giúp mình mấy đề văn

P

phepmaukidieu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mình cần một bài hoàn chỉnh , có cả mở bài -kết bài thật hay nha

1, Phân tích tác phẩm tự tình II
2Phân tích tác phẩm bài ca ngắn đi trên bãi cát
4,Phân tích tác phẩm tác phẩm câu cá mùa thu
3,Phân tích tác phẩm thương vợ
chỉ là phân tích nhưng cảm nhận hay bình luân thì đều được, nhưng mở bài -kết bài thật hay nha
nếu bạn nào có đề thi giừa kì rồi post đè cho mình xem nhé
mình nói rồi không càn giàn ý đâu , lên mạng không thiếu, các bạn viết hộ mình mở bài -kết bài thật chi tiết cho mình tham khảo nhé
 
Last edited by a moderator:
T

thuha_148

Bài văn hoàn chỉnh thì chắc khó lắm bạn, bạn nên tự mình viết thì hơn. Mình nghĩ bạn sẽ viết hay hơn bọn mình đó
* Phân tích bài Tự tình II
Mở bài:


- Hồ Xuân Hương(chưa rõ năm sinh –mất). sống vào khoảng nửa cuối TK XVIII - nửa đầu TK XIX.
- Quê: làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Xuất thân trong gia đình nhà Nho nghèo, cha làm nghề dạy học.
- Là người đa tài đa tình, phóng túng, giao thiệp với nhiều văn nhân tài tử, đi rất nhiều nơi. tình duyên ngang trái, éo le, hai lần lấy chồng đều làm lẽ.
- Nội dung sáng tác: Khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của người phụ nữ bằng tiếng nói thương cảm, đậm đà chất dân gian. Được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm
* Tác phẩm:
- Xuất xứ:“Tự tình II” nằm trong chùm thơ Tự tình, gồm 3 bài thất ngôn bát cú Đường luật bằng chữ Nôm.


Thân bài:

* Hai câu đề:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non”.
- Thời gian: Đêm khuya
- Không gian: Vắng lặng, tĩnh mịch (nghệ thuật lấy động tả tĩnh).
( Dễ gợi tâm trạng.
- Lòng người: trơ trọi, từ “Trơ” đi liền với “cái hồng nhan” (đảo ngữ) ( Xót xa, bẽ bàng.
- Hình ảnh tương phản: Cái hồng nhan (nhỏ bé - hữu hạn) >< nước non (to lớn - vô hạn)
( Cô đơn, lẻ loi.
=> Tác giả rất cô đơn, tâm trạng buồn đau bẽ bàng. Vừa mỉa mai nhưng vừa chua chát xót xa
* Hai câu thực:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.
-Cụm từ”say lại tỉnh” gợi lên cái vòng lẫn quẩn: càng buồn, càng chú ý, càng cảm nhận ra nỗi đau thân phận;
- Ngoại cảnh đã đi vào tâm cảnh, tâm cảnh tràn ra, ngấm vào cảnh vật: đêm đen, trăng khuyết… đã vắng lặng lại còn cô đơn, trơ trọi ( sự đồng nhất giữa cảnh và người, trăng “bóng xế” mà vẫn “ chưa tròn”; người “say lại tỉnh”, đã “trơ” mà vẫn cô đơn .
( Rượu, tình đều đem lại sự cay nồng, đắng chát cho Xuân Hương với nỗi sầu duyên phận.

=> Ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh: Trăng = Người (Trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn - Tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn).
* Hai câu luận:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
-Phép đối từng cặp;”xiên ngang>< đâm toạc”;” rêu từng đám>< đá mấy hòn”;” mặt đất>< chân mây”..kết hợp với hình thức đảo ngữ
- Các động từ mạnh “xiên ngang, đâm toạc” thể hiện được cá tính bướng bỉnh, ngang ngạnh của HXH.
- Rêu (mềm yếu), đá (thấp bé) không cam chịu số phận, bằng mọi cách cố vươn lên những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình ( Niềm phẫn uất của thân phận đất đá , cỏ cây sự phản kháng của tác giả muốn bứt phá rào cản để tự tìm hạnh phúc ..

=>Khẳng định sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thương.

* Hai câu kết:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
-Cụm từ” xuân đi xuân lại lại” tạo hóa như vòng lẩn quẩn, sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.
- Nghệ thuật tăng tiến” mảnh tình - san sẻ - tí - con con” nhấn mạnh sự nhỏ bé dần, chỉ sự ít ỏi, sẻ chia trong hạnh phúc cuộc đời HXH làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn.
( tâm trạng của phận làm lẽ, cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Xuân của đất trời >< Xuân của con người.
(Tuần hoàn) (Chỉ có 1 lần)
( Vừa đau buồn vừa thách thức duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

Kết bài:

Bài thơ vừa nói lên bi kịch, vừa cho thấy bản lĩnh, khát vọng hạnh phúc của HXH. Điều đáng quý là dù HXH buồn bã, cô đơn, hạnh phúc không trọn vẹn nhưng nhà thơ vẫn không bi quan, chán nản. Bà vẫn mở lòng ra với đất trời, với cuộc sống, vẫn phóng khoáng, mạnh mẽ.
- Nghệ thuật : Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc, sử dụng nhiều từ thuần Việt gợi hình, gợi cảm.

