[Giúp mình] Nêu cảm nhận về bài ca dao.... Mai nộp rùi gấp qúa

T

thanhlongzzz

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài viết số 1. Nêu cảm nhận về bài ca dao său: Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày, Ai ơi bưng bát cơm đày, Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Mai mình nộp rùi . HELP HELP
 
V

vitconxauxi_vodoi

Bài viết số 1. Nêu cảm nhận về bài ca dao său: Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày, Ai ơi bưng bát cơm đày, Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Mai mình nộp rùi . HELP HELP
Ca dao vốn là thể thơ của tầng lớp bình dân. Mặc dầu vậy, những hạt ngọc của ca dao, dù mang tính đại chúng: sử dụng các thủ pháp nghệ thuật dân gian, nhưng vẫn đạt tới trình độ thơ hiện đại. Ý tứ thâm sâu mà âm điệu thơ vẫn bay bổng, chất thơ vẫn giàu sức tinh tế. Người viết muốn nói đến bài ca dao:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”
Có ý kiến cho rằng, bài ca dao được dịch từ bài “Bừa lúa” của tác giả Lý Thân đời Đường, Trung Quốc. Người viết không nghĩ thế. Có lẽ do sự tương đồng về văn hóa-cả hai nước đều là nền nông nghiệp lúa nước-nên tứ thơ của hai bài có sự giống nhau. Ở đây, nếu có chăng thì đó chỉ là sự kế thừa, nhưng đã có sự tiếp biến lớn lao. Hai bài, dù tứ thơ tương đồng, nhưng rõ ràng, bài ca dao này mang âm điệu Việt hoàn toàn (bài thơ của Lý Thân viết theo thể ngũ ngôn). Cả ngôn ngữ thơ, chất thơ, cũng như những thủ pháp nghệ thuật của bài ca này hoàn toàn đậm chất Việt. Người viết không nhằm tranh luận, bài ca dao là của Trung Quốc hay của ta. Chỉ muốn nói một điều rằng, từ hàng trăm năm nay, bài ca dao đã trở nên vô cùng gần gũi với đời sống của nhân dân lao động Việt Nam, nó mang “hơi thở” và “tâm tư” của người Việt, thì hẳn nó đã là ca dao của Việt Nam rồi.

Bài ca dao mở dầu bằng hai câu:

“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
Công việc đồng áng vào ngày mùa phải bận rộn lắm, thế nên mới cày giữa trưa. Và cày giữa trưa, trời nắng hẳn phải cực nhọc lắm. Vì vậy “mồ hôi thánh thót” cũng là điều hiển nhiên thôi. Nhưng mà “thánh thót như mưa ruộng cày” thì đích thị là nói phóng đại rồi. Cái tài của phép phóng đại là người nghe biết mà vẫn nghe, vẫn tin, vẫn đồng cảm vì nó có cơ sở thực tế. Bởi giữa trưa, trời nắng nóng, hẳn phải là thời gian nghỉ ngơi, nhưng đây lại phải cày cho kịp việc. Thế thì đem sự cực nhọc ấy mà nói “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là điều dễ dàng đồng cảm. Chỉ nói như thế may ra mới nói hết được sự vất vả, cực nhọc, lao lực của người nông dân lúc này.

