giúp mình với nhak!

L

love_dautay9x

Nói đến những câu thơ về đề tài mùa xuân thì ta không thể không nói đến đoạn trích " Cảnh ngày xuân"trong truyện Kiều của Nguyễn Du.
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Đây là những câu thơ đầu trong đoạn trích " cảnh ngày xuân",miêu tả một bức tranh thiên nhiên về một mùa xuân đệp và lộng lẫy."Ngày xuân" đẹp,chim én về,hoa nở,cỏ non xanh,tất cả đã gợi lên khung cảnh múa xuân nhôn nhịp,tươi mát.Có chim én bay đi bay lại như thoi đưa.Câu thơ vừa tả cảnh,vừa ngụ ý ngày xuân qua nhanh quá."Thiều quang" là ánh sáng đẹp,tức là nói ánh sáng ngày xuân.Ý cả câu " Thiều quang chín trục đã ngoài sáu mươi" là chín chục ngày xuân mà nay đã ngoài sáu mươi ngày,tức là đã qua tháng giêng,tháng 2 và đã bước sang tháng 3.Cảnh ngày xuân trong câu thơ cổ Trung quốc được miêu tả cô đọng và gợi hình,cỏ thơm như liền với trời xanh,cành lê có vài bông hoa.
Những nhà thơ Trung Quốc khi miêu tả thì chú ý đến hương thơm của cỏ,còn Nguyễn Du chú ý đến màu sắc "cỏ non xanh". Người Trung Quốc chú ý đến sự giao nhau,tiếp giáp giữa cỏ và trời.Còn Nguyễn Du chú ý đến sự mênh mông của cỏ kéo dài đến tận chân trời.về cành hoa lê,Nguyễn Du đã làm bật cái màu trắng lên trước để nó hài hòa với màu xanh non của cỏ ở câu thơ trước.Nguyễn Du dùng chữ "điểm" một vài bông hoa,chứ "điểm" được dùng như một động từ chỉ sự điểm tô trang trí của bàn tay thiên nhiên.Nếu không để ý kĩ thì ta không thể nhận ra nghệ thuật đảo từ mà Nguyên Du đã sử dụng: Cành lê "trắng điểm" một vài bông hoa."Cỏ non xanh tận chân trời", màu cỏ tràn 1 không gian rộng lớn tạo nên sự thanh bình ,tươi mát.Trên cái nền xanh ấy là 1 vài bông hoa lê nở trắng như đang tô điểm cho bức tranh đơn xơ mà lông lẫy.Màu trắng của những bông hoa lê đã nổi bật trên nền xanh của trời,sắc cỏ,làm cho bức tranh xuân càng thêm đẹp và thơ mộng.


=>=> chị trình bày như là một bài văn ngắn được không.Em thấy được thì thank chị phát nka
 
B

bengoc5

Ý giúp bạn làm bài nhé
nhớ ko lầm 4 câu đầu là bức tranh tả cảnh:
-Biện pháp ẩn dụ“con én...thoi” gợi một không gian đẹp ,trong trẻo với hình ảnh tùng dàn én chao nghiêng.
-Cách đếm thời gian“thiều...sáu mươi”.
-Hình ảnh thảm “cỏ non”chạy dài xanh mượt tạo nền cho bức tranh.
- Nhà thơ lấy ý từ câu “phương thảo liên thiên bích,lê chi sổ điểm hoa” nhưng lại sáng tạo thêm mang dấu ấn riêng của mùa xuân VN.
-Từ“tận”làm ta cảm thấy màu xanh trải dài ngút mắt.
-Ông điểm xuyết vào trong bức tranh một vài bông hoa trắng làm cảnh vật có hồn, sinh động.
 
P

pham_khanh_1995

1. Hai câu thơ đầu:
Hai câu thơ đầu là giới hạn thời gian cho khung cảnh được miêu tả. Đó là cảnh cuối xuân.
"Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi" nghĩa là mùa xuân có chín mươi ngày thì nay đã được hưon sáu mươi ngày rồi.
2. Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Hai câu thơ này là sự tiếp biến của hai câu thơ cổ sau đây của Trung Hoa:
"Phương thảo liên thiên bích,
Lê chi sổ điểm hoa."
(Sắc cỏ lẫn với trời xanh/ Càn lê điểm một vài bông hoa)
Nét đặc sắc trong hai câu thơ của Nguyễn Du thể hiện ở chỗ:
- Tác giả dùng từ "xanh rợn" chứ không phải các từ khác như: xanh biếc, xanh um,...Nó cho người đọc cảm nhận về độ lớn của không gian mà mà xanh bao phủ và cả sắc độ của màu xanh .
(Bạn có thể nghĩ tới từ "rợn ngợp" mà chúng ta vẫn hay sử dụng).
- Cách ngắt nhịp của câu thơ thứ hai: Cành lê trắng điểm/ một vài bông hoa. (2/2/2/2) nhưng theo mình thì nên ngắt nhịp theo cách 3/5: Cành lê trắng/ điểm một vài bông hoa. Hiểu như vậy thì điểm trùng của câu thơ sẽ rơi vào từ "trắng". Nhờ đó mà cái hay của câu thơ mới được bộc lộ rõ ràng.
Trong câu thơ cổ của TQ không có từ "trắng" miêu tả sắc hoa lê. Sắc trắng tạo ra cảm nhận về một mùa xuân thanh khiết. Và nên nhớ rằng ở đây, Nguyễn Du sử dụng bút pháp vẽ mây nảy trăng. Chỉ cần viết về một chút màu xanh, chỉ cần viêt một chữ trắng nhưng nhà thơ vẽ được một bức tranh mùa xuân đẹp đẽ, thanh khiết và tràn đấy sức sống.
3.Bốn câu thơ cuối miêu tả hoạt động của con người trong ngày hội thanh minh. Rộn ràng và vui vẻ.
Ở bốn câu này có ít điều phải bàn nên mình không nói quá nhiều về nó.
Như vậy, tám câu thơ là bức tranh mùa xuân đẹp đẽ, tràn đầy sức sống, không chỉ có cảnh tĩnh, mà còn có hoạt động sinh động của con người. Nó đẹp hơn khi trở thành phông nền cho cuộc gặp gỡ đầu tiên của Thúy Kiều và Kim Trọng.
 
Top Bottom