Mình sưu tầm,thấy cũng hay, bạn tham khảo nhé !!
Trong chúng ta, chắc chẳng có ai không biết đến mèo, loài vật đáng yêu được nuôi rộng rãi trong gia đình. Nhưng các bạn có chắc là mình hiểu rõ về loài mèo chưa ? Nếu chưa, mời các bạn cùng tôi đến trò chuyện với chị mèo Thông Thái đằng kia.
Sau khi chào tôi, chị mèo hào hứng kể rằng họ mèo nhà chị có nguồn gốc từ mèo rừng. Mèo bắt đầu được thuần hóa và nuôi ở Ai Cập sau đó lan nhanh sang châu Âu và các khu vực khác trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, mèo bắt đầu được nuôi từ khoảng hai nghìn năm trước đây.
Quả đúng như chị mèo Thông Thái nói, họ nhà chị ai ai cũng có vẻ ngoài nhanh nhẹn, tràn đầy sức sống. Đầu mèo tròn, nhỏ và ở phía trước hơi nhô ra, đó là mõm mèo. Trông mèo nhỏ bé thế nhưng hàm răng nó lại có tới ba mươi chiếc. Trong số này, ngoài bốn chiếc răng nanh sắc nhọn thì hầu hết đều nhỏ xíu. Kỳ lạ nhất là đôi mắt mèo, đôi mắt trong veo như hai hòn bi ve. Đồng tử mèo có khả năng co dãn cực tốt. Ban ngày, đồng tử thu nhỏ đến đêm mới dãn ra. Thế là mèo ta có thể nhìn rõ trong đêm tối. Thân hình nhỏ bé của mèo được nâng đỡ bởi bốn chân chắc khỏe. Vì nằm trong nhóm động vật bậc thấp nên mèo vẫn có một cái đuôi dài. Mỗi chân mèo đều có bốn ngón, dưới những ngón chân có vuốt cực sắc này là đệm thịt giúp mèo đi lại nhẹ nhàng.
Chắc chẳng có em bé nào mà lại không biết đến câu hát : “Meo meo meo, rửa mặt như mèo…” hay “mèo con ra bể nước, bàn chân nó vuốt vuốt, xoa mấy sợi râu cước…”. Hình ảnh chú mèo liếm láp lòng bàn chân trước bên phải của mình cho thật sạch rồi lấy chính chân đó cọ cọ vào mặt mình đã khắc sâu vào tâm trí trẻ thơ. Một tập tính nữa mà ai cũng biết ở mèo đấy là bắt chuột. Bọn chuột xấu xí chuyên đi ăn vụng mỗi khi nghe thấy tiếng “meo meo” của mèo là hồn vía chạy đi đâu hết cả, chỉ còn biết bạt mạng chạy. Cộng thêm với đôi râu và đôi tai nhạy như ra đa mà trời đã ban cho, mèo lại càng bắt được nhiều chuột.
Nghe chị mèo nói đến đây, tôi đã thấy khoái loài mèo lắm rồi, bèn giục : “Chị ơi, chị kể cho em nghe về sự sinh trưởng của mèo đi”. Chị mèo mỉm cười rồi tiếp : “Mèo con được một tháng tuổi đã được mẹ dạy cho những kỹ năng bắt chuột cơ bản như chạy, nhảy, rình mồi, vồ mồi. Trong thời kỳ này, mèo mẹ sẽ dẫn mèo con đi quanh nhà để chúng “tìm hiểu” mọi thứ. Lớn hơn một chút, khoảng từ bốn đến năm tháng tuổi là có thể tự săn mồi. Mèo từ mười đến mười hai tháng tuổi là có thể sinh sản được. Lúc này, mèo cái có bộ lông mới mượt hơn, dày hơn bình thường. Cơ thể mèo lúc này phát ra một mùi đặc biệt và có tiếng kêu khác thường để hấp dẫn các chàng mèo đực. Sau khi giao phối, mèo cái lại sống đơn độc như trước và tự nuôi con. Mỗi lứa, mèo mẹ đẻ khoảng hai đến sáu con. Mèo con mới đẻ mắt nhắm nghiền, khoảng một tuần sau mới mở mắt”.
Rồi chị đố chúng tôi kể được tên thật nhiều loài mèo. Hừm, để xem nào. Mèo mun lông đen tuyền từ đầu tới gót này. Mèo mướp với bộ lông xám tro, mèo vàng lông vàng óng nữa. Có lẽ giống mèo đông đúc nhất, được nuôi phổ biến nhất là mèo tam thể. Loài này lông có màu đen, vàng, trắng pha lẫn với nhau. Nghe chúng tôi kể, chị gật gù : “Họ nhà người cũng am hiểu về họ nhà mèo ghê”.