cayruong05.jpg

Và ngay cái lúc cày đồng giữa trưa này đây, một giá trị về cuộc sống, giá trị về lao động được vỡ lẽ. Người nông dân thấm thía và nhận ra chân giá trị lớn lao của lao động. Để có được bát cơm, có được cái ăn thì phải lao động cực nhọc như thế này đây. Cái giá trị lớn lao của bài ca là ở đây. Một bài học về giá trị lao động có lẽ không chỉ dành riêng cho dân cày, mà dành cho tất cả mọi ngành nghề lao động. Cần phải biết nâng niu, quí trọng thành quả của lao động. Thế mới biết, vì sao người ta lại giáo dục con em bằng giáo dục lao động.
Điều cần nói thêm ở đây là, để làm nên lập luận vững chắc cho phép so sánh-phóng đại ở câu thứ hai, tác giả dân gian đã sử dụng rất tài tình từ láy “thánh thót”. Từ láy giàu tính gợi hình và đậm chất Việt này được đặt thật đúng chỗ, khiến cho sự cực nhọc, vất vả được phóng đại hóa một cách sinh động. Vì vậy khi so sánh “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” thì phép so sánh-phóng đại trở nên hợp lý về nghĩa, và cấu trúc của câu thơ cũng trở nên uyển chuyển. Bởi thế, câu thơ vừa đậm chất dân gian lại vừa tinh tế, giàu chất thơ hiện đại.
Thấm thía bài học về giá trị lao động người nông dân thốt lên:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”
Hai câu kết chính là lời tự khuyên mình, đồng thời cũng chính là lời khuyên dành cho mọi người, cần phải nhớ lấy và cần phải biết quý trọng thành quả của lao động. Rõ ràng lời khuyên này mang sức lay động rất mạnh mẽ. Nó lay động bởi sự có sự kết hợp cả lý và tình. Người nghe không chỉ bị thuyết phục về mặt ý thức mà còn bị thuyết phục cả về tình cảm . Nói nó có lý bởi có hai câu đầu làm cơ sở lý luận, minh chứng cho lời khuyên. Nói nó có tình bởi sự chân thành về tình cảm trong cách diễn đạt, sử dụng ngôn từ và âm điệu. Lý và tình quyện chặt nhau tạo nên sức lay động, sức lan tỏa mạnh mẽ cho bài ca dao. Hai câu kết đồng thời khẳng định chân giá trị của lao động đã nêu ở hai câu đầu.

Sự đặc sắc làm nên giá trị cho bài ca dao còn nằm ở câu kết. Câu kết của bài ca rất độc đáo, gồm hai vế đối nhau: “dẻo thơm một hạt” đối với “đắng cay muôn phần” tạo nên hai vế đối rất chỉnh (chỉnh về ý và cả từ loại). Ở câu kết, chúng ta còn gặp lại lối nói phóng đại. “Dẻo thơm một hạt” mà lại “đắng cay muôn phần”! Như vậy, ở câu kết, vừa đối vừa phóng đại, lối nói phóng đại được lồng vào trong phép đối mà sao câu ca không hề gợn chút gì trúc trắc, ngược lại nó tạo nên sức nặng, sự âm vang trong lòng người.
Phải khẳng định rằng, bài ca dao là một viên ngọc lấp lánh trong kho tàng ca dao-dân ca Việt Nam. Kết cấu vô cùng chặt chẽ, đồng thời lại mang trong mình những giá trị nghệ thuật tiêu biểu của dân gian. Ngôn ngữ cứ tự nhiên, bình dị mà lại tinh tế và giàu sức sáng tạo của thơ hiện đại. Âm điệu mượt mà nhưng lời thơ vẫn giàu chất trí tuệ. Nó cứ tự nhiên mà ngấm vào lòng người. Nó như lời tâm tình của ông dành cho cháu, của cha dành cho con về bài học giá trị lao động.
Một bài ca không cần đọc nhiều mà vẫn thuộc lòng. Một bài ca mang trên mình sự lấp lánh của văn hóa Việt, hẳn nó sẽ mãi đồng hành với dân ta trong suốt quá trình phát triển của lịch sử.
Bạn đọc xem có giúp gì được không?:D
Sưu tầm!
 
