giúp mình mấy bài hình mình thanks trước

K

kenbikute

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài 1
cho đường tròn (O) đường kính AB=2R, C là trung điểm của OA, D là một điểm của đường tròn sao cho BD=R. đường trung trực của OA cắt AD tại E cắt BD tại F
1)tính các đoạn AE,CE,ED theo R
2)[TEX]\triangle[/TEX]ADB đồng dạng [TEX]\triangle[/TEX]FCB. tính FB,FC theo R
3)BE _l_AF
4) một điểm M lưu động thuộc nửa đường tròn không chứa điểm D, trung điểm I của đoạn DM thuộc đường nào
bài 2
cho đường tròn (O) đường kính BC.gọi A là 1 điểm trên đường tròn sao cho AC>AB trên dây AC lấy đoạn AD=AB. đường thẳng qua D và song song với AB cắt đường thẳng qua B và song song AC tại E.đường nối AE kéo dài cắt đường tròn tại F. cminh
1)F là điểm chính giữa cung BC
2)F là tâm đường tròn ngoại tiếp [TEX]\triangle[/TEX]BCD
3)đường tròn ngoại tiếp [TEX]\triangle[/TEX]BDC đi qua tâm đường tròn nội tiếp [TEX]\triangle[/TEX]ABC
4)kéo dài FO cắt đường tròn (O) tại H. khi A chuyển động trên cung BH thì E thuộc đường nào
bài 3
cho 1 nửa đường tròn(O) đường kính AB=2R. từ B vẽ 1 cát tuyến cắt nửa đường tròn tại C và cắt tiếp tuyến Ax của nửa đường tròn tại P
1)chứng minh tích BC.BP không đổi
2)khi cát tuyến BCP lưu động,trung điểm M của đoạn AC thuộc đường nào
3)nói cách vẽ điểm C sao cho BP=2AP,rồi tính diện tích của hình giới hạn bởi PA,PC và cung AC
 
Last edited by a moderator:
N

nganltt_lc

bài 1
cho đường tròn (O) đường kính AB=2R, C là trung điểm của OA, D là một điểm của đường tròn sao cho BD=R. đường trung trực của OA cắt AD tại E cắt BD tại F
1)tính các đoạn AE,CE,ED theo R
2)[TEX]\triangle[/TEX]ADB đồng dạng [TEX]\triangle[/TEX]FCB. tính FB,FC theo R
3)BE _l_AF
4) một điểm M lưu động thuộc nửa đường tròn không chứa điểm D, trung điểm I của đoạn DM thuộc đường nào
picture.php


1.Vì C là trung điểm của AO nên
[TEX]AC \ = \ \frac{AO}{2} \ = \ \frac{R}{2}[/TEX]
Ta dễ thấy
eq.latex

Áp dụng tỉ số lượng giác góc nhọn trong tam giác vuông vào tam giác ACE (g.C = 1v) ta có:
[TEX]EC \ = \ AC.tg\hat{A} \ = \frac{R}{2} . \frac{\sqrt{3}}{3} \ = \ \frac{R\sqrt{3}}{6}[/TEX]

Ta có :
eq.latex
\Rightarrow AE = 2EC ( trong tam giác vuông cạnh đối diện với góc 30* bằng nửa cạnh huyền)

[TEX]\Leftrightarrow \ AE = 2.\frac{R\sqrt{3}}{6} \ = \ \frac{R\sqrt{3}}{3}[/TEX]

Còn cái cạnh DE kia thì bạn tính đoạn AD trước ( tính AD thì cũng áp dụng tỷ số lượng giác) .
DE = AD - AE ( AE biết rồi,còn lại bạn tự tính )

2.Xét
eq.latex
eq.latex
có :

[TEX]\hat{FEA} \ : \ chung[/TEX]
[TEX]\hat{ADB} \ = \ \hat{FCB} \ ( = \ 90^o)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \ \Delta ADB \ \sim \ \Delta FCB \ (g-g)[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \ \frac{AD}{FC} \ = \ \frac{AB}{FB} \ = \ \frac{DB}{CB} \ = \ \frac{R}{\frac{3}{2}R} \ = \ \frac{2}{3}[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow \ \frac{R\sqrt{3}}{FC} \ = \ \frac{2R}{FB} \ = \ \frac{2}{3}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \ FC \ = \ \frac{3R\sqrt{3}}{2} \ \ ; \ \ FB \ = \ \frac{2.3R}{2} \ = \ 3R[/TEX]

3. Trong tam giác ABF có AD vuông góc với BF ; FC vuông góc với AB
\Rightarrow AD và FC là hai đường cao của tam giác ABF ; cắt nhau tại E
\Rightarrow E là trưc tâm của tam giác ABF.
\Rightarrow BE là đường cao thứ 3 \Rightarrow BE vuông góc với AF.

