giúp mình nhé? cảm ơn trước nha(-.-)

H

hoxuanhieu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhân dân ta vốn có truyền thống ''Tôn sư trọng dạo '' tuy nhiên gần dây một số bạn học sinh dã quên di diều dó .Em hãy viết một bài văn nghị luận dễ nói rõ cho các bạn ấy biết về truyền thống tốt dẹp của nhân dân ta
;)
 
D

dieuan_27

MB::
Nước ta là nước có nên văn hiến, lịch sử lâu đời.Trong quá trình hình thành & phát triển, dân tộc ta đã hình thanhg nhìu truyền thống tốt đẹp.Tôn sư trọng đạo là một truyền thống có từ lâu đời.chúng ta nên có thái độ thế nào( tự viết).
TB:
1: giải thjc truyền thống tôn sư trọng đạo:
a) tôn sư là thế nào?
-- Kính trọng thầy, quý mên thầy.
--Theo quan niệm xưa: Nghe lời thầy dạy bảo, chớ cãi lời, nhớ ơn thâyd, chăm lo khi thầy già yếu, cúng giỗ khi thầy qua đời.
--Thầy ở đây trc' hết là thầy dạy chữ, dạy lời hay lẽ phải( sâu xa hơn là thầy dạy nghề) sâu xa hơn nữa là người viết cái bài này choa có để mà chép.>"<
---> dẫn ý nói tới việc ngày nay thợ thủ công như là thợ hồ, thợ may... cúng vị tôt của nghề mình, có bàn thờ tôt, thờ ngừ thầy đây tiên của nghề.
b)Đạo là j`?
-- Trc hết là đạo Nho, mở rộng là việc học hành, là chữ nghĩa, kiến thức.
--Đạo kòn là đạo đức hay là đạo lí.
c)Vì sa0 phải trọng đạo?
--Học đạo thỳ phải trọng đạo. Có trọng đạo mới học đc đạo, mở mang đc tâm hồn trí tuệ.
--Có trọng đạo thỳ kon ngừ mới trở nên tốt đẹp, gia đình mới hòa thuân, xã hội mới yên ổn, đất nước mới hưng thịnh.
-- không trọng đạo, kon người thành xấu xa, gia đình rối loạn, xã hội sa đọa, đất nước suy vong.
d) tôn sư& trọng đạo:
-- mún trọng đạo thỳ phải tôn sư, đó là lòng biết ơn đối với ngừ có công. Bởi vậy ngày xưa, từ ngừ dân đến vua chúa đều tôn trọng thâyd học của kon:
"Mún sang thỳ bắc cầu Kiều
Mún kon ahy chữ thỳ iu láy thầy."
--Thầy ko chỉ dạy chữ nghĩa, kiến thức, mà kòn dạy đạo lí.Thầy cô giáo là mẫu mực về đạo đức( lấy dẫn chứng như là của Chu Văn An, Nguyễn Trãi...........)
--Tôn sư thỳ phải trọng đạo: kính thầy thỳ phải chăm lo học hành, giữ cái đạo thầy dạy, mở mang làm vẻ vang choa thầy.

2. Bình luận:
a) Tôn sư trọng đạo là 1 truyền thống:
--Từ xưa, nhân dân ta rát quí trọng việc học hành.Người dân choa kon đi học ko chỉ vì mục đich tiến thân mà kòn choa kon có dăm ba chữ để làm người.
--Thầy cô giáo đc cả xã hội quí trọng, đc đặt vào những vị trí ca0 nhất: Quân-Sư_PHụ.
--Qua các thời kỳ lịch sử, nhân dân ta sẵn sàng chịu cực khổ, thậm chí hi sinh để choa kon đc ăn học, để tôn sư trọng đạo( tức là hy sinh đời bố, củng cố đời kon ý mà).
đó đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
b) truyền thống ây cần giữ gìn & bổ sung:
--Phải hiểu đạo theo nghĩa rộng: kiến thức& đạo lí của kon ngừ đối với tổ quốc, nhân dân.Trọng đạo bi h là phải chăm học, năm vững kiến thức đồng thời tu dưỡng đạo đức để phục vụ tổ quốc nhân dân.
--Không câu nệ đến mức bảo đâu nghe đấy nhưng phải biết vâng lời thầy dạy dỗ, tôn trọng thầy ở trong lớp cũng như ở ngoài lớp, biết ơn thầy mọi lúc mọi nơi nhưng cách đền ơn tốt nhất là học thật giỏi để trở thanbhf ngừ tài.
Truyền thống quí báu trên cần đc quan tâm đặc biệt, cần đc đề cao vì lúc này người đi học chưa thật sự koi trọng việc học, những lói mòn vật chắt đã làm mòn kon đường đến tri thức, dẫn đến vị trí của người thầy bị giảm sút, những thái độ với giáo viên cần nên koi lại.
KB:
Sự xa sút này chỉ là một khủng hoảng nhất thời.
Truyền thống đó sẽ đc khôi phục 1 cách đúng đán, có tác động thúc đây tích cực sự phát triển của đất nước.mỗi ngừ phải có ý thức khôi phục truyền thống đó
Hay thỳ thaks kái
:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-
 