[
 
T

thuha_148

U]thương vợ[/U]
Hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo

- bà Tú là một người đàn bà giỏi buôn bán, tần tảo “quanh năm”, buôn bán kiếm sống ở “mom sông”, cảnh đầu chợ, bến đò, buôn thúng bán mẹt. Chẳng có cửa hàng cửa hiệu. Vốn liếng chẳng có là bao. Thế mà vẫn “Nuôi đủ năm con với một chồng?”. Chồng đậu tú tài, chẳng là quan cũng chẳng là cùng đinh nên phải “ăn lương vợ”. Một gia cảnh “Vợ quen dạ để cách năm đôi”. Các số từ: “năm” (con), “một” (chồng) quả là đông đúc. Bà Tú vẫn cứ “nuôi đủ”, nghĩa là ông Tú vẫn có “giày giôn anh dận, ô Tây anh cầm
- mượn hình ảnh con cò trong ca dao, tạo thành “thân cò” - thân phận lam lũ vất vả, “lặn lội”. Cò thì kiếm ăn nơi đầu ghềnh, cuối bãi, bà Tú thì lặn lội… khi quãng vắng, nơi mom sông. Cảnh lên đò xuống bến, cảnh cãi vã, giành giật bán mua “eo sèo mặt nước buổi đò đông” để kiếm bát cơm manh áo cho chồng, con. Hình ảnh “thân cò” rất sáng tạo, vần thơ trở nên dân dã, bình dị. Hai cặp từ láy: “lặn lội” và “eo sèo” hô ứng, gợi tả một cuộc đời nhiều mồ hôi và nước mắt.

- “Một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”. Ba tiếng đối ứng thượng, hạ: “âu đành phận”, “dám quản công” như một tiếng thở dài. Có đức hy sinh. Có sự cam chịu số phận. Có cả tấm lòng chịu đựng, lo toan vì nghĩa vụ người vợ, người mẹ trong gia đình. Tú Xương có tài dùng số từ tăng cấp (1-2-5-10) để nói lên đức hy sinh thầm lặng cao quý của bà Tú:

“Một duyên hai nợ/âu đành phận,

Năm nắng mười mưa/dám quản công”.

...> bà Tú là hiện thân của cuộc đời vất vả lận đận, là hội tụ của bao đức tính tốt đẹp: tần tảo, gánh vác, đảm đang, nhẫn nại,… tất cả lo toan cho hạnh phúc chồng con. Nhà thơ bộc lộ lòng cảm ơn, nể trọng.

*Nỗi niềm nhà thơ

- cách nói của Tú Xương vừa cay đắng vừa phẫn nộ: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”. “Cái thói đời” đó là xã hội dở Tây dở ta, nửa phong kiến nửa thực dân: đạo lý suy đồi, lòng người đảo điên. Tú Xương tự trách mình là kẻ “ăn ở bạc” vì thi mãi chẳng đỗ, chẳng giúp được ích gì cho vợ con. Suốt đời vợ con phải khổ, như có bài thơ ông tự mỉa: “Vợ lăm le ở vú - Con tập tểnh đi bộ - Khách hỏi nhà ông đến - Nhà ông đã bán rồi”.

- Chỉ có Tú Xương mới nói được rung động và xót xa thế: “Có chồng hờ hững cũng như không”. “Như không” gì? Một cách nói buông thõng, ngao ngán. Nỗi buồn tâm sự gắn liền với nỗi thế sự. Một nhà nho bất đắc chí!

Kết luận

Bài thơ có cái hay riêng. Hay từ nhan đề. Hay ở cách vận dụng ca dao, thành ngữ và tiếng chửi. Chất thơ mộc mạc, bình dị mà trữ tình đằm thắm. Trong khuôn phép một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, từ thanh điệu, niêm đến phép đôi được thể hiện một cách chuẩn mực, tự nhiên, thanh thoát. Tác giả vừa tự trách mình vừa biểu lộ tình thương vợ, biết ơn vợ. Bà Tú là hình ảnh đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam trong một gia đình đông con, nhiều khó khăn về kinh tế. Vì thế nhiều người cho rằng câu thơ “Nuôi đủ năm con với một chồng” là câu thơ hay nhất trong bài “Thương vợ”.
Bài ca ngắn đi trên cát Bài ca ngắn đi trên cát dựng lên hình tượng một con người đi giữa một bãi cát mênh mông, mỗi bước chân đều bị lún xuống cát, cho nên hễ tiến lên một bước lại phải lùi lại một bước. Ngay từ đầu, bài thơ đã sử dụng điệp âm, và điệp âm đặt trong cách ngắt nhịp 2/3 liên tiếp trong hai câu thơ năm chữ đã gợi lên cái cảm giác của bước chân người đi luôn luôn bị kéo giật lại :