4. Gọi K là trung điểm của AD. H là trung điểm của BD.
Trung điểm I của DM di chuyển trên nửa đường tròn đường kính KH
( nửa đường tròn nằm trên nửa mắt phẳng bờ KH không chứa D.
* Chứng minh:
AK = KD ; DI = IM \Rightarrow IK là đường trung bình của tam giác DAM
[TEX] \Rightarrow \ IK // MA \ \Rightarrow \ \hat{DIK} \ = \ \hat{DMA} \ (DV)[/TEX]

BH = HD ; DI = IM \Rightarrow IH là đường trung bình của tam giác DBM
[TEX] \Rightarrow \ IH // MB \ \Rightarrow \ \hat{DIH} \ = \ \hat{DMB} \ (DV)[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \ \hat{DIK} \ + \ \hat{DIH} \ = \ \hat{DMA} \ + \ \hat{DMB}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow \ \hat{KIH} \ = \ \hat{AMB}[/TEX]
Thế mà : g.AMB = 90* ( góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (O) )
[TEX]\Rightarrow \ \hat{KIH} \ = \ 90^o[/TEX]
\Rightarrow I thuộc cung chứa góc 90* dựng trên đoạn KH cố định ( tự chứng minh KH cố định )
Hay : I thuộc nửa đường tròn đường kính KH.
Giới hạn : Nửa đường tròn nằm trên nửa mắt phẳng bờ KH không chứa D.

Vậy :
Trung điểm I của DM di chuyển trên nửa đường tròn đường kính KH
( nửa đường tròn nằm trên nửa mắt phẳng bờ KH không chứa D.


p/s : Mấy phần trên tính toán,có thể kết quả của mình không đúng
nhưng cách làm là như thế.Bạn áp dụng để tính nhé.

 
N

nganltt_lc

bài 2
cho đường tròn (O) đường kính BC.gọi A là 1 điểm trên đường tròn sao cho AC>AB trên dây AC lấy đoạn AD=AB. đường thẳng qua D và song song với AB cắt đường thẳng qua B và song song AC tại E.cminh
1)F là điểm chính giữa cung BC
2)F là tâm đường tròn ngoại tiếp [TEX]\triangle[/TEX]BCD
3)đường tròn ngoại tiếp [TEX]\triangle[/TEX]BDC đi qua tâm đường tròn nội tiếp [TEX]\triangle[/TEX]ABC
4)kéo dài FO cắt đường tròn (O) tại H. khi A chuyển động trên cung BH thì E thuộc đường nào
bài 3
cho 1 nửa đường tròn(O) đường kính AB=2R. từ B vẽ 1 cát tuyến cắt nửa đường tròn tại C và cắt tiếp tuyến Ax của nửa đường tròn tại P
1)chứng minh tích BC.BP không đổi
2)khi cát tuyến BCP lưu động,trung điểm M của đoạn AC thuộc đường nào
3)nói cách vẽ điểm C sao cho BP=2AP,rồi tính diện tích của hình giới hạn bởi PA,PC và cung AC

Vì mấy bài hình dài quá nên mình không post cùng một lần được.

Bài 2 :
Đề bài thiếu rồi.F là điểm nào vậy bạn ?
Bài 3 :
picture.php


1. Xét
eq.latex
eq.latex
có :

[TEX]\hat{B} \ : \ chung[/TEX]
[TEX]\hat{ACB} \ = \ \hat{PAB} \ ( = \ 90^o)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \ \Delta ACB \ \sim \ \Delta PAB \ (g-g)[/TEX]

[TEX]\frac{CB}{AB} \ = \ \frac{AB}{BP} \ \Rightarrow \ BP.CB \ = \ AB^2 \ = \ (2R)^2 \ = \ 4R^2[/TEX] Không đổi

2.Ta có :
AM = MC ; AO = OB \Rightarrow MO là đường trung bình của tam giác ACB.
\Rightarrow MO // CB \Rightarrow g.AMO = g.ACB
Mà : g.ACB = 90* ( góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (O) )
\Rightarrow g.AMO = 90* \Rightarrow M thuộc cung chứa góc 90* dựng trên OA cố định.
Hay : M thuộc đường tròn đường kính OA cố định.

