giúp mình làm bài này với nha xin cảm ơn trước

T

thuha_148

Chí Phèo - một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ, một con người điển hình. Bản chất của Chí Phèo là một con người lương thiện, luôn khao khát được sống như một người bình thường, muốn sống lương thiện nhưng lại bị xã hội lúc bấy giờ biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Bi kịch này bắt đầu diễn ra trong nội tâm Chí Phèo khi hắn gặp Thị Nở với “bát cháo hành”. Chính tình yêu Chí Phèo - Thị Nở đã đánh thức con người lương thiện của hắn. Hay nói cách khác chính sự xuất hiện của Thị đã cứu Chí Phèo thoát khỏi tấn bi kịch đó dù chỉ là trong phút chốc.

Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao. Trên cơ sở người thật, việc thật ở quê mình, tác giả đã hư cấu, sang tạo nên bức tranh hiện thực sống động về xã hội nông thôn Việt Nam trước CMT8 với tất cả sự tăm tối, ngột ngạt cùng bao nhiêu bi kịch đau đớn, kinh hoàng... Dù có được đặt tên là Cái lò gạch cũ, Đôi lứa xứng đôi hay Chí Phèo thì tác phẩm ấy vẫn được nhận ra bởi giá trị hiện thực và nhân đạo vô cùng to lớn của nó.

Nhân vật chính Chí Phèo là đại diện điển hình cho bi kịch của những người nôn dân bị tha hoá trong xã hội cũ. Nhưng những cảnh ngộ cùng quẫn, bi đát trong caí xã hội ấy đã không thể làm cho những người dân quê khốn khổ như Chí Phèo mất đi niềm khao khát được sống tốt đẹp và lương thiện. Trong con người họ lúc nào cũng luôn âm ỉ một sự phản khánh vô cùng mạnh mẻ.

Một chút về Chí Phèo, ta có thể thấy hắn là một đưa con rơi, ra đời trong cái lò gạch cũ, lớn lên bằng tình thương bố thí của những người nghèo. Khi lớn lên làm canh điền trong nhà Bá Kiến lại bị vợ ba Bá Kiến gọi lên “bóp chân”; Bá Kiến sanh long ghen tuông nên đưa đi tù. Thời gian sau, Chí Phèo lại trở thành “con quỷ dữ của làng “Vũ Đại” tác oai tác quái dân lành. Chí Phèo chìm trong cơn say, chỉ có một lần hắn tỉnh thật sự vào một buối sáng (đã được Thị Nở đánh thức). Nhưng rồi tình yêu bị đổ vỡ. Bế tắc, đi tìm lương thiện, hắn giết Bá Kiến rồi tự giết mình. Chí Phèo chết nhưng chưa hết truyện. Thị Nở “nhìn nhanh xuống bụng” và “và thoáng hiện ra cái lò gạch cũ”. Một “Chí Phèo con” sắp ra đời. Cách sắp xếp khá tinh tế độc đáo. Cứ mỗi lần Chí Phèo ngoi lên thì lại bị cuộc đời này đè xuống. Khiến người đọc phải theo dõi liên tục không thể rời được.

Hay cho Nam Cao khi xây dựng được một chiều diễn biến tâm lý nhân vật thật xuất sắc. Ta có thể nhận thấy dễ dàng nhất ở đoạn Chí Phèo mở mắt thì trời đã sang… Một lần hắn tỉnh. Những thanh sắc cuộc sống “mặt trời chắc đã cao”, “tiếng chim ríu rít” lại hiện lên mặc dù hắn đang ở trong cái lều ẩm thấp. Lần đầu tiên hắn tỉnh, và cũng là lần đầu tiên hắn có những rung động với trước cuộc sống. Hắn nghe “tiếng cười nói của những người đi chợ”, “nghe tiếng thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”.
- Rồi những kỉ niệm xưa lại hiện về. Có lần hắn ước ao “một gia đình nho nhỏ. Chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải…mặc dù chỉ là mơ hồ.
- Từ đấy hắn cảm thấy buồn cô độc.
+ Cái diễn biến tâm lí của một con quỷ đang hướng về lương thiện.

