giup minh voi giup duoc minh cam on nhieu

L

lan_phuong_000

Những chính sách của nhà nước đối với trẻ em hiện nay
1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 (đặc biệt là phòng, chống đuối nước) thông qua việc tăng cường hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các quy định về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em
Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã, thôn. Thực hiện tốt các tiêu chuẩn, chế độ của Nhà nước đối với trẻ em; Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phòng ngừa, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, bị lạm dụng sức lao động, bị mua bán, bạo lực; kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; các văn bản hướng dẫn thi hành luật; Các chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV; Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các mục tiêu trong Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn huyện. Thực hiện tốt chế độ báo cáo theo quy định.
2. Công an huyện
Tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; Đề án đấu tranh phòng, chống các loại tội xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên thuộc Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm (Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ đạo Công an cấp xã, thị trấn: Xây dựng và thực hiện các kế hoạch đấu tranh quyết liệt, liên tục với tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên.
3. Phòng Tư pháp
Thường xuyên kiểm tra đối với tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em; tăng cường hướng dẫn công tác đăng ký khai sinh đúng thời hạn cho trẻ em.
4. Phòng Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, không có bạo lực; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong nhà trường.
5. Phòng Y tế
Chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo; phục hồi chức năng cho trẻ em tàn tật; tăng cuờng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực hiện tốt Đề án Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
6. Phòng Văn hóa và Thông tin
Tăng cường thanh tra, kiểm tra và quản lý chặt chẽ các sản phẩm văn hóa, dịch vụ vui chơi, giải trí dành cho trẻ em;
Chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em trong gia đình, nhằm tăng cường năng lực bảo vệ trẻ em cho các thành viên trong gia đình.
Chủ trì, phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, giáo dục về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ chăm sóc trẻ em; chú trọng giáo dục cộng đồng, gia đình và trẻ em về kỹ năng, biện pháp bảo vệ trẻ em; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động về thông tin, báo chí.
7. Phòng Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và các cơ quan liên quan hướng dẫn các địa phương bố trí người làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em..
8. Phòng Tài chính - Kế hoạch
Chủ trì, phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan đưa mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015.
Bố trí kinh phí để thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn 2010 - 2020; ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em .
Trong dự kiến phân bổ chi thường xuyên của ngân sách huyện hàng năm, bảo đảm chi sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em và chi trả trợ giúp xã hội hàng tháng cho trẻ em được hưởng chính sách trợ giúp xã hội của Nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
9. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn
Đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của các cấp chính quyền địa phương đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Bố trí đủ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; hình thành mạng lưới cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các tổ dân phố, cụm dân cư; bố trí quỹ đất và nguồn kinh phí phù hợp để xây dựng các điểm vui chơi giải trí cho trẻ em.
Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nội dung Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020; Đề án xã, thị trấn phù hợp với trẻ em; chú trọng công tác phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em thuộc chính sách Quốc gia phòng, chống tai nạn, thương tích giai đoạn 2010 – 2015; Đề án đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên thuộc Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Kế hoạch, Đề án, Dự án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và chăm sóc trẻ em; thực hiện tốt các chính sách hiện hành đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em trong các hộ gia đình nghèo để giảm mạnh số lượng trẻ em lang thang, bị lạm dụng sức lao động, mồ côi không nơi nương tự, bị bỏ rơi, khuyết tật, tàn tật, nhiễm HIV, bị tai nạn, thương tích, nạn nhân của bạo lực; đảm bảo cung cấp đầy đủ và có chất lượng các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ trẻ em
Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm quyền trẻ em; chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý địa bàn dân cư, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ em gây hậu quả nghiêm trọng; nắm chắc hoàn cảnh các hộ gia đình, số lượng trẻ em tham gia các hình thức lao động kiếm sống; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng xâm hại, bạo lực, mua bán trẻ em, vi phạm quyền trẻ em tại địa phương.
Nguồn: CHỈ THỊ
Về việc tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Số: 06/CT-UBND
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom