Giúp mình với, mình cần gấp!!

N

naruto2001

Xin lỗi không phải là một nét tế nhị có tính xã hội. Nó là một lễ nghi quan trọng, một cách chứng tỏ lòng kính trọng và thiện cảm đối với người bị hàm oan. Nó cũng là cách thừa nhận một hành vi mà nếu bỏ qua, có thể làm hại đến mối liên hệ nào đó. Xin lỗi có khả năng hóa giải cơn giận và ngăn chặn các hiểu lầm có thể có trong tương lai. Trong lúc xin lỗi không thể xóa bỏ nỗi đau có thực đã xảy ra trong quá khứ, nhưng nếu nó được thoát ra một cách chân thành và có hiệu quả thì nó có thể hóa giải các mặt tiêu cực của các hành động gây lỗi. Tính cảm xúc của sự xin lỗi Người có cảm giác bị xúc phạm trước đó có cảm giác như được “hàn vết thương” khi người làm lỗi nhận ra lỗi của mình. Khi chúng ta nhận một lời xin lỗi, chúng ta sẽ không còn cảm thấy người kia như là một hăm dọa cho cá nhân mình nữa. Xin lỗi sẽ làm chúng ta quên cơn giận của mình, có thể giúp ta không “té nhào” vào sự giận dữ một cách dễ dàng đối với người đó trong tương lai. Xin lỗi mở cánh cửa của sự tha thứ, giúp chúng ta cảm thông với người làm lỗi. Những lợi ích cho cả đôi bên Khi chúng ta lỡ xúc phạm đến người nào, đặc biệt nếu người đó là cha mẹ ruột, thì sự hối hận và xấu hổ khiến chúng ta khó chịu bần thần. Khi xin lỗi và chịu trách nhiệm về hành động của mình, chúng ta có thể gột bỏ được mặc cảm tự trách móc và có tội. Xin lỗi có khả năng làm “dịu” đi những bản tính xấc xược nhất. Khi chúng ta có can đảm nhìn nhận là chúng ta sai và vượt qua cái “vướng vướng” ngang tàng khi muốn xin lỗi, chúng ta đã phát triển được tính tự trọng. Xin lỗi làm chúng ta hòa hợp trở lại trên bình diện cảm xúc với bạn bè và người thân. Khi làm lỗi ta có thể thấy giữa mình và nạn nhân của ta có một khoảng cách. Nhưng khi xin lỗi xong, chúng ta cảm thấy thanh thản hơn và lại thân thiện với nạn nhân như xưa. Và xin lỗi có tác dụng như “vũ khí phòng ngừa từ xa”, vì xin lỗi khiến ta cảm thấy khiêm tốn hơn, nên nó có thể nhắc nhở chúng ta đừng có tái phạm lỗi khiến ta... có thể lại phải đi xin lỗi nữa. Ý định và thái độ Ý định và thái độ của người xin lỗi rất quan trọng. Chúng được người kia cảm nhận không thông qua lời nói. Nếu lời xin lỗi không chân thành, người kia sẽ thấy… xin lỗi cũng như không. Ý định xin lỗi, vì thế có vai trò to lớn. Bạn không nên xin lỗi nếu có ai đó bảo đây là việc đúng phải làm, hay vì người kia đang mong bạn xin lỗi... cho hả giận hay tại vì bạn có một ý rất “gian tà” là sẽ được hưởng cái gì đó cho lời xin lỗi hôm nay. Xin lỗi đi từ trái tim đến trái tim, thẳng băng và không đóng kịch. Nếu không, xin lỗi sẽ rỗng tuếch và vô nghĩa. Một lời xin lỗi chân thành có khi mạnh như bom nguyên tử, có khả năng biến đổi đời người, cho cả người xin và kẻ nhận. Làm sao xin lỗi cho có hiệu quả? Nếu bạn là người rất khó xin lỗi ai, thì những gợi ý sau đây có thể giúp bạn: một lời xin lỗi có ý nghĩa bao giờ cũng có dấu ấn của ba chữ r: regret (hối tiếc), responsability (trách nhiệm), remedy (chữa trị). Hối tiếc là bạn muốn cho người đó biết thật ra trong thâm tâm, bạn đâu có muốn xúc phạm người đó. Cần cho người đó biết sự hối tiếc này, vì nó chứng tỏ bạn thừa nhận là mình đã sai. Trách nhiệm là bạn ngầm bảo chỉ có bạn chịu lỗi, không đổ lên đầu ai khác. Một thái độ rất can đảm. Chữa trị là thái độ chân thành muốn sửa sai, vì thế bạn thấy con cái (còn nhỏ) xin lỗi cha mẹ bao giờ cũng lí nhí kèm theo câu: “Con không dám tái phạm nữa”. Nếu ba yếu tố quan trọng đó mà không có trong lời nói và thái độ xin lỗi của bạn thì người kia sẽ thấy có “cái gì đó” trống rỗng trong lời xin lỗi của bạn!


Cho mình 1 thanks nha!and 3 đ học tập nữa ( có chỗ đúng sai đó bấm đúng cho mình )
 
Last edited by a moderator:
N

naruto2001

Bạn bấm vào trang chủ diễn dàn → bấm vào chỗ nào có chữ" có 2000 mấy đó câu hỏi cần trả lời ( hỏi đáp ) rồi bạn chọn chủ đề cần gửi → Có chỗ gửi câu hỏi →....

