc.
c. Tóm tắt chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Ông Sáu được về nhà nghỉ phép sau nhiều năm xa cách vợ con. Thế nhưng , con gái ông là bé Thu lại không nhận ra cha mình vì vết sẹo trên mặt ông khi ông đánh giặc. Ông chỉ đựoc nghỉ phép 3 ngày ngắn ngủi, và trong ba ngày đó, ông ở nhà suốt để vỗ về con và cho con cái cảm giác có cha ở bên. Thế nhưng bé Thu càng ngày càng ngỗ ngược, không chịu nhận cha, thậm chí lúc được cha gắp cho cái trứng cá, bé đã hất ra. Ông Sáu nổi giận, đánh bé Thu. Bé buồn chạy sang nhà bà, kể hết mọi chuyện cho bà. Được bà giải thích, bé hiểu ra và trong giây phút cuối cùng trước khi cha trở về chiến trường, cũng là giây phút cuối cùng bé được gặp cha mình, bé đã nhận cha trong sự xúc động của mọi người và bé đã vòi cha mua cho mình một chiếc lược. Thương con, ông Sáu đã tự tay làm cho con một chiếc lược bằng ngà voi, ngày ngày, ông đem chiếc lược ra ngắm đễ đỡ nhớ con. Rồi cái ngày mà ông hi sinh, ông đã trao chiếc lược ngà lại cho đồng đội ông để chuyển về cho con. Bé Thu sau này khi lớn lên theo bước cha làm một cô giao liên dũng cảm.
 
P

p3_kju_ju_4h

2. Phân tích nhân vật ông Hai
Dàn bài chi tíêt
A- Mở bài:
- Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện tinh thần kháng chiến của người nông dân
- Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
B- Thân bài
1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.
2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.
a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.
- Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.
- Cái làng đó với người nồn dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.
b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.
- Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái khong khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”; rồi ông lo “cái chòi gác,… những đường hầm bí mật,…” đã xong chưa?
- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bìh luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.
c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.
- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.
- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.
- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Khong khí nặng nề bao trùm cả nhà.
- Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.
- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:
+ Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó.
+ Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.
+ Qua đó, ta thấy rõ:
Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc).
Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.
- Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường.
- Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.
3. Nhân vạt ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.
- Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.
C- Kết bài:
- Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường.
- Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý
 
P

p3_kju_ju_4h

3. Nhân vật anh thanh niên
Nhân vật chính trong truyện làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu .Sống một minhtreen đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m , quanh năm giữa cây cỏ và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là đo gió , đo mưa,...........( cái này ban tự liệt kê ra nhaz)
- Anh rất yêu thích công việc của mình đến mức còn muón làm việc trên độ cao 3000m -> Anh cho vậy mới là lí tưởng .
-Anh có những suy nghĩ thật đugs và sâu sắc về công việc , anh nói "khi ta làm việc , ta với công việc là một ..........một mình được" và anh còn hiểu được công việc của anh gắn với công việc của anh em đồng chí dưới kia.
-Trong một lần , anh phát hiện một đám mây khô ....(phần này bạn trích dẫn trong sách nhá )-> Anh thấy mình thật hạnh phúc.
- Cuộc sống của anh của anh ko buồn tủi như người khác nghĩ . Anh biết tạo niềm vui trong cuộc sống và công việc đó là đọc sách , với anh sách chính là người bạn để anh "trò truyện". Nhờ có sách mà anh tiếp tục mở mang kiến thức và học hành.
- Anh rất có tinh thân về trách nhiệm trong công việc, làm việc một cách nghiêm túc , tự giác ,.... Nửa đêm cứ đúng giờ "ốp", mưa tuyết thế nào anh cũng trở dậy và ra ngoài làm việc. ...( liệt kê ra những giờ anh làm việc để thấy rõ anh làm việc thế nào nhaz)
- Nhưng cái gian khổ nhất là vượt qua được sự cô đơn , vắng vẻ nơi mây núi SaPa không có một bóng người. Mới đầu anh "thèm người" đến nỗiphair lấy cây chắn ngang đường để nghe thấy tiếng người, nhưng rồi về sau anh nghĩ rằng :"Nếu đó chỉ là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì thật là xoàng".-> Để lại trong mỗi người ấn tương không quên khi gặp anh.
-Anh còn trồng hoa , nuôi gà và sắp xếp nơi ở rất gọn ghẽ và ngăn nắp
-Anh rất cởi mở với mọi người , rất biết quí trọng tình cảm . Trước khi mọi người ra về , anh còn biếu cho vợ bác lái xe củ tam thất , tặng cô gái có hoa và mỗi người một giỏ trứng....
-Anh rất khiêm tốn và cảm thấy đóng góp của mình cho đất nước còn nhỏ bé . Khi ông họa sĩ mời anh để vẽ chân dung -> Anh đã từ chối và chỉ cho ông họa sĩ những người khác đáng cảm phục hơn anh.
 
