giup minh lam bai nay voi nha

C

conangkc

mình viết mở bài với kết bài thui đó
mở bài:ngày bé,chắc ai cũng được nghe các bà,các mẹ kể chuyện:chuyện tấm cám,bánh chưng bánh giầy hay cây sơn tinh thuỷ tinh...Riêng tôi tôi vẫn luôn khắc ghi trong lòng hình ảnh Thánh Gióng oai phong cưỡi chú ngựa sắt biết phun lửa cùng với cây gậy sắt mà đuổi được giặc Ân.Nhưng đặc biệt hơn cả là cây tre bình dị, thân thương gắn liền với làng quê Việt Nam mà Gióng đã lấy tạm để đánh giặc khi roi sắt gãy...
kết bài:cây tre đã trở thành người bạn thân quen của làng quê ta.tre cho người dân quê tự hào về nó-tuy nhỏ bé tầm thường như vẻ bề ngoài mà lại cứng cỏi bên trong.nhưng đáng tự hào hơn nữa:nó là biểu tượng của đất nước việt nam,của nhân dân việt nam-một dân tộc có truyền thống oai hùng.
(mình viết chưa đủ ý đâu nhưng vì thân bài sẽ nêu công dụng của cây tre nên thế náy được rồi đó)
(bạn viết thân bài phần nêu công dụng thỉ nhớ tham khảo bài cây tre việt nam của thép mới ý.nhiều công dụng lắm!à nhớ cảm ơn mình đó vì mình chưa có ai cảm ơn hết á)
 
T

truongtrang12

Thủ đô Hà nội ngoài cây hoa sữa cho hương thơm nồng nàn ,còn có những hàng sấu già nua chứa đầy kỷ niệm của thời thơ ấu...
Cây sấu cũng"vô thập toàn giống con người" với những nhược điểm như khó ươm trồng, rất chậm lớn, dễ bị tơ hồng - một loại dịch bệnh - leo bám, rụng nhiều cành khô... Nhưng không thiếu nơi trên mảnh đất hình chữ S này trồng sấu. Sấu Hải Dương. Sấu Hà Tây. Sấu Hà Nam. Sấu Nam Định... Ninh Bình có cây sấu mấy trăm tuổi. Thế kỷ XIX, người Pháp bằng con mắt thực dân tinh đời vạch ra cả loạt thế mạnh của cây sấu: Thân thẳng, tán tròn dầy, xanh tốt quanh năm vì lá non mọc ngay khi lá già rụng, chứ không thân cong, tán mỏng chóng tàn như phượng vĩ. Rễ dài bám sâu, chứ không rễ ngắn bám ngang nên thân dễ đổ vào mùa bão tháng 7, tháng 8 như xà cừ. Không bị sâu hại đến tàn úa như bàng. Bởi vậy chỉ cây sấu mới chiều nổi thời tiết Hà Nội có đủ nóng, lạnh, giông bão khắc nghiệt ,cây sấu bám trụ được mảnh đất bồi chẳng mấy rắn chắc này. Lại nữa, chỉ những dãy phố Hà Nội cổ kính, trầm tịch và duyên thầm cây sấu mới thật sự là tôn vinh nhau. Và người Pháp biến Hà Nội thành nơi trồng nhiều sấu nhất nước. Thời xa xưa nghe Ông bà kể lại sấu ngập tràn những con đường nay mang tên Phan Đình Phùng, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng... Nhiều bức tranh về Hà Nội xưa của những hoạ sỹ Pháp còn được lưu giữ in hình bóng cây sấu. Bao năm qua những cây sấu vẫn bền bỉ cùng uống nguồn nước mặn mòi phù sa, cùng thăng trầm với người Hà Nội...
Với tuổi thơ gắn liền với những trái sấu chín lăn lăn bên hè cùng những hàng me ,cây sấu vô cùng gần gũi ,thiêng liêng với văn hóa người Hà nội...
 
Top Bottom