Văn 9 Giúp mình sửa bài

quyn12331

Học sinh mới
Thành viên
1 Tháng mười hai 2021
5
5
6
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chúng ta ai cũng có quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng những tâm hồn thơ bé, nơi mà dù đi xa tới đâu ta đều hướng về. Riêng tôi đó là cái làng chợ Dầu đầy thương nhớ.
Tôi sinh ra và lớn lên ở làng Chợ Dầu. Ngôi làng ấy gắn bó với tôi trong tất cả sinh hoạt, trong tình yêu và nỗi nhớ vô cùng vô tận. Tôi yêu từng thớ đất, từng cái cây, ngọn cỏ, từng con người nơi đây. Vậy mà do hoàn cảnh mà cả gia đình tôi phải đi tản cư để tránh đòn tấn công của kẻ địch., tôi phải xa rời ngôi làng yêu thương của mình.
Bao nhiêu năm sống trên mảnh đất quê mình. Đến cả nhắm mắt tôi cũng biết được ở đâu có có khúc sông, có giếng làng. Phải xa quê, không ở lại cùng anh em chiến đấu bảo vệ làng làm tôi cũng buồn khó tả. Tôi cũng muốn ở lại với anh em, đào đường, đắp ụ ,xẻ hào ,khuân đá,… quyết sống chết với thằng Tây dám cướp làng, cướp nước ta. . “Chao ôi! Tôi nhớ làng , nhớ cái làng quá.”
Trưa ấy, trời nắng ghê lắm. Nắng rọi xuống mặt sân sáng lóa. Nắng như muốn thiêu rụi cả con người. Có mấy tiếng gà trưa cất lên eo éo.
Tôi đang ngóng đứa con gái lớn từng lúc một. Mong nó về nhanh nhanh để trông nhà trông cửa, để tôi còn được làm cái việc mà tôi vẫn làm. Một lúc sau, nó về. Tôi dặn dò con vài câu rồi bước vội ra ngoài. Đường vắng hẳn người qua lại. Trời lồng lộng gió nhưng vẫn không đủ để thổi đi cái nắng nóng của mùa hè. Nắng thế này thì bỏ mẹ chúng nó. Tôi nghĩ rồi nói lớn. Có người đi ngang qua, bỡ ngỡ hỏi lại:
- Chúng nó nào?
- Tây ấy chứ còn chúng nó nào nữa. Ngồi vị trí giờ bằng ngồi tù.
Nói rồi tôi bước thẳng. Cũng như thường lệ, tôi ghé vào trạm thông tin nghe ngóng tình hình chiến sự.Tuy tôi không biết mặt chữ in nhưng cũng muốn ra nghe tin tức kháng chiến lắm. Chả phải hóng hớt nhưng tôi thích nghe tin hôm nay mình đánh được bao nhiêu thằng, thắng ở đâu, như thế làm tôi vui lắm. Ra đây nghe tin tức, tôi ghét là ghét mấy anh cậy chữ đọc thầm, chẳng cho ai nghe với. May sao hôm nay có anh bạn đọc to cho mọi người cùng nghe. Chao ôi ! bao nhiêu là tin tức hay, có tin một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên tháp Rùa. Tuổi nhỏ mà dũng cảm vậy đó. Một anh đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng… Hôm nay nghe toàn tin tốt đẹp về làng. “ Ruột gan tôi cứ múa cả lên, vui quá”. Cứ cái đà này, thì kháng chiến rồi cũng kết thúc thôi, bọn Tây cũng phải đầu hàng.
Tôi náo nức bước khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vộ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ, tôi ngồi vào một cái quán nước, hút một điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi nóng, bao nhiêu ý thích chen chúc trong đầu tôi. Tiếng quạt, tiếng thở. tiếng trẻ con khóc cùng tiếng của cánh đi phá đường râm ran cả góc đường. Dưới chân đồi, những ruộng lúa xanh mượt uốn quanh co dưới trời nắng, lấp lánh như một khúc sông. Có mấy bóng cò trắng bay dập dờn…
Thấy mấy ông bà từ dưới lên. Thì ra là mấy ông bà từ Gia Lâm lên, cũng hỏi chuyện thóc lúa đồng áng xem như thế nào.