Chị còn kể cho chúng tôi về nỗi kinh hoàng của họ nhà chị. Xưa, người ta dùng ruột mèo để căng dây vợt tennis (Nói đến đây, mặt chị hơi nhăn lại). Và bây giờ người ta còn ăn thịt mèo nữa. Nghe đâu, Chính phủ đã cấm bán và ăn thịt mèo. Song mấy người bạn chị bảo ở dưới Thái Bình, số quán nhậu “tiểu hổ” vẫn ở mức hàng trăm. Và cứ mỗi ngày, lại có hơn một ngàn anh chị em cô bác mèo “ra đi” tại đây. Chị lắc đầu “Cứ đà này, chẳng mấy chốc, bọn chuột dưới đó lại nổi loạn cho xem”. Vì mèo là “khắc tinh” của chuột mà.
Các bạn có muốn góp tay ngăn chặn nạn chuột không ? Hãy nuôi một chú mèo trong nhà nhé. Theo kinh nghiệm của chị mèo Thông Thái thì mèo con dưới hai tháng tuổi nên cho ở với mẹ. Khi lớn lên thì cho tập ăn cơm trộn cá, trộn thịt hoặc thậm chí cả rau nữa. Mèo là loại động vật có xuất xứ từ sa mạc nên rất ưa hơi ấm. Chính vì thế nên mèo rất hay trườn mình cọ vào chân người. Lúc đó, bạn hãy ôm mèo vào lòng, ủ ấm cho nó hoặc mang nó ra nắng sưởi ấm nhé ! Thấy chưa, mèo ta đã lim dim đôi mắt và grừ grừ khoan khoái rồi kìa. Mèo cũng rất thích chơi với các em bé từ bốn tuổi trở lên. Đây là thời kỳ hình thành nhân cách của các em nên nếu trong gia đình nuôi một chú mèo thì trẻ nhỏ sẽ sớm biết yêu động vật. Thật đáng tiếc nếu bạn bị dị ứng với lông mèo vì khi đó bạn chỉ có thể ngắm nó từ xa chứ đừng nuôi mà cũng đừng âu yếm vuốt ve nó. À, các bạn nhớ đem mèo đi tiêm phòng mỗi năm một lần và thường xuyên tắm hoặc bắt rận cho mèo nhé. Để mèo luôn khỏe mạnh và sạch sẽ mà.
Ối, vì trời nắng ấm quá nên chị mèo Thông Thái đã ngủ quên mất rồi. Thôi, chúng ta sẽ để yên cho chị ấy ngủ nhé. Tôi chắc rằng lần sau chị ấy sẽ kể cho chúng ta rất nhiều chuyện thú vị về loài mèo đấy. Vì loài mèo là bạn tốt của con người mà ! Tạm biệt !
~~~~~~~~~~~~~~~~
Mèo, chính xác hơn là mèo nhà, là một phân loài trong họ Mèo. Chúng là các động vật có vú nhỏ và ăn thịt với danh pháp khoa học Felis silvestris catus. Người ta tin rằng tổ tiên trung gian gần nhất trước khi được thuần hóa của chúng là mèo rừng châu Phi (Felis silvestris lybica). Mèo nhà đã sống gần gũi với loài người trong khoảng từ 3.500- 8.000 năm[1].
Có rất nhiều các giống mèo khác nhau, một số không có lông hoặc không có đuôi, và chúng tồn tại với rất nhiều màu lông. Mèo là những con vật có kỹ năng của thú săn mồi và được biết đến với khả năng săn bắt hàng nghìn loại sinh vật để làm thức ăn. Chúng đồng thời là những sinh vật thông minh, và có thể được dạy hay tự học cách sử dụng các công cụ đơn giản như mở tay nắm cửa hay giật nước trong nhà vệ sinh.
Mèo giao tiếp bằng cách kêu (“meo”/”mi-ao”), gừ-gừ, rít, gầm gừ và ngôn ngữ cơ thể. Mèo trong các bầy đàn sử dụng cả âm thanh lẫn ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với nhau.