Bạn cho mình 1 thanks nha!
 
L

linhnqk1808

Bạn bấm vào trang chủ diễn dàn → bấm vào chỗ nào có chữ" có 2000 mấy đó câu hỏi cần trả lời ( hỏi đáp ) rồi bạn chọn chủ đề cần gửi → Có chỗ gửi câu hỏi →....

Bạn cho mình 1 thanks nha!


Làm để viết cái chữ xanh xanh ở dưới v bạn???? Bạn làm s hay v
 
P

phamhuy20011801

Bạn lấy dẫn chứng trong cuộc sống về "Sự kì diệu của lời xin lỗi là có thể làm dịu một tình huống căng thẳng" nhưng lời xin lỗi phải xuất phát từ sự chân thành, thực tâm xin lỗi chứ không phải là để cho qua chuyện thì lời xin lỗi đó mới có giá trị. (nếu như là tôi tôi sẽ lấy vụ trang sách hồng với tác giả Dennis_Q, nhưng có lẽ cô giáo dạy văn của bạn không biết đâu nhỉ)
Văn hóa ứng xử ngày nay:
Trong khi chúng ta được dạy khi được giúp đỡ phải biết cảm ơn, khi làm sai hoặc làm phiền người khác thì nói lời xin lỗi thì trong cuộc sống không ít trường hợp họ không làm như vậy hoặc đáng ra nên làm như vậy:
Nguyên nhân thường gặp là
1- Người đó lớn tuổi hoặc chức vụ cao hơn trong mối quan hệ, do cái tôi của họ quá lớn họ cảm thấy mất mặt hay nhẹ hơn là mắc cỡ khi phải xin lỗi người thấp hơn mình về tuổi tác, địa vị
2- Những người cố chấp: họ có thể thấy cái sai, cái lỗi của mình nhưng họ cũng cho rằng người khác có lỗi hoặc họ không cần phải xin lỗi vd: những cái va quệt hằng ngày, người này đụng người nọ thấy không có chuyện gì thì lừng lững bỏ đi.
3- Những người không hiểu giá trị của lời xin lỗi. Trong một tình huống có người đúng có người sai, hoặc cả hai cùng sai hoặc cả hai có chỗ đúng và chỗ không đúng nhưng cho dù là thế đi chăng nữa chỉ cần có người nói lời xin lỗi cho dù người đó hoàn toàn đúng thì tình huống căng thẳng sẽ dịu bớt, nó làm nguội đi những cái đầu đang bốc hỏa, họ có những suy nghĩ chín chắn hơn, nhận thức được lỗi của mình => có thể giải quyết được những căng thẳng.

Và đừng quên lời xin lỗi chỉ có giá trị khi xuất phát từ sự chân thành, nếu từ sự giả dối thì những căng thẳng chỉ có thể tạm thời được giải quyết mà thôi.

Ngoài ra bạn có thể lồng ghép thêm một số câu chuyện mang tính giáo dục như:
Lúc còn nhỏ ông (bà, cha, mẹ hoặc người nào đó lớn tuổi hơn) làm việc gì đó sai đối với bạn rồi người đó nói lời xin lỗi,trong khi những người xung quanh nói người đó không cần làm vậy thì người đó lại nói đó là một cách giáo dục khi lấy mình làm tấm gương.
Rồi bạn có thể so sánh trong khi người nước ngoài lời xin lỗi luôn ở trên môi (như trước khi nói chuyện với người nào đó hay làm phiền hay nhờ giúp đỡ họ thường Excuse me, sorry...) hay người thời xưa với lễ nghĩa được đặt lên hàng đầu với xã hội nước ta ngày nay người với người không có gắn bó như trước nữa...

Nguồn gg
 
L

linhnqk1808

Cảm ơn

Cảm ơn các bạn đã giúp mình làm BT này nhaaaaaaaaaa !!!!!!:)>-
 
N

naruto2001

Làm để viết cái chữ xanh xanh ở dưới v bạn???? Bạn làm s hay v

\Rightarrow Để làm được như vậy bạn phải bấm qua "chuyển sang trả lời đầy đủ" bên cạnh chữ trả lời → Tiếp theo bạn bấm vào chỗ có chữ A dưới có màu đen bên cạnh chữ"Sizes" rồi bạn chọn màu viết ở Chỗ color="blue" để có thể chuyển màu chữ viết!
 
C

cindy2002

văn 8

Xin lỗi là lời nói lên sự hối hận của mình vì (sơ ý hoặc cố ý) làm khó khăn cho người khác, hoặc làm tổn thương người khác ở mức độ nhẹ hoặc nặng về mặt tinh thần hoặc thể chất. Đối với xã hội Phương Tây, cũng như văn hóa “sorry” cũng là văn hóa rất hay nó thể hiện sự tự giác trước trách nhiệm về việc làm của mình đối với cộng đồng. Lỡ đi vội vàng va chạm vào người khác, hoặc lớn tiếng, hoặc trễ giờ…người phương tây đã ân cần xin lỗi! Từ xin lỗi cũng có tác dụng như thuốc tiên vậy, trong giao tiếp hoặc trong gia đình nếu biết xin lỗi nhau thì không những làm cho người bạn , người cha mát lòng, người vợ sẵn sàng tha thứ lỗi lầm, cơm lành canh ngọt ngay mà mình cũng nhẹ lòng và biết ghi nhớ điều sai phạm đó mà không phạm lại!
 
Top Bottom