– Này bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không ?
Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào:
– Nó rút từ Bắc Ninh qua Chợ Dầu , nó khủng bố ông ạ.
Thấy tin quê mình bị địch bắn, tôi vừa lo, vừa sợ, lắp bắp hỏi:
– Nó…nó vào Chợ Dầu hả bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng ?
Người đàn bà ẵm con, cong môi lên đỏng đảnh:
-Có giết được thằng nào đâu, cả làng chúng nó theo việt gian theo Tây còn giết gì nữa.
Tin dữ đến bất ngờ khiến tôi bàng hoàng, da mặt tê rân rân, cổ họng nghẹn ắng lại, lặng đi tưởng như đến không thở được nữa. Một lúc lâu tôi mới dặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, tôi hỏi lại về cái tin ấy thì người ta đã khẳng định một cách chắc chắn.
-Thì chúng tôi vừa ở dưới đó lên mà, Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ! Tây vào làng chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng Chánh Bệu thì khuôn cả từ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xa cam-nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại.
Tôi đau đớn đến uất nghẹn, tôi trả tiền nước, đứng dậy chèm chẹp miệng, cố cười nói to.
-Hà, nắng gớm, về nào….

Tôi cố đánh lảng đi và đứng dậy đi thẳng, tôi vẫn nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú. Bầu trời như tối đi ngay trước mắt, tôi đứng dậy trả tiền nước đi về. Hai chữ Việt gian mà người đàn bà nói nó vẫn văng vẳng bên tai tôi:

-Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm còn được người ta thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát.
Tôi cảm thấy như chính tôi đang mang nỗi nhục của một tên bán nước , chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi.
Về đến nhà, tôi nằm vật ra giường, nhìn lũ con, tôi thấy đau xót, tủi hổ, nước mắt cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nan, bằng mấy tuổi đầu,...Tôi nắm chặt hai tay mà rít lên:
-Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
Tôi ngờ ngợ chả nhẽ bọn ở làng lại đốn đến thế ư, rồi tôi tự kiểm điểm trong óc thấy họ đều là những người có tinh thần yêu nước, yêu kháng chiến chẳng nhẽ lại đi làm cái điều nhục nhã ấy. Nhưng không có lửa làm sao có khói? Chiều hôm ấy, vợ tôi về với vẻ mặt bần thần, dáng vẻ uể oải. Trong nhà có cái sự im lặng, ngột ngạt đến khó chịu, trái ngược hẳn với ngôi nhà đầy ắp tiếng cười trước đây. . Mãi đến khuya vợ tôi mới hỏi tôi về cái tin ấy. Buồn bã và đau khổ, tôi gắt lên một tiếng khiến bà ấy im bặt. Những ngày sau đó, tôi luôn bị hành hạ bằng bởi những nghi ngờ, băn khoăn, lo lắng, sợ hãi đặc biệt là mụ chủ nhà. Suốt những ngày đau khổ đó, tôi không dám bước chân ra ngoài. chỉ ở trong gian nhà chật chội để nghe ngóng tin tức. Một đám xúm lại tôi cũng không chú ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa tôi cũng chột dạ. Thoáng những tiếng Tây, Việt gian, lúc nào cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, đang bàn tán về cái tin ấy.
Các cụ đã nói "Ghét của nào trời trao của ấy". Đúng như những gì tôi lo sợ, mụ chủ đã đến, ý tứ đuổi khéo chúng tôi. Phải rồi! Ai người ta dại mà đi chứa lũ bán nước cơ chứ? Tất cả đang quay lưng lại với tôi. Thật đáng sợ! Thật là tuyệt đường sống! Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa gia đình tôi? Cứ nghĩ, nghĩ và nghĩ mãi. Những ý nghĩ đen tối, ghê rợn cứ theo đó mà len lỏi vào tâm chí tôi. Từng bước, từng bước một, chúng thống lĩnh suy nghĩ của tôi... Hay là quay về làng?...