H

hoanghau_2002

BÀI LÀM
I/ MỞ BÀI:
Con người xuất hiện trên trái đất này khoảng bốn triệu năm về trước. Vượt qua một chặng hành trình kéo dài của lịch sử trái đất, con người đã biến đổi hoàn toàn từ loài vượn cổ trở thành người hiện đại với tầm cao vũ trụ. Chính quá trình lao động miệt mài là yếu tố kì diệu để con người phát triển. Nói về lao động, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng khẳng định: “ Lao động là vẻ vang và cần thiết, cần thiết cho bản thân mình để sống, lao động là cần thiết cho dân cho nước, lao động là nghĩa vụ”. Câu nói của bác Phạm Văn Đồng làm cho mỗi người chúng ta phải suy nghĩ.
II/ THÂN BÀI:
Nhiều người vẫn quen hiểu lao động là dùng sức lực và dụng cụ để sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng, như người nông dân sản xuất lúa gạo, người công nhân dệt vải, may thêu… Nhưng ý nghĩa của lao động không dừng lại ở đó. Lao động còn là sự vận dụng khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của ban thân để cải tiến kĩ thuật, thay đổi phương pháp làm việc để thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy các lĩnh vực của xã hội ngày càng phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng đa dạng của con người.
Lao động là việc làm vẻ vang. Nhờ lao động, con người có thể tự kiếm sống bằng chính đôi tay của mình. Nhờ lao động, con người có một cuộc sống tự do không bị lệ thuộc vào bất cứ ai. Tự do là phần thưởng vô giá mà phần thưởng này chỉ dành cho những người biết lao động và quý trọng giá trị đích thực của lao động. Còn gì sung sướng bằng khi ta được làm chủ những đồng lương được làm nên sau những tháng ngày vất vả, làm sao không tự hào khi ta đứng trước một canh đồng màu mỡ, một mảnh vườn xanh mướt được tạo nên từ đôi bàn tay cần cù chịu khó, từ những giọt mồ hôi chăm chỉ trên mảnh đất trước đây chỉ là sỏi đá khô cằn… Cảm giác sung sướng tự hào ấy chỉ có những người trong cuộc mới cảm nhận hết.
Lao động còn là điều hết sức cần thiết, không chỉ cho bản thân mà còn cho dân cho nước. Lao động nuôi sống bản thân con người, là quá trình hình thành nhân cách, phát huy trí tuệ, tài năng. Lao động là động lực phát triển đất nước. Chúng ta hãy lấy tấm gương lao động của Nhật Bản. Sau Thế chiến thứ hai, nước Nhật vừa chịu tổn thất nặng nề vừa phải đền bù thiệt hại chiến tranh. Thế mà, chỉ vài thập kỉ sau, từ một đống tro tàn đổ nát của cuộc chiến, Nhật đã vươn lên thành một cường quốc kinh tế ở Châu Á. Tất cả đều nhờ bàn tay lao động, khối óc sáng tạo của những con người biết chung vai vì đất nước. Mỗi ngành nghề, mỗi công việc đều đáng trân trọng như nhau, bởi tất cả đều giống nhau ở việc xây dựng và phát triển đất nước.
Lao động còn là nghĩa vụ của mỗi người. Là người công dân trên một đất nước độc lập, ý thức về trách nhiem của mình, ai ai cũng phải ra sức xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, một đất nước phồn vinh hơn. Bác Hồ kính yêu đã từng nói :“ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ - Tuỳ theo sức của mình…”. Điều đó không chỉ là trách nhiệm mà con là bổn phận của mỗi người chúng ta đối với tập thể. Nếu ai cũng ý thức được điều này, cuộc sống chắc chắn sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.
Câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhắc nhở chúng ta hiểu được ý nghĩa, gia trị của lao động để từ đó có thái độ, hành động, cách nhìn đúng đắn hơn về lao động. Xã hội ta ngày nay đã phát huy những giá trị của lao động bằng những việc làm thiết thực. Các hội thi “Bàn tay vàng người thợ”, hội thi “ Sáng tạo khoa học”… là những minh chứng sinh động nhất. Những giá trị lao động chân chính được tôn vinh, được đề cao nhằm thúc đẩy niềm hăng say lao động sáng tạo.
Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương lao động miệt mài, ta không khỏi buồn lòng trước những hành vi thái độ coi thường lao động chân tay hoặc những quan niệm lệch lạc về lao động. Đó là những con người quen sống hưởng thụ, xa hoa từ những đồng tiền bất chính. Vì không lao động, họ không biết giá trị đích thực của lao động và chắc chắn không bao giờ biết quý trọng thành quả mà mọi người đã tạo ra. Những con người đó thực sự trở thành ung nhọt của đất nước, là lực cản trong tiến trình phát triển của cuộc sống mà chúng ta phải kiên quyết loại trừ.
III/ KẾT BÀI:
Tóm lại, hiểu được giá trị của lao động đối với con người và cuộc sống, chúng ta càng có ý thức trân trọng giữ gìn những thành quả lao động mà cha ông ta đã tạo dựng và để lại cho đời sau, đồng thời tự xác định cho mình thái độ lao động tốt bằng những việc làm đích thực, cụ thể . Trước mắt, chúng ta cần phải có thái độ chuyên cần trong học tập, tham gia tốt các ngày Chủ nhật hồng, phong trào trồng cây gây rừng để làm đẹp cuộc sống này.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom