giup minh thuyet minh ve cay atiso voi'

T

thienthan74

nguồn: http://vanmau.com/forum/showthread.php/9358-thuyet-minh-ve-cay-atiso
Atisô (tên khoa học: Cynara scolymus) là loại cây là gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50-80 cm.

Những cây atisô được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến Anh. Atisô tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha. Ngày nay, atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt.

Hiện nay, người ta trồng atisô không những chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn mà còn dùng làm thuốc. Họat chất chính của atisô là cynarine (Acide 1- 4 dicaféin quinic). Ngoài ra còn có inulin, inulinaza, tamin, các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê, Natri... Atisô có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường đươc làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận. Tuy chất cynarine đã tổng hợp được nhưng người ta vẫn dùng chế phẩm từ cao lá atisô tươi. Trên thế giới, biệt dược Chophytol của hãng Rosa (Pháp) là thông dụng hơn cả.

Hoạt chất chính của atisô là cynarine có vị đắng, có tác dụng nhuận gan, mật, thông tiểu tiện, kích thích tiêu hóa... Atisô được dùng dưới các dạng: Trà atisô gồm các bộ phận: thân, rễ, hoa, lá - là loại thuốc uống có tác dụng tốt cho gan và lợi tiểu tiện. Cao atisô nấu từ lá atisô (vì các thành phần khác nhiều nước, ít hoạt chất). Đặc điểm của cao atisô là đắng, nhưng để lại dư vị ngòn ngọt. Mỗi ngày dùng 5-10 gr dạng cao mềm, uống lâu dài sẽ có tác dụng tốt đối với những người bị các bệnh về gan (thiểu năng gan, xơ gan...). Cần lưu ý là nếu cao atisô mà ngọt tức không phải cao nguyên chất, vì vậy để tránh mua phải cao giả, kém phẩm chất, tốt nhất mua tại các cơ sở có uy tín, có thương hiệu.

Hoa atisô là một loại rau cao cấp. Nên chọn những bông atisô mập, chưa nở (không nhất thiết phải chọn hoa to, vì loại này đã già, ít cơm). Người ta thường dùng atisô nấu với thịt, xương, chân giò... được coi là một món ăn bổ dưỡng, cao cấp. Hiện ngành y tế đã sản xuất atisô thành những viên nang hoặc cao lỏng là loại thuốc có tác dụng nhuận gan, mật, lợi tiểu. Nói chung, những người bị các bệnh về gan mật (viêm gan, thiểu năng gan, xơ gan...) nên dùng atisô lâu dài (có thể dùng dưới dạng trà, cao, viên đều được)

Nên nhớ là lá atisô mới chứa nhiều hoạt chất nhất, còn các bộ phận khác (hoa, thân, rễ) hoạt chất không cao nên chỉ có ý nghĩa như một loại trà mà thôi.



Xin Lỗi vì mình cũng chưa hiểu rõ lắm về loại cây này nên đành lấy nguồn vậy :D
 
C

connhagiau_ht

Atisô (tên khoa học: Cynara scolymus) là loại cây là gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50-80 cm.

Những cây atisô được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến Anh. Atisô tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha. Ngày nay, atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt.

Hiện nay, người ta trồng atisô không những chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn mà còn dùng làm thuốc. Họat chất chính của atisô là cynarine (Acide 1- 4 dicaféin quinic). Ngoài ra còn có inulin, inulinaza, tamin, các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê, Natri... Atisô có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường đươc làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận. Tuy chất cynarine đã tổng hợp được nhưng người ta vẫn dùng chế phẩm từ cao lá atisô tươi. Trên thế giới, biệt dược Chophytol của hãng Rosa (Pháp) là thông dụng hơn cả.

Hoạt chất chính của atisô là cynarine có vị đắng, có tác dụng nhuận gan, mật, thông tiểu tiện, kích thích tiêu hóa... Atisô được dùng dưới các dạng: Trà atisô gồm các bộ phận: thân, rễ, hoa, lá - là loại thuốc uống có tác dụng tốt cho gan và lợi tiểu tiện. Cao atisô nấu từ lá atisô (vì các thành phần khác nhiều nước, ít hoạt chất). Đặc điểm của cao atisô là đắng, nhưng để lại dư vị ngòn ngọt. Mỗi ngày dùng 5-10 gr dạng cao mềm, uống lâu dài sẽ có tác dụng tốt đối với những người bị các bệnh về gan (thiểu năng gan, xơ gan...). Cần lưu ý là nếu cao atisô mà ngọt tức không phải cao nguyên chất, vì vậy để tránh mua phải cao giả, kém phẩm chất, tốt nhất mua tại các cơ sở có uy tín, có thương hiệu.

Hoa atisô là một loại rau cao cấp. Nên chọn những bông atisô mập, chưa nở (không nhất thiết phải chọn hoa to, vì loại này đã già, ít cơm). Người ta thường dùng atisô nấu với thịt, xương, chân giò... được coi là một món ăn bổ dưỡng, cao cấp. Hiện ngành y tế đã sản xuất atisô thành những viên nang hoặc cao lỏng là loại thuốc có tác dụng nhuận gan, mật, lợi tiểu. Nói chung, những người bị các bệnh về gan mật (viêm gan, thiểu năng gan, xơ gan...) nên dùng atisô lâu dài (có thể dùng dưới dạng trà, cao, viên đều được)

Nên nhớ là lá atisô mới chứa nhiều hoạt chất nhất, còn các bộ phận khác (hoa, thân, rễ) hoạt chất không cao nên chỉ có ý nghĩa như một loại trà mà thôi.
 
C

connhagiau_ht

day la 1 vai y nho them : Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gaNgày càng có nhiều người uống trà Atisô bởi vị thơm ngon và công dụng bổ dưỡng của nó. Vậy loại cây này mang lại những tác dụng kỳ diệu gì cho sức khoẻ?ng hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.Atisô có tên khoa học là Cynara Scolynus Lour do người Pháp đưa vào Việt Nam và được trồng nhiều nhất tại Đà Lạt, rồi đến Sa Pa, Tam Đảo (những nơi có khí hậu ôn đới).
 
Top Bottom