Sáng hôm nọ, mụ chủ nhà cũng đã đuổi khéo vợ chồngtôi , con cái nhà tôi ra khỏi nhà. Trước tình cảnh ấy bế tắc ấy, lòng tôi đã chớm có ý định quay trở về làng nhưng rồi tôi lại tự xác định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Cũng không thể đi đâu, đâu đâu người ta cũng đuổi người làng tôi. Trong tâm trạng đau đớn, tủi nhục, tôi tâm sự với thằng con trai út. Khi tôi hỏi nó nhà ta ở đâu thì nó trả lời là làng Chợ Dầu, khi tôi hỏi nó có muốn về làng không nó chỉ khe khẽ đáp:
-Có.
Vậy mà khi tôi hỏi nó ủng hộ ai thì nó lại trả lời mạnh bạo và rành rọt:
-Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm.
Nghe câu trả lời của nó mà lòng tôi đau như cắt, bởi tâm sự của nó cũng là tâm sự của tôi, nói với nó cũng là tôi đang tự giải tỏa lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Tôi biết cái ý nghĩ mong có anh em đồng chí, cụ Hồ nghe được mà biết, mà soi xét cho bố con tôi chỉ là ý nghĩ viển vông, nhưng tôi vẫn không nhịn được mà nói chuyện với con. Chí ít, mỗi lần nói chuyện với con xong, lòng tôi cũng vơi đi mấy phần.
Rồi khoảng lúc ấy chắc ba giờ chiều, có một anh bạn tôi cũng ở làng chợ Dầu qua nhà, tôi quyết định phải đi cùng anh xem tình hình thế nào. Và mọi thứ được sáng tỏ, tôi vui mừng rạng rỡ hẳn lên, khắc hẳn với mấy ngày hôm trước. Tôi còn mua cho bọn trẻ nhà tôi ít kẹo bánh cơ. Tôi vui mừng lắm, đi khoe khắp làng:
- Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông
chủ tịch làng tôi mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết, …cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết!Toàn sai sự mục đích cả.
Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, tôi lại lật đật bỏ lên nhà trên .
- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính…, cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất .Toàn sai sự mục đích cả.!
Mặc dù đối với người nông dân như tôi lúc bấy giờ, cái nhà là quan trọng nhất nhưng tôi không ức chế nổi sự sung sướng của mình. Chỉ là một căn nhà thôi, sau này chiến tranh kết thúc quay về xây dựng lại cũng được, chứ nếu danh dự của làng bị mất thì đó sẽ là một vết nhơ mà kể cả qua bao nhiêu năm cũng không xóa nhòa đi.
Cũng được bằng ấy câu, tôi đi khoe hết bà con lối xóm. Tôi cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người.Ai ai cũng mừng cho tôi.
Tối hôm ấy, tôi lại sang bên gian bác Thứ , lại ngồi trên chiếc võng tre , vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng Chợ Dầu của mình.
Câu chuyện là như vậy đó, trải qua nhiều cung bậc cảm xúc từ thất vọng, chán nản và niềm vui bất ngờ làm tôi nhảy cẫng lên như một đứa trẻ . Sau những tai họa ấy, tôi càng yêu làng, yêu kháng chiến hơn bao giờ hết. Làng Chợ Dầu là làng anh hùng. Dân chợ dầu anh dũng, kiên trung. Từ đây, làng tôi và đất nước là một . Ủng họ Cách mạng! Ủng hộ cụ Hồ! Tôi sẽ tiếp tục góp sức cùng nhân dân, cùng cụ Hồ chiến đấu chống giặc đến hơi thở cùng.
 

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
19
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Chúng ta ai cũng có quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng những tâm hồn thơ bé, nơi mà dù đi xa tới đâu ta đều hướng về. Riêng tôi đó là cái làng chợ Dầu đầy thương nhớ.
Tôi sinh ra và lớn lên ở làng Chợ Dầu. Ngôi làng ấy gắn bó với tôi trong tất cả sinh hoạt, trong tình yêu và nỗi nhớ vô cùng vô tận. Tôi yêu từng thớ đất, từng cái cây, ngọn cỏ, từng con người nơi đây. Vậy mà do hoàn cảnh mà cả gia đình tôi phải đi tản cư để tránh đòn tấn công của kẻ địch., tôi phải xa rời ngôi làng yêu thương của mình.