Trong truyện ngắn Chí Phèo , quá trình bị cự tuyệt quyền làm người thật ra đã bắt đầu từ lâu, diễn ra đồng thời với quá trình bị tha hoá. Tiếng chửi ngay từ đầu tác phẩm đã thể hiện điều đó.Chí cất lên tiếng chửi trời, chửi đời, chửi làng xóm, tất cả mọi người - những kẻ không chửi lại, cả những kẻ đã đẻ ra hắn. Tiếng chửi ấy như là tiếng hát để được giải thoát, vu vơ, ngân ngơ của một thằng say. Vậy mà nó thật trừu tượng mà cụ thể, xa đến gần, có thứ tự và vô cùng văn vẻ. Tiếng chửi là khao khát được giao tiếp với đời dù là hình thức giao tiếp hạ đẳng nhất .nhưng nó lại không được ai đáp lại cả. Nhưng phải từ khi gặp Thị Nở, tức là từ khi Chí Phèo thức tỉnh, bi kịch mới thật sự bắt đầu. CP ngạc nhiên ,xúc động khi TN bê bát cháo hành sang cho CP.Hương vị cháo hạnh là hương vị của tình yêu chân thành, hạnh phúc giản dị mà to lớn. Rồi liên tiếp, CP đều cảm thấy hơi cháo hành thoang thoảng trong mũi. Lần đầu là khi Thị từ chối, hắn nghĩ ngợi một tí, rồi hình như hiểu, hiểu mình đã có quá nhiều tội lỗi, ngẩn người ra để tự hổi làm sao để trở lại làm một con người bình thường?! Lần thứ hai là lần quyết định hành động, hắn uống thật nhiều rượu nhưng càng uống lại càng tình, tình ra lại buồn, lúc đó hơi cháo hành lại thoang thoảng xuất hiện, đó là ý nghĩa biểu trưng, hắn lại nghĩ đến Thị, phân vân giữa việc làm người và một con quỹ, đó chính là ước mơ lương thiện, làm một con người như mọi người! Rồi đến lúc gặp mặt Bá Kiên, những hành động đó mới là tư thế làm người cuối cùng trước khi chết của CP.
Một CP tỉnh đã giết chết 1 CP say . CP bằng xương , bằng thịt đã chết nhưng còn lại trong lọng người đọc là CP đòi quyền sống , đang dõng dạc đòi làm người lương thiện. Như vậy, khi ý thức nhân phẩm đã trở về , CP không bằng lòng sống như trước nữa . Và CP chết trong bi kịck đau đớn , chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống . Đây khong thể là hành động lưu manh mà là sự vùng lên tuyệt vọng của người nông dân khi thức tỉnh cuộc sống. Mang đậm giá trị tố cáo rất cao, lên án giai cấp pk thống trị tha hoá, những bị kịch như vậy sẽ còn tiếp diễn
 
P

phamminhkhoi

Chí Phèo là nhân vật được hình tượng hoá của Nam Cao. Nó đại diện cho cái xã hội bệnh tật của Việt Nam thời trước cách mạng, với những con người nghèo khổ, tăm tối, mầm sống nơi họ bị chèn ép, quằn quại, muốn thoát khỏi số phận nhưng không tim được lối đi.

Mởi đầu truyện Chí Phèo là một tiéng chửi, kết thúc cũng là một tiếng chửi, mở đầu là tiếng chửi đời và cuối cùng là tiếng chửi số phận. Diễn diến tâm trạng của Chí hiện lên qua từng trang sách: ban đầu là một kẻ giang hồ tứ chiếng, một tay "anh chị" quái thai, cuối cùng ta thấy nó vừa đáng thương vừa đáng giận. Ước mong sống và uớc mong trở về vẫn canh cánh lên trong Chí; nhưng chính cái xã hội thấp hèn, đê tiện, cái xã hội "chó đểu" và bọn cường hào với bản chất giai cấp bóc lột không cho Chí được yên, Chí từ một người nông dân hiền lành đã biến thành một con quỷ dữ, một thằng chém mướn, một tay đao phủ thuê. Và nhữung kẻ thừa *** nát nhưng cũng thừa nham hiẻm đó đã tự căn vào tay mình. tiếng chửi của Chí Phèo ở cuối chính là đỉnh cao của câu chuyện, là đỉnh điểm của một sự phẫn uất dồn nén, và bật ra thành những nhát dao. bá Kiến chết, Chí Phèo chết, nhưng còn biết bao nhiêu Bá kiến, bao nhiêu Chí Phèo khác ở đời. cuộc đấu tranh không dừng lại, nó sẽ diễn ra để đi tới thắng lợi cuối cùng.