3.
* Hình vẽ :
picture.php

Mình vẽ nửa đường tròn thôi.
* Cách vẽ :
- Dựng góc ABy bằng 30 độ.
- Dựng điểm C là giao điểm của tia By với đường tròn.
\Rightarrow Điểm C thuộc đường tròn thỏa mãn điều kiện đề bài.
* Tính :
[TEX]\hat{ABC} \ = \ 30^o \ \Rightarrow \ \hat{AOC} \ = \ 60^o[/TEX]
[TEX]\Rightarrow S_{\Delta AOC} \ = \ \frac{R^2\sqrt{3}}{4} [/TEX]
[TEX]S_{qt.AOC} \ = \ \frac{\pi R^2n}{360} \ = \ \frac{\pi R^2.60}{360} \ = \ \frac{\pi R^2}{6} [/TEX]
[TEX]\Rightarrow \ S_{vp.AOC} \ = \ S_{qt.AOC} \ - \ S_{\Delta AOC} \ = \ \frac{\pi R^2}{6}\ - \ \frac{R^2\sqrt{3} }{4} \ = \ \frac{2\pi R^2 \ - \ 3R^2\sqrt{3}}{12} [/TEX]
[TEX]S_{\Delta PCA} \ = \ \frac{AC.PC}{2} \ = \ \frac{R.\frac{\sqrt{3}}{3}R}{2} \ = \ \frac{R^2\sqrt{3}}{6} [/TEX]
[TEX]\Rightarrow \ S \ = \ S_{\Delta PCA} \ - \ S_{vp.AOC} \ = \ \frac{R^2\sqrt{3} }{6} \ - \ \frac{2\pi R^2 \ - \ 3R^2\sqrt{3}}{12} [/TEX]

[TEX]= \ \frac{2R^2\sqrt{3} \ - \ 2\pi R^2 \ + \ 3R^2\sqrt{3}}{12} \ = \ \frac{5R^2\sqrt{3} \ - \ 2\pi R^2}{12}[/TEX]
 
K

kenbikute

làm cho mình thêm mấy bài này nữa
bài 4
cho đường tròn (O:R) BC là đường kính cố định và M là điểm di động trên đường tròn.
1)phân giác trong của góc BMC cắt BC tại D và nửa đường tròn tại E,phân giác ngoài của góc BMC cắt đường tròn tại E'.tìm vị trí của hai điểm E và E'
2)gọi I là tâm đường tròn nội tiếp trong [TEX]\triangle[/TEX] BMC.hỏi I thuộc đường nào?
3)giả sử điểm M cố định và CM=R.tính theo R a)đoạn BM,tỉ số [TEX]\frac{DB}{DC}[/TEX],hai đoạn DB và DC
b)diện tích MOB? diện tích MOC?
c)diện tích 2 viên phân bởi hai dây MB và MC
bài 5
cho đường thẳng (d) tiếp xúc đường tròn (O;R)tại A.trên (d) lấy đoạn AC=R.từ C vẽ tiếp tuyến CD đến(O) gọi AB là đường kính (O)
1) tứ giác ACDO là hình gì
2) chứng tỏ CO//DB.tính độ dài CO,DB theo R
3)OC cắt đường tròn (O) tại I và K (I thuộc cung AD nhỏ).tính độ dài AI,AK theo R
4)tính diện tích hình viên phân giới hạn bởi dây cung AI và cung nhỏ AI theo R
bài 6 một tam giác ABC vuông tại A,có B=60*,cạnh BC=a.trên nửa đường tròn (O) đường kính AC không cắt BC,ta lấy điểm D sao cho góc ACD =30*
a)tính các đoạn AB,AD và CD theo a
b)[TEX]\triangle[/TEX]ABC đồng dạng [TEX]\triangle[/TEX] DAC.tính tỉ số đồng dạng k(k<1)
3)tính diện tích ABC suy ra diện tích ACD
4)tính S hình quạt AOD
 
U

undomistake

bạn hơi lạm dụng diễn đàn nha :|. Phải tập làm đi chứ, có mấy bạn ở trên làm mẫu cho vài bài rồi mà
 
Top Bottom