Trường sa / phục trường sa,
Nhất bộ / nhất hồi khước.
(Cát dài / bãi cát dài,
Mỗi bước / lùi một bước)3

Con người đi trong trạng thái bất thường như thế tất nhiên là đi liên miên suốt đời mà không bao giờ thấy đích. Anh ta không còn chút ấn tượng nào về thời gian, về sáng tối. Chỉ có nỗi phiền muộn cứ chất mãi lên trái tim anh :

Nhật nhập hành vị dĩ,
Khách tử lệ giao lạc.
(Mặt trời đã lặn đi chưa nghỉ,
Bộ hành nước mắt lã chã rơi).

Bài thơ cho thấy, chỉ mới ở tuổi trong ngoài ba mươi, Cao Bá Quát đã cảm nhận được sự bế tắc cùng cực của một loại hình nhà nho không hợp khuôn với chế độ hiện hành. Nhà thơ tự đặt ra một lối thoát là trong cuộc đi vô tận đó, nếu người ta có thể ngủ đi được theo phép “thụy du” của những ông tiên thì may ra mọi nỗi thống khổ mới chấm dứt. Tiếc thay phép thụy du đối với những người vốn đã quá tỉnh lại chẳng có chút gì hiệu lực. Vì thế, càng đi trong sự tỉnh táo thì mọi nỗi oán hận trong lòng người đi chỉ càng thêm chất chồng :

Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông,
Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng ?
(Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non lội suối giận sao nguôi ?)

Và nhà thơ lại thử làm một phép so sánh giữa loại “hành nhân” đáng gọi là tỉnh kia với vô số những người ngược xuôi vì danh lợi, thì hóa ra số người tỉnh rất ít, còn tất cả bọn họ đều là người say :

Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung;
Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu, túy giả đồng.
(Xưa nay phường danh lợi,
Bôn tẩu trên đường đời;
Gió thoảng hơi men trong quán rượu,
Say cả hỏi tỉnh được mấy người ?)

Sự đối lập thức / ngủ và tỉnh / say thực ra chỉ là những biện pháp loại trừ nhằm giới hạn dần và soi tỏ từng bước đặc trưng loại biệt của đối tượng. Và đến đây, cảm hứng về một con người lầm lũi đi không biết tháng biết năm, đi mà không bao giờ tới đích, đi nhưng vẫn cứ như dẫm chân tại chỗ… ở đầu bài thơ được tiếp thêm bởi cái cảm hứng về sự cô đơn tuyệt đối của chính người bộ hành ấy, đã nâng hình tượng trữ tình của bài thơ lên mức một ẩn dụ có sức ám ảnh ghê gớm : người hành nhân ấy vẫn cứ đang mải miết đi, nhưng nhìn lên phía Bắc thì muôn ngọn núi lớp lớp đã sừng sững chắn mất lối; ngoảnh về Nam, núi và sóng hàng muôn đợt cũng đã vây phủ lấy mình. Và nhìn khắp bốn phía, thì nào có còn ai, chỉ còn độc một mình mình đứng trơ trên bãi cát. Bài thơ mở đầu bằng một câu vần bằng và ba câu vần trắc, đều là câu năm chữ, như muốn ném ra giữa cuộc đời một nhận xét chua chát về sự cố gắng tìm đường vô ích. Kế tiếp là hai cặp câu vần bằng dài - ngắn và hai cặp câu vần bằng xen trắc, cùng dài nhưng khác vần, biểu hiện những quặn khúc trong quá trình cọ xát với thực tiễn của chủ thể trữ tình / con người lặn lội tìm đường một cách hoài công :

Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông,
Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng/
Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung/
Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng/
Trường sa trường sa nại cừ hà !
Thản lộ mang mang úy lộ đa/

Thế rồi ở phần cuối, bài thơ kết thúc bằng một câu vần bằng và ba câu vần trắc bảy chữ, báo hiệu một cái gì đang thắt lại trong tư tưởng, là cái tuyên ngôn “cùng đường” của nhà thơ. Phép điệp âm ở đây lại được sử dụng tiếp, cài vào nhau, đan chéo nhau, đẩy cảm giác nhức nhối đến cùng tột :

Thính ngã nhất xướng “cùng đồ” ca :
Bắc sơn chi Bắc / sơn vạn điệp,
Nam sơn chi Nam / ba vạn cấp;
Quân hồ vi hồ sa thượng lập ?
(Nghe ta ca “cùng đường” một khúc :
Phía Bắc núi Bắc / núi muôn lớp,
Phía Nam núi Nam / sóng muôn đợt;
Sao mình anh trơ trên bãi cát ?)

Hình ảnh kết đọng cao nhất là một con người đã mất hết ý niệm về thời gian vì những cuộc đi, lại mất luôn cả ý niệm về phương hướng vì không còn có không gian xoay trở. Đấy là con người mất ý thức về lẽ tồn tại. Nhưng câu cuối cùng của bài thơ là một câu hỏi, cho nên cần hiểu : trong cảnh ngộ tuyệt vọng, con người này vẫn luôn luôn băn khoăn thắc mắc mà không giải đáp nổi vì sao và do đâu mình lại tự đánh mất lý do tồn tại của mình.

hoặc

Bãi cát lại bãi cát dài => Ẩn dụ về con đường duy nhất để "lên đời" trong xã hội pk thối nát.
Đi 1 bước như lùi 1 bước. => Bế tắc.
Mặt trời đã lặn chưa dừng được.
Lữ khách trên đường nước mắt rơi. => không có lối thoát.
Không học được tiên ông phép ngủ , => Điển tích ( SGK có )
Trèo non , lội suối , giận khôn vơi ! => Giận bản thân vì đã trót bước chân vào đây.
Xưa nay phường danh lợi ,
Tất tả trên đường đời . => Danh lợi làm người ta thêm khổ - Tóc bạc rồi túi vẫn đầy tham!
Đầu gió hơi men thơm quán rượu ,
Người say vô số , tỉnh bao người ? => Số người biết tự chủ trước danh & lợi là rất ít. Phần lớn đều bị xoay theo lòng tham + danh lợi.
Bãi cát dài , bãi cát dài ơi !
Tính sao đây ? Đường bằng mờ mịt , => Cảm thấy không còn chốn dung thân. Chán nản + mệt mỏi.
Đường ghê sợ còn nhiều , đâu ít ?
Hãy nghe ta hát khúc " đường cùng " ,
Phía bắc núi Bắc , núi muôn trùng ,
Phái nam núi Nam , sóng dào dạt . => Phía trước... phía sau... mù mịt... xa xôi... đây là "bước đường cùng" của kẻ hám cầu danh lợi.
Anh đứng làm chi trên bãi cát ? => Hình ảnh kết đọng cao nhất là một con người đã mất hết ý niệm về thời gian vì những cuộc đi, lại mất luôn cả ý niệm về phương hướng vì không còn có không gian xoay trở. Đấy là con người mất ý thức về lẽ tồn tại. Nhưng câu cuối cùng của bài thơ là một câu hỏi, cho nên cần hiểu : trong cảnh ngộ tuyệt vọng, con người này vẫn luôn luôn băn khoăn thắc mắc mà không giải đáp nổi vì sao và do đâu mình lại tự đánh mất lý do tồn tại của mình
 
C

congchualolem_b

Hồ Xuân Hương - cái tên gắn liền với bao tài năng và những vần thơ táo bạo, độc đáo, tác động sâu sắc đến tình cảm người nghe, người đọc. Trong thơ của nữ sĩ luôn hàm chứa những điều u uất của người phụ nữ, tiếng nói phản kháng mạnh mẽ, tiếng nói về những số phận bị vùi dập dưới chế độ phong kiến. Hơn bất kì ai, bà hiểu được nổi khổ đau, dằn vặt và những khao khát hạnh phúc cháy bỏng trong lòng người phụ nữ bởi chính bà cũng là người phải gánh chịu biết bao tủi cực, cay đắng vì chính thân phận của mình. Tự tình II là một trong số những bài thơ xuất sắc của nhà thơ, bộc lộ rõ tính cách và phong cách sáng tác thơ ca của Xuân Hương.

Những cảm thức về thời gian dường như trở thành mô típ quen thuộc trong những bài thơ nổi tiếng thời trung đại. Với Xuân Hương, những cảm thức ấy lại càng trở nên độc đáo và đặc biệt hơn. Trong Tự tình I, mở đầu là:

"Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom"

và kết thúc bằng:

"Thân này đâu đã chịu già tom".

Mở đầu và kết thúc đều có sự xuất hiện của các yếu tố thời gian. Và cả trong Tự tình II, những cảm thức ấy lại một lần nữa xuất hiện:

"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non".

Nếu có khoảng thời gian nào mà con người thường suy nghĩ, nhìn lại bản thân và cảm thấy mình như nhỏ bé, cô độc trước cuộc đời thì đêm khuya chính là thời điểm thích hợp nhất. Trước không gian rợn ngợp ấy, Xuân Hương thấy mình thật cô đơn và lẻ loi. Sự cào xé, bước đi vô tình của thời gian luôn chứa đựng cả sự tàn phá làm tấm lòng người con gái đa tài, đa cảm cũng không khỏi kềm lòng mà đau xót. Trong đêm khuya vắng lặng vang lên từng hồi trống văng vẳng, gấp gáp và dồn dập. Đến đây ta lại thấy thêm một mô típ quen thuộc của Hồ Xuân Hương : từ "văng vẳng". Ở Tự tình I:

"Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom".