Giống như một số động vật đã thuần hóa khác (như ngựa), mèo vẫn có thể sống tốt trong môi trường hoang dã như mèo hoang. Trái với quan niệm thông thường của mọi người rằng mèo là loài động vật cô độc, chúng thường tạo nên các đàn nhỏ trong môi trường hoang dã.
Sự kết hợp giữa con người và loài mèo dẫn tới việc nó thường được khắc họa trong các truyền thuyết và thần thoại tại nhiều nền văn hoá, gồm truyền thuyết và thần thoại Ai Cập cổ, Trung Quốc cổ, Na Uy, và vị Vua xứ Wales thời Trung Cổ, Hywel Dda (người Tử tế) đã thông qua bộ luật bảo vệ động vật đầu tiên trên thế giới bằng cách đặt ra ngoài vòng pháp luật hành động giết hại hay làm tổn hại tới mèo, với những hình phạt nặng nề cho những kẻ vi phạm. Tuy nhiên, mèo thỉnh thoảng bị coi là ma quỷ, ví dụ như nó không mang lại may mắn hay thường đi liền với những mụ phù thuỷ trong nhiều nền văn hoá Trung cổ.
Một con mèo nhà lông ngắn, giống thường thấy ở Việt NamMèo nhà được Carolus Linnaeus đặt tên là Felis catus trong cuốn Systema Naturae xuất bản năm 1758 của ông. Johann Christian Daniel von Schreber đặt tên mèo hoang là Felis silvestris năm 1775. Hiện nay mèo nhà được coi là một phụ loài của mèo hoang: vì thế theo quy định ưu tiên chặt chẽ của Quy tắc đặt tên động vật quốc tế tên của loài này phải là F. catus bởi vì sách của Linnaeus được xuất bản trước. Tuy nhiên, trên thực tế hầu như mọi nhà nghiên cứu sinh vật học sử dụng F. silvestris cho các loài hoang dã, dùng F. catus cho riêng các loài đã thuần hoá.
Tại quan điểm 2027 (xuất bản trong Tập 60, Phần 1 của Tập san đặt tên động vật, ngày 31 tháng 3, 2003 [2]) Cao ủy quốc tế về đặt tên động vật “đã duy trì việc sử dụng 17 tên riêng dựa trên các loài hoang dã, vốn đã xuất hiện trước hay đồng thời với những tên dựa trên các loài đã thuần hoá”, vì thế xác nhận F. silvestris sử dụng cho mèo hoang và F. silvestris catus cho các phân loài đã thuần hóa của nó. (F. catus vẫn sử dụng được nếu mèo nhà được coi là một loài riêng.)
Johann Christian Polycarp Erxleben đã đặt tên mèo nhà là Felis domesticus trong cuốn Anfangsgründe der Naturlehre and Systema regni animalis năm 1777. Cái tên này, và các biến thể thể của nó như Felis catus domesticus và Felis silvestris domesticus, cũng thường xuất hiện, nhưng chúng không phải là các tên khoa học được chấp nhận theo Quy tắc đặt tên động vật quốc tế.
Một chú mèo đang tự chải chuốtThông thường mèo nặng từ 2,5 đến 7 kg (5,5–16 pao); tuy nhiên, một số giống như Maine Coon có thể vượt quá 11,3 kg (25 pao). Một số chú mèo từng đạt tới trọng lượng 23 kg (50 pao) vì được cho ăn quá nhiều. Điều này rất có hại cho sức khỏe mèo—khiến chúng có thể bị *** đường, đặc biệt đối với mèo đực đã thiến—có thể ngăn chặn tình trạng này thông qua biện pháp ăn kiêng và tập luyện (chạy nhảy), đặc biệt đối với những chú mèo luôn ở trong nhà. Trái lại, cũng có những chú mèo rất nhỏ (chưa tới 1,8 kg – 4,0 pao) [1].
Ở tình trạng nuôi trong nhà, mèo thường sống 14 tới 20 năm, dù chú mèo già nhất từng biết đã sống 36 năm.[3] Mèo nhà thường sống lâu hơn nếu ta không cho chúng ra ngoài (giảm nguy cơ bị thương tích khi đánh nhau và tai nạn cũng như dễ mắc bệnh) và nếu chúng bị cắt buồng trứng hay hoạn. Những chú mèo đực bị hoạn tránh được ung thư tinh hoàn, mèo cái bị cắt buồng trứng không bị ung thư buồng trứng nhờ vậy giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư.[4] Mèo hoang trong môi trường đô thị hiện đại thường chỉ sống hai tới ba năm hoặ
chỉ tham khảo thui nhá!