A.
a) Phần đất liền:
- Vị trí: Nước ta nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương; phía Bắc giáp với Trung Quốc; phía Tây giáp với Lào và Cămpuchia; phía Đông là biển Đông thông với Thái Bình Dương rộng lớn.
- Tọa độ địa lí:
+ Cực Bắc : 23°23'B - 105°20'Đ (xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang)
+ Cực Nam: 8°34'B (Xóm Mũi, xã Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau)
+ Cực Đông: 109°24'Đ (trên bán đảo Hòn Gốm thuộc xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh - Khánh Hòa)
+ Cực Tây: 102°10'Đ (dãy Khoan La San, xã Sìn Thầu, Mường Nhé, Điện Biên)
- Nước ta nằm trong đới khí hậu nhiệt đới
- Thuộc múi giờ 7 theo múi giờ GMT
b) Phần biển
- Biển nước ta nằm ở phía Đông lãnh thổ và có diện tích ~ 1 triệu km.
c) Đặc điểm vị trí địa lí VN về mặt tự nhiên
- Nằm trong vùng nội chí tuyến
- Là trung tâm khu vực Đông Nam Á
- Là cầu nối giữa biển và đất liền, giữa các quốc gia Đông Nam Á và các quốc gia Đông Nam Á trên biển.
- Là nơi giao lưu giữa các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
B.
Vị trí địa lí đã qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa:
- Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nóng ẩm, ở giữa vùng gió mùa châu Á (khu vực gió điển hình nhất trên thế giới) khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt: mùa Đông bớt nóng và khô và mùa Hạ nóng và mưa nhiều.
- Do ở vị trí tiếp giáp với Biển Đông, đây là nguồn dự trữ rất dồi dào về nhiệt và ẩm, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, vì thế thảm thực vật ở nước ta quanh năm xanh tốt, giàu sức sống khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ (Tây Nam Á và châu Phi)
- Do nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương cùng các hoạt động mác ma ứng cho nên tài nguyên khoáng sản của Việt Nam khá đa dạng.
- Do nằm ở nơi giao thoa của các luồng thực-động vật thuộc các khu hệ Hymalaya, Malaixia-Inđônêxia và Ấn Độ-Mianma, các luồng di cư này diễn ra chủ yếu vào thời kỳ Tân kiến tạo làm cho khu hệ thực-động vật của nước ta càng thêm phong phú.
- Do vị trí và hình dáng lãnh thổ cũng đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên , hình thành các vùng tự nhiên khác nhau, bổ sung cho nhau trong sự phát triển kinh tế - xã hội (giữa M.Bắc -Nam; giữa miền núi-đồng bằng, ven biển, hải đảo)
* Vị trí, giới hạn đã mang lại thuận lợi khó khăn gì với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước:
- Thuận lợi:
+ Phát triển kinh tế biển giúp tăng tính phát triển kinh tế toàn diện cho đất nước .
+ Tăng cường khả năng hội nhập kinh tế trong khu vực
+ Vùng biển rộng lớn có ý nghĩa ngăn cách các thế lực ngoại xâm.
+ Nhờ đường bờ biển dài,thuận lợi cho việc phát triển thương nghiệp
+ địa hình hiểm trở,núi rừng chiếm 3/4 diện tích thuận lợi cho việc bảo vệ lãnh thổ
- Khó khăn:
+Thiên tai , bảo lũ , hạn hán , sóng thần ..
+Khó bảo vệ lãnh hải