Nếu so hai câu này lại với nhau thì ở bài Tự tình II tiếng "văng vẳng" mang theo cả một sự rối bời, khắc khoải, có âm điệu buồn hơn rất nhiều. Âm thanh của tiếng trống gấp gáp, dồn dập và văng vẳng trong đêm khuya không chỉ là những cảm nhận về âm thanh của thính giác mà còn là sự cảm nhận về những bước đi thời gian của cảm giác. Đêm về khuya, tiếng trống càng vang càng làm rối lòng người nữ sĩ, khi trăm mối tơ lòng không thể gỡ mà thời gian cứ trôi vô tình lặng lẽ càng làm cho sự thật thêm bẽ bàng:

"Trơ cái hồng nhan với nước non".

"Hồng nhan" vốn ám chỉ phận má hồng, người phụ nữ, là vẻ đẹp thanh cao và đáng trân trọng. Nhưng ở đây nó lại được đặt sau từ "cái". "Cái" khi đặt trước một danh từ sẽ mang một ý nghĩa miệt thị, khinh bỉ, mỉa mai. Nay nó lại đi liền với "hồng nhan" như một sự cười nhạo, một người phụ nữ đẹp, có tài nhưng chưa chắc gì đã lấy làm sung sướng, nghĩ lại thấy cay đắng, ngậm ngùi, bẽ bàng làm sao! Sự tươi xinh, đẹp đẽ kia chỉ có giá trị tự nó thôi. Mặt khác, kết hợp với biện pháp đảo ngữ, từ "trơ" được đưa lên đầu câu thơ càng làm tăng thêm sự đau xót, chua cay, song song với bản lĩnh của một Xuân Hương luôn là nỗi đau của một Xuân Hương. Nó cũng giống như Kiều khi bị bỏ rơi sau khi thất thân với Mã Giám Sinh:

"Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ".

Từ "trơ" vốn mang hàm nghĩa xấu, chỉ sự không biết xấu hổ, ngoài ra còn mang ý chỉ sự trơ trọi, lẻ loi và cô độc. Vậy hoá ra, tài năng và sắc đẹp cũng không là cái gì vinh quang mà trong thời buổi ấy nó còn là điều đáng hổ thẹn. Nhịp thơ ngắt quãng theo nhịp 1/3/3 càng nhấn mạnh thêm nỗi đau của tác giả.

Ở hai câu thực, tâm trạng của Xuân Hương càng được thể hiện rõ nét hơn:

"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn".

Đọc qua tưởng tả cảnh nhưng ngâm sâu lại thấy bên trong chứa cả một bầu tâm trạng của người phụ nữ chờ chồng trong đêm. Những thứ như miếng trầu, chén rượu có bao giờ làm cho con người ta no nê đâu, nhưng trong một số lúc nó lại giúp con người giải toả tâm trạng và vơi bớt nỗi buồn. Nhưng uống say rồi thì thôi, khi tỉnh lại vẫn phải đối diện với sự thật, nó không thể giúp con người che khuất những điều không muốn nhìn thấy, cuối cùng nó cũng chỉ là một lá chắn tạm thời mà thôi! Rượu vào, say rồi tỉnh cũng như cuộc tình vương vít rồi cũng qua mau. Càng uống nhiều càng không thể quên được. Hương rựơu cay nồng, đắng chát như dư vị của hương tình để lại phía sau là sự xót đau của phận hẩm duyên ôi. Đọc câu thơ ta tưởng như nữ sĩ đã ngồi thâu canh, đối diện với đêm khuya là sự lẻ loi cô độc. Ánh trăng sắp tàn mà vẫn vẹn, vầng trăng tượng cho hạnh phúc giờ đây như đang hao khuyết dần, người với trăng đối diện với nhau trong cơn say, một niềm hạnh phúc không tròn đầy và xa vời vợi. Ở đây, "vầng trăng bóng xế" còn có thể có hàm ý người đã luống tuổi mà hạnh phúc chưa đầy. Thuý Kiều sống trong cảnh ô nhục nơi lầu xanh, nửa đêm tỉnh rượu thấy đau xót muôn phần:

"Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa".

Còn Xuân Hương, nửa đêm tỉnh rượu lại sống trong nỗi đau đớn, ê chề.

Nhưng Xuân Hương không bao giờ đơn thuần chỉ là như thế. Với Xuân Hương, dù trong bất kì lúc nào, ngay cả khi buồn tủi nhất cũng luôn phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt và không chịu thua trước số phận. Ở hai câu 5,6 ta thấy một Xuân Hương như thế:

"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn"