O

o0_hoangtu_0o

lặng lẽ Sa Pa
ông họa sĩ trước khi nghĩ hưu đã có chuyến đi thực tế lên vùng cao Tây Bắc, trên xe ông ngồi cùng hàng ghế với cô kĩ sư trẻ lên nhận công tác ở vùng Lào Cai. đến nơi bác lái xe dừng lại lấy nước và sẵn tiện giới thiệu cho ông họa sĩ " một trong những người cô độc nhất thế gian" đó là anh thanh niên làm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m.
cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ cô kỹ sư trẻ và anh thanh niên diễn ra rất cảm động và sâu sắc .qua đó ông họa sĩ phát hiện được những phẩm chất , đức tính cao quý của anh thiên niên vẽ anh........(còn tiếp) nếu muốn xin liên hệ nick yahoo cobe_dethuong2354
 
C

clover141

Mình phân tích khổ cuối bài " Đoàn thuyền đánh cá" nha!
Kết thúc bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận là bốn câu thơ miêu tả cành đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh.
" Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dăm khơi"
Tác giả đã lập lại câu thơ ở khổ thơ đầu như một điệp khúc trong một bài hát. Đoàn thuyền ra đi hào hùng, khẩn trương, đoàn thuyền trở về cũng vẫn tinh thần ấy" Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời". Với cách nói quá đã nêu lên vẻ đẹp hùng tráng về nhịp điệu lao động khẩn trương của đoàn thuyền đánh cá trên đường về. Nếu mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn trên biển thì kết thúc bài thơ là cảnh bình minh trên biển" Mặt trời đội biển nhô màu mới". Một sự so sánh ngầm, táo bạo, bất ngờ và thú vị như gắn bó công việc lao động, đánh cá với thiên nhiên đất trời bằng hình ảnh hoán dụ." Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi". Cho ta thấy chuyến ra khơi đầy thắng lợi.
Nếu thấy có gì sai thì bà con nhắn nhé, còn nếu thấy hay thì thank nha!
 
H

he0xjnhxjnh_online9x

tinh cam cha con trong chien tranh(chiec luoc nga)
Chien tranh, noi da cuop di biet bao con nguoi, biet bao nhieu nhung ki uc tot dep ma ho da tung trai qua. trong tac pham 'chiec luoc nga ' cua tac gia nguyen quang sang, chung ta da bat gap hinh anh rat cam dong cua hai cha con be Thu. Be thu la 1 co be rat hon nhien. ngay tho. dac biet la be da biet phan biet cai tot, cai xau tu khi con nho.tuy chi nhin cha qua tam hinh nhung be chua mot lan nao dc goi tieng cha.that la dáng thuong. cha cua be da di lam cach mang, de lai be' khi moi' vai thang tuoi. lan dau tien khi cha con gap nhau, be da hok chui goi ong sau la ba chi vi vet' seo ham tren mat ong. be dau biet rang do la do 1 lan khi chien dau ong sau da bi thuong. (chet' oy` , cut van roy`) mai viet tiep':D...............................#-o
 
H

hienanh94

Hình ảnh "tấm lưng ''nó gợi cho ta sự khó nhọc vất vả của người mẹ.Mẹ còng lưng làm việc chỉ với mong ước con sau này sẽ nên người.Trong bài thơ ''khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ''.Người mẹ Tà-ôi đươc hiện lên trong cuộc chiến tranhchống Mĩ khóc liệt.nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng hình ảnh hoán dụ-lưng để thể hiện tình yêu thương của người mẹ nghèo .Lưng mẹ là chiếc nôi để con lớn lên một chiếc nôi kì diệu có sức mạnh rất lớn đối với người con.




-Nếu yêu cầu viết một bài văn thì bạn hãy tham khảo dàn bài sau:
+MB:
Hình ảnh tấm lưng nếu có gắn với văn bản nào mà bạn học thì bạn nên giới thiệu qua về tác giả,tác phẩm, chủ đề của vb đó.Rồi khẳng định hình ảnh tấm lưng nói lên sự vất vả khó nhọc.....của người mẹ
+TB:
-Dùng những lời lẽ,dẫn chứng để nói lên những gian khổ của mẹ qua hình ảnh tấm lưng.
-thái độ của bản thân trước hình ảnh đó.
+KB
-nêu lại ý nghĩa hình ảnh tấm lưng của người mẹ.



*Vì ko biết rõ đề,chưa làm đề nào như thế này và cũng ko biết nó thuộc vào chương trình lớp mấy ,thuộc vào thể loại nào nên tôi ko thể làm kĩ hơn giúp bạn đc!lần sau viết rõ đề ra nhé...^.^chúc bạn làm bài tốt!!!!!!!!!!!!!
 
K

khanhlinh486

1tt/
chủ đề: làng
tình yêu làng,lòng yêu đất nước trong tinh thần kháng chiến của người nông dân trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống pháp
chủ đề lặng lẽ sa pa
hình ảnh người lao động bình thường ,tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên núi cao.Qua đó , truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của công việc thầm lặng
chủ đề chiếc lược ngà
tình cha con sâu nặng , bền chặt dù trong hoàn cảnh éo le . trong chiến tranh những giá trị tình cảm của con người càng trở nên thấm thía , bền chặt;)
 
K

khanhlinh486

dàn ý phân tích nhân vật ông hoạ sĩ trong truyện ngắn lặng lẽ sa pa

dàn bài chi tiết phân tích nhân vật ông hoạ sĩ trong truyện ngắn những ngôi sao xa xôi
 
Top Bottom