N

nhok_to_kjss

Dân tộc ta có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, nhà giáo xếp sau vua nhưng trước cha **: “Quân – Sư – Phụ”.
Với vinh dự và trọng trách ấy, nhiều nhà giáo đã làm rạng rỡ non sông đất nước như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Tất Thành, tức Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến của chúng ta.
Dưới chế độ mới, nhà giáo được vinh danh “kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học là “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Lớp lớp nhà giáo đã đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp “trồng người” và khi Tổ quốc cần họ cũng sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do.
Tuy nhiên, do đất nước trải qua chiến tranh, qua nhiều thời kỳ với nhiều khó khăn, thử thách, nhà giáo VN cũng trải qua nhiều bước thăng trầm. Thời bao cấp, cũng như các nghề khác, nhà giáo không thể sống được bằng nghề, phải làm thêm nhiều công việc khác không liên quan gì đến dạy học để kiếm sống.
Xã hội không mặn mà với sự học, sinh viên thi vào trường sư phạm chỉ là “chuột chạy cùng sào”. Nền kinh tế khủng hoảng kéo theo đạo học suy vi, nhiều nhà giáo bỏ dạy về nhà nuôi heo gà, vá xe đạp, đạp xích lô… Hình ảnh người thầy có phần bị mai một.
Đất nước đổi mới, kinh tế phát triển, nghề dạy học được trả lại đúng vị trí. Đời sống nhà giáo ngày càng khá giả, sinh viên sư phạm được miễn học phí, trường sư phạm thu hút tài năng do đó chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng cao. Nhà nước, xã hội lấy ngày 20/11 hằng năm làm Ngày nhà giáo VN để tôn vinh nhà giáo.
Là nhà giáo dù giảng dạy ở cấp học nào thì cũng đã từng là học trò trước khi bước lên bục giảng. Nhờ có công lao của bao thế hệ thầy cô giáo mới có thế hệ nhà giáo hôm nay. “Trọng thầy mới được làm thầy”. Nếu để mất đi sự kính trọng đó thì phải tự trách mình trước.
Trong cơ chế thị trường, không ít nhà giáo đánh mất nhân cách, lòng tự trọng, tự biến mình thành “người bán chữ” lạnh lùng, sòng phẳng có khi đến mức tàn nhẫn. Có giáo viên coi học sinh như cái máy ATM để thoả sức rút tiền; họ bán điểm, bán đề thi, đáp án, bán danh hiệu thi đua, gạ tình đối với học sinh...
Có người nói đó chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Là người trong ngành, tôi thấy không phải chỉ là một con sâu nữa mà có nhiều con sâu. Vì thế, một số học sinh, cha ** học sinh nhìn nhà giáo với con mắt khác, truyền thống “tôn sư trọng đạo” bị tổn thương. Nguyên nhân do đâu? Rõ ràng phải tìm nguyên nhân chủ quan từ phía nhà giáo.
Nhưng theo tôi, cũng phải kể đến nguyên nhân khách quan từ phía học sinh và cha ** học sinh đã góp phần làm hư hỏng thầy cô giáo. Có người coi dạy học cũng như nghề đi buôn, cũng mặc cả, trả treo, thêm bớt.
Có người đặt giá với thầy cô giáo: “Thầy làm sao cho con tôi đậu tốt nghiệp loại giỏi, tôi xin gửi thầy 5 vé”. Họ dùng tiền tài, vật chất để mua điểm, mua bằng. Có “cầu” ắt có “cung”, nhiều nhà giáo đã “bán linh hồn cho quỷ”…
Sự quý mến thầy cô vì thế cũng khác xưa, ngày 20/11 học sinh chỉ tặng quà cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy các môn chính còn giáo viên thể dục, quân sự không ai nhớ tới.
Quà tặng không chỉ hoa mà rất thực dụng: Ấm chén, xoong nồi, bếp ga, mỹ phẩm, cả áo dài, quần lót… Có học sinh nọ thấy mọi người đối xử không công bằng với thầy cô, nên đã đến thăm và tặng quà cho thầy giáo dạy thể dục.
Lần đầu tiên được nhận quà, thầy giáo rất xúc động coi đó là kỷ niệm đáng nhớ nhất. Tình cảm chân thành như em học sinh nọ không phải là ít nhưng tính thực dụng, vụ lợi khi tặng quà cho thầy cô cũng không phải là cá biệt. Vì thế, có giáo viên đã phải cầu xin trên báo chí: Ngày 20/11 xin đừng tặng quà cho chúng tôi.
Mong muốn của những người thầy chúng tôi là trả lại môi trường trong sáng, vô tư cho nhà trường và thầy cô giáo. Điều đó đòi hỏi sự phấn đấu của nhà giáo và sự hưởng ứng của học sinh, cha ** học sinh và xã hội.
Chúng ta đang chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục bằng nhiều biện pháp như chấn chỉnh dạy thêm, học thêm, ngăn chặn “phao” trong các kỳ thi… nhưng đó chỉ mới là chống cái ngọn.
Xin hãy chống tiêu cực ngay trong tư tưởng giáo viên, trong tư tưởng học sinh, cha ** học sinh, trả lại tình cảm thầy – trò đúng nghĩa của nó.
 
Top Bottom