Qua Chí Phèo Nam Cao đã dựng nên một tình huống nhân văn sâu sắc. Đó là sự quan tâm giữa người với người, là tình yêu nảy nở từ những nơi mò tối, giữa anh trai cày và chị hàng xén, giữa anh đánh cá với cô lái đò...Và ở Nam Cao là Chí Phèo là Thị Nở. hai con người đều giống nhau ở cái khác người, cái lạp dị, và cùng bị sự sống cự tuyệt. Cho nên họ tìm đến với nhau, cho nên họ coi nhau như nhân ngãi. Giữa những chuyện tình sướt mướt giữa những cô gái thành thị và chàng trai trí thức ra đời lúc bấy giờ thì truyện ngắn của Nam cao ra đời như một cái gì đó rất lạ. Nó đánh thưc lương tâm của những người chưa thực sự nhận ra lương tâm. Trong cái bóng tối bao la và ngột ngạt của một làng quê có lý trưởng, có bá hộ, có cả một lô một lốc lũ tạp nham những tay cầm cờ chạy hiệu và tối tù mù đời sống cùng khổ của người bần nông bỗng nhen lên mộ tthứ ánh sáng lạ kỳ. Mùi cháo hành giữa mùi máu, mùi tiền và mùi rượu chè cờ bạc tệ nạn đánh thức lương tâm Chí, nhen lên ước vọng sống và ước vọng làm người.

Nếu Chí Phèo còn sống thì chúng ta tin chắc anh ta sẽ lại đi theo cách mạng, sẽ cầm con dao chọc tiết lơn nhưng không để đâm vào mặt mình mà sẽ phăm phăm chặt thằng xuống cổ bọn vua, bọn quan, bọn tây, páh gãy những gông xiềng kẹp vào đầu, vào cổ. hình tượng Chí Phèo trả nợ máu với Bá kiến là hình tượng đẹp nhất cảu cả truyện ngắn. Nó là đỉnh cao của một sự đấu tranh thực thụ, không khoan nhượng với kẻ thù.
 
C

conangdautay_love

Chao mọi người! Em đax đọc bài viết của câc ah chị rùi nhưng em lai hoc lớp 8 nên chưa học bài này!
Em muôn' câc anh chj hãy giúp em một bài văn: Nêu cảm nhận của mình sau khi đọc bai` thơ Đập đá ở Côn Lôn! Thanks nhiều( bằng Tiếng anh thi`càng toot')
 
T

thuha_148

*Tác giả
- (1872 - 1926) - Tam Kỳ - Quảng Nam
- Là nhà nho yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc đầu thế kỉ XX.
- Là người giỏi biện luận và có tài văn chương.
* Tác phẩm
- Sáng tác trong thời gian Phan Châu Trinh bị tù đày ở Côn Đảo.


- Phương thức: Biểu cảm
- Nhân vật: Tác giả - người đập đá - kẻ làm trai - người vá trời.
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật


a. Hai câu đề
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
\Rightarrowđứng giữa,Lừng lẫy,lở


\Rightarrow Khắc hoạ tư thế sừng sững hiên ngang người tù cách mạng.

b. Hai câu thực
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
\RightarrowXách búa đánh tan.Ra tay đập bể,
mấy trăm hòn.
- ý chí quyết tâm, sức mạnh tiến công và bản lĩnh kiên cường.

c. Hai câu luận
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
\RightarrowTháng ngày,Mưa nắng,bao quản,thân sành sỏi,càng bền,dạ sắt son
\RightarrowTấm lòng thuỷ chung với cách mạng, niềm tin, niềm lạc quan.

.
d. Hai câu kết
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con
\RightarrowTấm lòng thuỷ chung với cách mạng, niềm tin, niềm lạc quan.
\Rightarrow Niềm tin mãnh liệt vào sự nghiệp cứu nước, coi thường gian lao, tinh thần lạc quan cách mạng.
ý nghĩa văn bản
* Nội dung: Hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan vẫn không sờn lòng đổi chí.
* Nghệ thuật:
- Giọng điệu hào hùng, ngang tàng
- Bút pháp lãng mạn, khoa trương.
Em tham khảo thử, khi nào ko đc thì chị viết tiếp cho. Em sẽ làm đc thôi và sẽ làm hay hơn chị
 
Top Bottom