Bằng cách sử dụng biện pháp đảo ngữ, hai câu thơ thể hiện mạnh mẽ cá tính và sự bứt phá của nhà thơ. Sự phẫn uất lúc này không còn bó buộc trong tâm trạng con người nữa mà như đã lan rộng vào thiên nhiên. Cả những thứ "cỏ nội hoa hèn" như đám rêu kia cũng muốn vực dậy, tức mình mà đâm "xiên ngang mặt đất". Đá cũng trở nên rắn chắc hơn để "đâm toạc chân mây". Sự xuất hiện của những động từ mạnh : "xiên", "đâm", kết hợp với bổ ngữ "ngang", "toạc" đã thể hiện rõ sự độc đáo, bức phá, bướng bỉnh và ngang ngạnh trong tính cách của người nữ sĩ tài ba. Trong bốn câu đầu là những tâm trạng cô đơn, ê chề và đau đớn thì đến đây, dường như không thể chịu nổi thêm được nữa, Xuân Hương bắt đầu dứt mình ra khỏi vòng dây tơ rối rắm, muốn tìm một nơi trút hết nỗi bực dọc, ưu phiền. Điều này có thể thấy rõ trong hai câu thơ trên, rêu xiên ngang mặt đất và đá đâm toạc chân mây không chỉ là tả cảnh mà còn là nỗi hờn oán, muốn xé tung cả trời đất, từng động từ thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ, sức mạnh muốn chống lại số phận oan nghiệt đã đưa người con gái tư dung, sắc sảo và có tài như Xuân Hương phải chịu cảnh u sầu này. Tạo hoá càng cay đắng bao nhiêu thì ý chí của nữ sĩ càng kiên quyết bấy nhiêu, nó mãnh liệt tới mức có thể đâm xuyên cả trời, đất, những thứ mang tầm vóc vũ trụ. Đặc biệt hơn nữa, "bà chúa thơ Nôm" thật tài tình khi sử dụng các từ làm định ngữ và bổ ngữ, chính nhờ vậy mà tính cách mạnh mẽ, cá tính sáng tạo, nét độc đáo trong phong cách riêng của Xuân Hương đã làm nên những bài thơ "rất Xuân Hương". Ngoài ra, nó còn làm tăng hiệu quả và sức sống cho những cảnh vật trong thơ của bà, ngay cả trong những lúc bi thảm nhất ta vẫn thấy có một sự đối chọi quyết liệt ẩn chứa bên trong từng câu từ.

Nếu ở Tự tình I, bài thơ kết thúc bằng sự khiêu khích, thách thức và sự tự tin phần thắng thuộc về mình thì nay, ở Tự tình II, hai câu thơ kết lại là sự chán ngán, ngán ngẩm trước vòng xoay oan nghiệt của tạo hoá. Theo quy luật của tự nhiên, cứ mỗi mùa đông qua thì xuân lại đến, cứ thế mùa xuân sau nối tiếp mùa xuân trước, không bao giờ chấm dứt. Nhưng một điều đáng tiếc là đời người lại không như mùa xuân của thiên nhiên, xuân sang xuân đến lại đánh dấu một bước tiến mới, nhưng bên cạnh đó cũng là sự già đi của con người, khi xuân đã qua thì không bao giờ trở lại nữa. Từ "ngán" ở đây là sự chán chường, ngán ngẩm, bản thân nữ sĩ thấy mệt mỏi và như kiệt sức trước những vòng quay lẩn quẩn của cuộc đời. Con người gắn liền với tự nhiên, nhưng cả hai lại đi trên những con đường khác nhau, tự nhiên sẽ mãi mãi tồn tại, nhưng con người thì chỉ đến một mức nào đó rồi cũng chấm dứt. Thêm một lần xuân là thêm một lần đau:

"Tôi có chờ đợi ai đâu
Ai mang xuân đến gửi thêm sầu"

(Chế lan viên)

Đồng âm nhưng khác nghĩa, hai từ "lại lại" mang một ý nghĩa khác nhau. Từ "lại" thứ nhất nghĩa là thêm lần nữa, từ thứ hai nghĩa là sự quay lại. Tuổi xuân trở lại cũng có nghĩa đang dần rời xa. Đặc biệt tong câu thơ cuối đã làm tăng thêm nghịch cảnh éo le ở hiện tại:

"Mảnh tình san sẻ tí con con".

Mảnh tình thật nhỏ bé, mỏng manh, đã vậy lại còn phải "san sẻ tí con con", khi ấy lại càng ít ỏi hơn. Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa luôn cay đắng, ngậm ngùi, có tài có sắc nhưng đành chịu trận vì tất cả những quy định khắt khe giống như bàn tay khổng lồ bóp nát và vùi dập những số phận mong manh. Cảnh lấy chồng chung, làm vợ lẽ mới chua, mới xót làm sao, hạnh phúc như chiếc khăn quá đẹp nhưng muốn đắp được tấm chăn ấy thử hỏi có mấy người? Bản thân Xuân Hương mạnh mẽ, ngang tàng, thách thức và khiêu khích ở hai câu luận thật cứng rắn và kiên quyết đến nhường nào mà ở hai câu kết lại buông lời than vãn và mệt mỏi như thế. Ta nỡ trách gì nữ sĩ khi ở thời đại ấy, con đường đi đến bình đẳng và công bằng vẫn còn mù mịt và cái tư tưởng "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" như bám rễ sâu và thấm nhuần trong tư tưởng con người. Cũng thật dễ hiểu khi tại sao ở hai câu kết của Tự tình I là một câu rất cá tính nhưng ở đây lại buông xuôi, mệt mỏi. Con người ta dù ý chí sắt đá đến đâu cũng có lòng vượt qua hiện tại khắc nghiệt ấy, khi mà những niềm hi vọng của con người cứ ngày một tắt dần trước vùi dập của thời gian, của xã hội, nhất là với những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn như nữ sĩ Xuân Hương.

"Tự tình" như là lời tự vấn, tự than thở với chính mình của người phụ nữ lẻ loi. Bởi dường như tất cả đều cô lập họ giữa một chế độ bạo tàn và đầy bất công ấy. Bằng cách sử dụng phép đảo ngữ, động từ mang yếu tố biểu cảm mạnh, bổ ngữ, định ngữ và cách sử dụng từ đan xen, kết hợp với nhau và bút pháp tả cảnh độc đáo, đầy cá tính. Bài thơ "Tự tình II" thể hiện đặc sắc, rõ nét tâm trạng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn cô đơn, lẻ loi và chờ đợi một "mảnh tình san sẻ" trong cảnh lấy chồng chung. Những ai đã trải qua cảnh ngộ ấy lạ càng thấm thía và sâu sắc hơn niềm đau ấy. Hơn thế nữa, qua bài thơ ta lại thấy thêm một nét tính cách của Hồ Xuân Hương, nàng mạnh mẽ, cá tính nhưng cũng có những lúc không tránh khỏi ưu phiền trước bao biến cố trong cuộc đời.

p/s: mỏi tay quá _._! bài này là tự làm đấy nha :|




Chỉ cần mở bài và kết bài thôi sao? Làm mất công gõ mỏi cả tay :(
 
Last edited by a moderator:
C

congchualolem_b

Từ xưa đến nay, đã có không ít thi nhân phải hao tốn biết bao giấy mực vì mùa thu. Hệt như một nhân tình đầy say đắm, mùa thu luôn khơi gợi những cảm xúc dạt dào trong tâm hồn của thi sĩ Nguyễn Khuyến. Ông có rất nhiều thi phẩm nói về mùa thu: Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm. Khi đến với Thu điếu, trong mắt ta không chỉ hiện lên khung cảnh làng quê Việt Nam hoà mình vào cảnh sắc lung linh bình dị của mùa thu mà còn nhìn thấy được một con người Nguyễn Khuyến với một nụ cười đôn hậu.

Sắc thái và khung cảnh mùa thu được thể hiện rõ nét trong sáu câu thơ đầu. Không gian của mùa thu được tái tạo thật độc đáo đã vẽ nên bức tranh ẩn chứa bao nỗi cô đơn và cả một bầu tâm sự của nhà thơ:

"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo"

"Chiếc ao thu" nước trong veo có thể nhìn thấy đến tận đáy và cả rong rêu ở dưới, khí thu "lạnh lẽo" toả ra, bao trùm cả không gian. Hai từ "lạnh lẽo" đã khắc hoạ rõ nét cái lạnh của mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ mà cụ thể ở đây là quê hương của tác giả, đó không còn là cái

"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se"

như "Sang thu" của Hữu Thỉnh nữa mà đã là thu mạc, thu phân nên mới có cái lạnh đến vậy. Đọc hai câu thơ, ta chợt nhớ đến Vương Sĩ Trinh - thi sĩ đời Thanh cũng từng viết bài thơ về người câu cá mùa thu: "nhất nhân độc điếu nhất giang thu". Không biết cụ Tam nguyên có dựa trên ý tưởng đó mà sáng tác bài thơ này hay không, nhưng ta thấy rõ một điều chắc chắn, cụ đã sáng tạo ra nhiều nét mới trong bài thơ để tạo nên tác phẩm mang phong cách "rất Việt Nam". Nếu thi sĩ họ Trương dùng chín chữ "nhất" để miêu tả sự cô đơn, lẻ loi của người câu cá thì với Nguyễn Khuyến, ông chỉ cần dùng duy nhất từ "một" - từ rất đắt và vì thế mà chỉ cần một từ với hai câu thơ đã cực tả một không gian yên tĩnh, sự cô độc của người câu cá. Nhà thơ như muốn khẳng định con người trước thiên nhiên nên đã viết:

"Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo"

Từ láy "bé tẻo teo" là một từ rất đặc sắc, chiếc thuyền bé đến nỗi nó không là gì trong không gian rộng lớn ấy. Nó mang âm điệu nhỏ và vần thơ cũng tạo nên sự tun hút của cảnh vật. Cảnh thu đẹp và êm đềm.