Bao nhiêu năm sống trên mảnh đất quê mình. Đến cả nhắm mắt tôi cũng biết được ở đâu có có khúc sông, có giếng làng. Phải xa quê, không ở lại cùng anh em chiến đấu bảo vệ làng làm tôi cũng buồn khó tả. Tôi cũng muốn ở lại với anh em, đào đường, đắp ụ ,xẻ hào ,khuân đá,… quyết sống chết với thằng Tây dám cướp làng, cướp nước ta. . “Chao ôi! Tôi nhớ làng , nhớ cái làng quá.”
Trưa ấy, trời nắng ghê lắm. Nắng rọi xuống mặt sân sáng lóa. Nắng như muốn thiêu rụi cả con người. Có mấy tiếng gà trưa cất lên eo éo.
Tôi đang ngóng đứa con gái lớn từng lúc một. Mong nó về nhanh nhanh để trông nhà trông cửa, để tôi còn được làm cái việc mà tôi vẫn làm. Một lúc sau, nó về. Tôi dặn dò con vài câu rồi bước vội ra ngoài. Đường vắng hẳn người qua lại. Trời lồng lộng gió nhưng vẫn không đủ để thổi đi cái nắng nóng của mùa hè. Nắng thế này thì bỏ mẹ chúng nó. Tôi nghĩ rồi nói lớn. Có người đi ngang qua, bỡ ngỡ hỏi lại:
- Chúng nó nào?
- Tây ấy chứ còn chúng nó nào nữa. Ngồi vị trí giờ bằng ngồi tù.
Nói rồi tôi bước thẳng. Cũng như thường lệ, tôi ghé vào trạm thông tin nghe ngóng tình hình chiến sự.Tuy tôi không biết mặt chữ in nhưng cũng muốn ra nghe tin tức kháng chiến lắm. Chả phải hóng hớt nhưng tôi thích nghe tin hôm nay mình đánh được bao nhiêu thằng, thắng ở đâu, như thế làm tôi vui lắm. Ra đây nghe tin tức, tôi ghét là ghét mấy anh cậy chữ đọc thầm, chẳng cho ai nghe với. May sao hôm nay có anh bạn đọc to cho mọi người cùng nghe. Chao ôi ! bao nhiêu là tin tức hay, có tin một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên tháp Rùa. Tuổi nhỏ mà dũng cảm vậy đó. Một anh đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng… Hôm nay nghe toàn tin tốt đẹp về làng. “ Ruột gan tôi cứ múa cả lên, vui quá”. Cứ cái đà này, thì kháng chiến rồi cũng kết thúc thôi, bọn Tây cũng phải đầu hàng.
Tôi náo nức bước khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vộ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ, tôi ngồi vào một cái quán nước, hút một điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi nóng, bao nhiêu ý thích chen chúc trong đầu tôi. Tiếng quạt, tiếng thở. tiếng trẻ con khóc cùng tiếng của cánh đi phá đường râm ran cả góc đường. Dưới chân đồi, những ruộng lúa xanh mượt uốn quanh co dưới trời nắng, lấp lánh như một khúc sông. Có mấy bóng cò trắng bay dập dờn…
Thấy mấy ông bà từ dưới lên. Thì ra là mấy ông bà từ Gia Lâm lên, cũng hỏi chuyện thóc lúa đồng áng xem như thế nào.
– Này bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không ?
Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào:
– Nó rút từ Bắc Ninh qua Chợ Dầu , nó khủng bố ông ạ.
Thấy tin quê mình bị địch bắn, tôi vừa lo, vừa sợ, lắp bắp hỏi:
– Nó…nó vào Chợ Dầu hả bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng ?
Người đàn bà ẵm con, cong môi lên đỏng đảnh:
-Có giết được thằng nào đâu, cả làng chúng nó theo việt gian theo Tây còn giết gì nữa.
