giúp mình phần này với

Q

question007

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Phân tích số phận bi kịch và vẻ đẹp của người phụ nữ qua tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" và"Truyện Kiều".
2. Nhận xét hành động nhân nghĩa và nhân cách cao quý củ ông Ngư trong truyện" Lục Vân Tiên".
THANKS trước nhá:khi (12)::M_nhoc2_16::M012:
 
B

babybabygirl_94

uhm`, đề của bạn dài wa' nên mình ko tiện post bài hoàn chỉnh lên cho bạn (lười mà!!!) nhưng bạn làm theo gợi ý sau nha! Bạn hãy triển khai bài theo 2 luận điểm chính:
Ld 1:Người phụ nữ là hiện thân của cái đẹp
* Họ có vẻ đẹp về hình thức:
- Hai chị em Thuý Kiều là khuôn mẫu của cái đẹp (Trích dẫn thơ bạn nhé!), sau đó phân tích một chút về sắc đẹp của 2 người. VD:Thuý Vân có một vẻ đẹp "trang trọng", quý phái hiếm ng` con gái nào có đc ....còn Kiều có nhan sắc tuyệt vời . một tuyệt sắc giai nhân......khiến cho thiên nhiên còn phải ghen tị.......
- Vũ Nương có vẻ đẹp đằm thắm, mặn mà, chân chất của ng` con gái quê...VD: chỉ với 4 từ ngắn gọn "tư dung tốt đẹp", Nguyễn Dữ đã khắc hoạ lên chân dung một người con gái đẹp người lại đẹp nết......
* Họ có vẻ đẹp tâm hồn, tài năng:
- Tiêu biểu cho tài năng chính là Thuý Kiều "Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai". Nàng có cả cầm-kì-thi-hoạ, những điều lý tưởng của ng` con gái đặc biệt là tiểu thư khuê các như Kiều cần có..........
- Tài và sắc của những ng` phụ nữ đã làm nổi bật thêm vẻ đẹp bản chất bên trong: đẹp nết.Họ đều giàu đức hi sinh, lòng vị tha, tâm tình chung thuỷ(Phân tích: Vũ Nương thì đảm đang, hiếu thảo làm tròn ba bổn phận: bổn phận của một người con, bổn phận của một người vợ và bổn phận của một ng` mẹ......còn kiều , trước tai biến bất ngờ của gia đình nàng cũng đã làm tròn chữ hiếu bán mình chuộc cha báo đáp công ơn sinh dưỡng, khi Kiều bị lừa vào lầu xanh rồi gặp Thúc Sinh đc TS cưới về làm vợ thì nàng luôn cảm thấy có lỗi với Hoạn Thư mà trong cuộc báo ân báo oán sau này Kiều đã cảm động mà tha tội cho Hoạn Thư, nàng cũng đều biết ơn những ng` đã cứu mình và cưu mang mình: sư vãi Giác Duyên, Thúc Sinh, Từ Hải.......) Dù thế nào đi nữa họ vẫn giữ tấm lòng thuỷ chung son sắt( Kiều luôn luôn nhớ về Kim Trọng....., Vũ Nương thì "trăm năm giữ tiết, trinh bạch gìn lòng" với Trương Sinh,.........
Ld 2: Người phụ nữ-hiện thân cho số phận bi thương
- Nhận xét chung: Dưới chế độ phong kiến, mọi thế lực xã hội kể cả gia đình đều có thể chà đạp lên thân phận ng` phụ nữ.
* Nguyên nhân dẫn đến số phận bi thương:
- Tố cáo chiến tranh phong kiến : nếu ko có chiến tranh phong kiến phi nghĩa thì làm sao có cảnh đầu rơi máu chảy, tan đàn xẻ nghé, làm sao có cảnh mẹ xa con buồn đau mà chết,làm sao có cảnh vợ xa chồng ngày nhớ đêm mong, làm sao có cảnh con ra đời mà chưa được nhìn mặt cha.....vì chiến tranh mà bản tính "đa nghi" của Trương Sinh có dịp bùng phát , Và làm sao mà dẫn đến cái chết thảm thương đến vậy cho nàng VN.....( bạn nên liên hệ tới bài "chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn+Đoàn Thị Điểm cùng thời...)
- Nỗi bất hạnh làm cho ng` phụ nữ đau đớn hơn nhiều đó là những tai hoạ bởi chính những người thân trong gia đình giáng xuống đầu họ. Tiêu biểu cho những số phận cay đắng do ng` chồng gây ra là Vũ Thị Thiết trong tác phẩm "CNCGNX" của Nguyễn Dữ. Suốt ba năm chồng đi lính -> 1 lòng trinh tiết ->Ts trở về -> hạnh phúc chưa bao lâu-> TS hiểu lầm lời nói của con thơ -> nghi oan, ghen tuông -> đánh đuổi, mắng mỏ -> cái chết......Liên hệ "Quan Âm Thị Kính"....Nhưng điển hình nhất là nhân vật Thuý Kiều cho nhân phẩm và tài năng bị vùi dập....Bán mình đã là điều đau khổ nhưng cái chính là tài sắc như Kiều mà phải đem thân bán mình cho tên ô trọc Mã Giám Sinh. Nỗi đau đớn ấy khiến nàng ko thốt lên lời, nàng chỉ biết khóc: "thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng".Phải đau đớn dứt bỏ mối tình tuyệt đẹp với KT nàng kêu lên thống thiết, tiếng kêu xé lòng: "Ôi Kim lang hỡi Kim lang,Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây".Trong suốt 15 năm lưu lạc của mình ko bit' nàng Kiều đã khóc bao lần....Từ tay MGS vào lầu xanh bị Tú Bà hành hạ, bị Sở Khanh lừa, bị Hoạn Thư hành hạ, bị Hồ Tôn Hiến làm nhục rồi bán cho viên thổ quan.........Quả là một số phận: "Thanh lâu 2 lượt, thanh y 2 lần"..............
Woa! mệt wa', mình chỉ giúp đc thế này thui, chúc bạn làm bài tốt, pm lại cho mình nha!
 
S

seagirl_41119

NX về hành động của ông Ngư:
Đó là hành động nhân nghĩa, thấy người gặp nạn là cứu ngay tức khắc, rồi cả nhà tận lực chữa chạy:
+ Vừa may trời đã sáng ngày,
Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ.
Hối con vầy lửa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Sau khi biết được cảnh ngộ của Vân Tiên ông Ngư không chút tính toán mời chàng ở lại và không nghĩ đến việc đáp đền:
+ Dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn?
Cái thiện còn được biểu hiện qua cuộc sống thật đẹp. Đây là cuộc sống không vướng bận lợi danh
+ Một câu danh lợi chi sơn lòng đây.
Cuộc sống tự do, thong dong không bi gò bó:
+ Rày doi, mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió, đêm nầy chơi trăng.
Đây cũng là cuộc sống đầy ắp niềm vui của nhân dân lao động tự do, làm chủ mình:
+ Nghêu ngao nay chích mai đằm,
…..
Thung dung dưới thế vui say trong trời.
=> Hành động nhân nghĩa, nhân cách cao cả của ông Ngư cho thấy tác giá không mất lòng tin ở con người
 
Top Bottom