Hai câu thực mở ra không gian hai chiều với những màu sắc hoà hợp nhau:

"Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo"

Ở Nguyễn Khuyến có một sự tinh tế rất đáng khâm phục, thơ của ông rất bình dị và vô cùng mộc mạc. Phải ngồi thật lâu, nhìn thật kĩ, lắng nghe thật chân thành thì nhà thơ mới phát hiện được những làn sóng lăn tăn "hơi gợn tí". Gió thu nhẹ thổi qua đá động mặt nước "trong veo" và tĩnh lặng, đồng thời cũng bứt đi chiếc lá vàng còn bám giữ một cách mỏng manh trên cành cây. Gió thu vẫn nhẹ, nhưng tiếng rơi của lá lại càng nhẹ hơn. Từ "vèo" là một đóng góp xuất sắc của Nguyễn Khuyến vào tinh hoa văn học Việt Nam. Xuân Diệu đã từng hết lời khen ngợi Nguyễn Khuyến ở từ này, cụ Tam nguyên đã thật tinh tuý, lắng nghe thật kĩ, tâm thật thanh tĩnh và thật lặng mới nghe được cái "vẻo" của chiếc lá khi bị gió liệng vào không gian yên tĩnh. Nó rất tương xứng với cái "hơi gợn tí" của làn nước. Nhà thơ Tản Đà cũng rất tâm đắc với từ vèo, ông tâm sự, cả đời ông chỉ có một câu thơ tâm đắc nhất:

"Vèo trông lá rụng đầy sân"

(Cảm thu, tiễn thu)

Ở hai câu trên còn có vế đối rất tề chỉnh: sóng biếc >< lá vàng, theo làn><trước gió, sóng>< lá, biếc>< vàng, gợn >< đưa, cùng kết hợp với cú pháp chặt chẽ đã tạo nên sức gợi cảm, gợi tả những cảm nhận tinh tế đối với sắc thu.

Đến hai câu luận. Nguyễn Khuyến đã người đọc vào một không gian cao, rộng và thoáng hơn nhiều:

"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo"

Không riêng gì với Thu điếu, mà cả ở Thu vịnh, Thu ẩm, nhà thơ đều dùng từ "xanh ngắt" để nói về trời thu:

"Trời thu xanh ngắt mấy từng cao"
(Thu vịnh)

hay

"Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt"

(Thu ẩm)

"Xanh ngắt" là xanh thuần một màu trên diện rộng. Nó còn gợi ra cái sâu, cái lắng, cái nhìn vời vợi của người câu cá. Trên nền xanh ấy, điểm một "tầng mây lơ lửng" càng làm tôn thêm vẻ đẹp tình tứ, yên ả của mùa thu. Và cũng từ đây, nhà thơ phóng tầm mắt ra xa, nhìn ngắm khung cảnh của làng mình trong một ngày yên tĩnh:

"Ngõ trúc quanh co khách vắng teo"

"Vắng teo" nghĩa là sự im lặng. Không một bóng người lui tới, gợi tả sự cô đơn, trống vắng. Thêm nữa, cái "ngõ trúc quanh co" tạo nên độ sâu, nó không thẳng hàng mà uốn cong lại, tạo cảm giác sâu hun hút, sâu đến vô cực của nỗi buồn. Ông cũng đã từng viết về một "ngõ trúc" gợi nên niềm bâng khuâng, man mác:

"Dặm thế ngõ đâu từng trúc ấy
Thuyền ai khách đợi bến đâu đây?"


Trong suốt sáu câu thơ đề, thưc, luận, ta thấy chủ yếu cụ Tam nguyên chỉ nói về cảnh vật, chú ý đến đặc điểm xung quanh mà không hề quan tâm tới công việc câu cá của mình. Dường như nhà thơ đã bị cuốn hút mà khó lòng dứt ra được vẻ đẹp của buổi chiều thu chốn làng quê yên tĩnh. Mãi đến khi có tiếng cá đớp "dưới chân bèo" ông mới trở về cảnh thực:

"Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo"

Người câu cá ngồi ở tư thế rất nhàn, "tựa gối ôm cần" để nuôi một sự chờ đợi. Ông câu cá, nhưng ít đá động đến cá nghĩa là không muốn cá cắn câu. Nhìn về lịch sử, ta thấy có nhiều bậc hiền triết mượn việc câu cá để chờ đợi nhân tài xuất hiện mà vời ra giúp quốc gia. Đời nhà Chu (TQ) có Lã Vọng ngồi buông câu bên bờ sông Vị Thuye, mãi đến khi mười bảy tuổi mới được Văn Vương mời ra làm việc triều chính đại sự:

"Điểu nhân bất điếu ngư
Thất thập đắc Văn Vương"

(Bạch Cư Dị)

Cũng như vậy, cụ Nguyễn ngồi ôm cần bây giờ là việc "câu người, câu quạnh, câu lười", ông bỏ về quê cũng là vì không muốn hùa cùng với lũ bán nước mà muốn tìm cho mình một sự yên tĩnh trong tâm hồn. Người câu như thực sự chìm vào giấc mộgn mùa thu và tiếng "đớp động" ngay sau tiếng "vèo" như đưa tâm hồn ông về với hiện thực, sống trong một tâm trạng cô đơn, lạnh lẽo, quả là một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn rất đáng trân trọng.

KB: mình chưa kịp làm kết bài, bạn tự làm nha, giờ phải tiếp tục học bài rồi, giúp bạn đến đây thôi :D
 
Top Bottom