Tin dữ đến bất ngờ khiến tôi bàng hoàng, da mặt tê rân rân, cổ họng nghẹn ắng lại, lặng đi tưởng như đến không thở được nữa. Một lúc lâu tôi mới dặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, tôi hỏi lại về cái tin ấy thì người ta đã khẳng định một cách chắc chắn.
-Thì chúng tôi vừa ở dưới đó lên mà, Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ! Tây vào làng chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng Chánh Bệu thì khuôn cả từ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xa cam-nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại.
Tôi đau đớn đến uất nghẹn, tôi trả tiền nước, đứng dậy chèm chẹp miệng, cố cười nói to.
-Hà, nắng gớm, về nào….

Tôi cố đánh lảng đi và đứng dậy đi thẳng, tôi vẫn nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú. Bầu trời như tối đi ngay trước mắt, tôi đứng dậy trả tiền nước đi về. Hai chữ Việt gian mà người đàn bà nói nó vẫn văng vẳng bên tai tôi:

-Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm còn được người ta thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát.
Tôi cảm thấy như chính tôi đang mang nỗi nhục của một tên bán nước , chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi.
Về đến nhà, tôi nằm vật ra giường, nhìn lũ con, tôi thấy đau xót, tủi hổ, nước mắt cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nan, bằng mấy tuổi đầu,...Tôi nắm chặt hai tay mà rít lên:
-Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
Tôi ngờ ngợ chả nhẽ bọn ở làng lại đốn đến thế ư, rồi tôi tự kiểm điểm trong óc thấy họ đều là những người có tinh thần yêu nước, yêu kháng chiến chẳng nhẽ lại đi làm cái điều nhục nhã ấy. Nhưng không có lửa làm sao có khói? Chiều hôm ấy, vợ tôi về với vẻ mặt bần thần, dáng vẻ uể oải. Trong nhà có cái sự im lặng, ngột ngạt đến khó chịu, trái ngược hẳn với ngôi nhà đầy ắp tiếng cười trước đây. . Mãi đến khuya vợ tôi mới hỏi tôi về cái tin ấy. Buồn bã và đau khổ, tôi gắt lên một tiếng khiến bà ấy im bặt. Những ngày sau đó, tôi luôn bị hành hạ bằng bởi những nghi ngờ, băn khoăn, lo lắng, sợ hãi đặc biệt là mụ chủ nhà. Suốt những ngày đau khổ đó, tôi không dám bước chân ra ngoài. chỉ ở trong gian nhà chật chội để nghe ngóng tin tức. Một đám xúm lại tôi cũng không chú ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa tôi cũng chột dạ. Thoáng những tiếng Tây, Việt gian, lúc nào cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, đang bàn tán về cái tin ấy.
Các cụ đã nói "Ghét của nào trời trao của ấy". Đúng như những gì tôi lo sợ, mụ chủ đã đến, ý tứ đuổi khéo chúng tôi. Phải rồi! Ai người ta dại mà đi chứa lũ bán nước cơ chứ? Tất cả đang quay lưng lại với tôi. Thật đáng sợ! Thật là tuyệt đường sống! Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa gia đình tôi? Cứ nghĩ, nghĩ và nghĩ mãi. Những ý nghĩ đen tối, ghê rợn cứ theo đó mà len lỏi vào tâm chí tôi. Từng bước, từng bước một, chúng thống lĩnh suy nghĩ của tôi... Hay là quay về làng?...
Sáng hôm nọ, mụ chủ nhà cũng đã đuổi khéo vợ chồngtôi , con cái nhà tôi ra khỏi nhà. Trước tình cảnh ấy bế tắc ấy, lòng tôi đã chớm có ý định quay trở về làng nhưng rồi tôi lại tự xác định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Cũng không thể đi đâu, đâu đâu người ta cũng đuổi người làng tôi. Trong tâm trạng đau đớn, tủi nhục, tôi tâm sự với thằng con trai út. Khi tôi hỏi nó nhà ta ở đâu thì nó trả lời là làng Chợ Dầu, khi tôi hỏi nó có muốn về làng không nó chỉ khe khẽ đáp:
-Có.
