Bạn chia ra làm 3 hướng như đề bài đã yêu cầu:
Thơ là thơ: thơ là tiếng nói của tâm hồn phát ra khi bắt gặp những rung động xao xuyến từ ngoại cánh, là nơi lòng người bắt nhịp với cuộc sống xôn xao. Thơ ghi lại những nét riêng nhất trong tâm hồn của mỗi người, là tiếng thủ thỉ, tiếng tâm tình, lời than, tiếng khóc, ời yêu giữa cuộc sống bộn bề và tấp nập.
Vì thế cho nên:
Thơ là hoạ: Thơ sẽ ghi lại những gì cảm nhận thấy, không chỉ vì cảnh vật là như thế, mà qua mỗi con mắt của con người, cái "kính biến hình vũ trụ", mỗi cảnh, mỗi hình lại biến hoá vô vàn ra những sắc thái khác nhau. Thơ cũng như một bức tranh: những núi, những sông, những ngfười, những cảnh khi bước vào thơ đã không còn là những núi, những sông, những cảnh, những người ấy nữa. Nó bao giờ cũng là nơi để người thi sĩ, hoạ sĩ phó thác một cái gì đấy như là tình cảm, để khi người đọc nhìn vào sẽ không còn thấy những cảnh, những hình khô khốc, mà nhận ra cả một thế giới tâm hồn.
Phân tích : các bài thơ Tây tiến (cản rừng núi tây tiến có khác gì với cái hoang sơ, cái tiêu điều trong những bài thơ cổ không, nó nói lên điều gì: khí thế ra đi bất chấp những mất mát, hi sinh của một thê shệ thanh niên Hà nội),. Việt Bắc (khung cảnh rộn rã như cái rộn rã của dân tộc bắt đầu bước vào trận đánh lơn, dù khó khă, gian khổ vẫn không chùn chân), Đất nước (cảnh hà nội vấn vương như lòng người vương vấn khi rời xa Hà nội)...
Thơ là nhạc: Thơ bao giờ cũng có chất nhạc bật ra ở nơi những cảm xúc dạt dào, nơi giao nhau giữa nội tâm và ngoại cảnh. Đọc thơ khác đọc văn, thơ bao gìơ cũng có vần điệu, có nhịp, có lời than, tiếng khóc, có điệu nhạc buồn... Không phaỉ ngẫu nhiên mà Xuân diệu ví những bài thơ của các thế hệ nhà thơ đi trước là những tiếng địch buồn hay tiếng sáo thiên thai. Mỗi bài thơ, mỗi câu thơ khi vang lên, sẽ như những bản nhạc, hoặc buồn ảo não, hoặc sâu lắng, hoặc trềm hùng..., nơi gửi gắm tâm trạng của nhà thơ, đưa con người đến tận cùng của thế giới mộng, thế giới nội tâm đầy phong phú.
Phân tích; Tây tiến (lời thơ vang voịng, vững chãi như nhhịp quân hành), Đất nước (hãy tìm ra những điểm tương đồng trong phong cách thơ và nhạc Nguyễn dình thi, giữa đất nước và những bài ca viết về Hà nội, cái xao xuyến, vương vấn của người đi xa khi nhớ về cố hương)
Thơ là chạm khắc theo một nét riêng: Thơ luôn luôn phải là hiện thực. Nhưng cái hiện thực ấy khi hiện lên trong thơ sẽ chuyển thành một hện thưc khác, vẫn chân thật, không hề là giải tạo, nhưng qua con mắt của người thơ, hiện thực sẽ được lãng mạn hoá để thổi vào đó tâm hồn cảu thời đại. Trong cái khốc liệt của thời chiến, người chiến sĩ vẫn ngẩng cao đầu, bất chấp mất mát, đau thương, khó khăn, gian khổ. Trong thời bình, hiện thực lại được nâng lên thành những hình tượng thơ đầy chất lãng mạn, nơi sẽ chở những ứoc mơ của dân tộc đi xa.
Phân tích : Tây tiến ( hiện thực khó khăn diễn ra được nâng cao thành lý tưởng chiến đấu bằng ngoài bút anh hùng lãng mạn), Tiếng hát con tàu (lời kêu gọi trí thức đi lên tây bắc xây dựng vùng kinh tế được lãng mạn hoá thành hình tượng doàn tàu uống những vầng trăng), Mặt đường khát vọng (nhận thức về đất nước sâu sắc nhưng gần gũi, giản dị)...