Vậy mà khi tôi hỏi nó ủng hộ ai thì nó lại trả lời mạnh bạo và rành rọt:
-Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm.
Nghe câu trả lời của nó mà lòng tôi đau như cắt, bởi tâm sự của nó cũng là tâm sự của tôi, nói với nó cũng là tôi đang tự giải tỏa lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Tôi biết cái ý nghĩ mong có anh em đồng chí, cụ Hồ nghe được mà biết, mà soi xét cho bố con tôi chỉ là ý nghĩ viển vông, nhưng tôi vẫn không nhịn được mà nói chuyện với con. Chí ít, mỗi lần nói chuyện với con xong, lòng tôi cũng vơi đi mấy phần.
Rồi khoảng lúc ấy chắc ba giờ chiều, có một anh bạn tôi cũng ở làng chợ Dầu qua nhà, tôi quyết định phải đi cùng anh xem tình hình thế nào. Và mọi thứ được sáng tỏ, tôi vui mừng rạng rỡ hẳn lên, khắc hẳn với mấy ngày hôm trước. Tôi còn mua cho bọn trẻ nhà tôi ít kẹo bánh cơ. Tôi vui mừng lắm, đi khoe khắp làng:
- Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông
chủ tịch làng tôi mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết, …cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết!Toàn sai sự mục đích cả.
Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, tôi lại lật đật bỏ lên nhà trên .
- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính…, cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất .Toàn sai sự mục đích cả.!
Mặc dù đối với người nông dân như tôi lúc bấy giờ, cái nhà là quan trọng nhất nhưng tôi không ức chế nổi sự sung sướng của mình. Chỉ là một căn nhà thôi, sau này chiến tranh kết thúc quay về xây dựng lại cũng được, chứ nếu danh dự của làng bị mất thì đó sẽ là một vết nhơ mà kể cả qua bao nhiêu năm cũng không xóa nhòa đi.
Cũng được bằng ấy câu, tôi đi khoe hết bà con lối xóm. Tôi cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người.Ai ai cũng mừng cho tôi.
Tối hôm ấy, tôi lại sang bên gian bác Thứ , lại ngồi trên chiếc võng tre , vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng Chợ Dầu của mình.
Câu chuyện là như vậy đó, trải qua nhiều cung bậc cảm xúc từ thất vọng, chán nản và niềm vui bất ngờ làm tôi nhảy cẫng lên như một đứa trẻ . Sau những tai họa ấy, tôi càng yêu làng, yêu kháng chiến hơn bao giờ hết. Làng Chợ Dầu là làng anh hùng. Dân chợ dầu anh dũng, kiên trung. Từ đây, làng tôi và đất nước là một . Ủng họ Cách mạng! Ủng hộ cụ Hồ! Tôi sẽ tiếp tục góp sức cùng nhân dân, cùng cụ Hồ chiến đấu chống giặc đến hơi thở cùng.
Đây là bài văn tự sự nên về phần thân bài mình thấy vậy là ổn, mình sẽ không gợi ý sửa chữa nhầm để mạch cảm xúc của bạn được tuej nhiên liền mạch và trôi chảy đúng với tư tưởng tình cảm của bạn.
Mình chỉ có một số góp ý ở phần mở bài
"Chúng ta ai cũng có quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng những tâm hồn thơ bé, nơi mà dù đi xa tới đâu ta đều hướng về. Riêng tôi đó là cái làng chợ Dầu đầy thương nhớ."
Gợi ý sửa :
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người .
Chúng ta ai ai cũng có một quê hương cho riêng mình, nó chẳng những là nơi ta đã được chôn rau cắt rốn, là nơi chất chứa mọi kĩ niệm buồn vui của một thời ấu thơ tươi đẹp mà đấy còn chính là chiếc noi đầu đời đưa dắt ta đến mọi chân trời của cuộc sống. Còn với tôi đó là hình ảnh cái làng chợ Dầu đầy thân thương, thiêng liêng và trìu mến"
Bạn tham khảo gợi ý
Chúc bạn học tốt
https://diendan.hocmai.vn/forums/thao-luan-chung.292/?direction=asc
 
Top Bottom