giúp mình bài sóng cơ

P

phanhuongtk

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài 1.Biết A, B là 2 nguồn sóng nước có cùng biên độ, tần số, có pha ngược nhau , cách nhau 20cm và có bước sóng bằng 1,6cm. M là 1 điểm trên mặt nước có AM=16cm, BM=12cm. số điểm không dao động trên Am là:
A.15
B.16
C.14
D.13

bài 2.3 điểm A, B, C trên mặt nước là 3 đỉnh của tam giác đều có cạnh =8cm, trong đó A và B là 2 nguồn phát sóng giống nhau, có bước sóng 0.8cm. điểm M trên đường trung trực của AB, dao động cùng pha với điểm C và gần C nhất thì phải cách C 1 khoảng băng bao nhiêu:
A.0,94cm
B.0,81cm
C.0.91cm
D.0,84cm
các bạn giải rõ giúp mình với nha
 
R

rocky1208

bài 1.Biết A, B là 2 nguồn sóng nước có cùng biên độ, tần số, có pha ngược nhau , cách nhau 20cm và có bước sóng bằng 1,6cm. M là 1 điểm trên mặt nước có AM=16cm, BM=12cm. số điểm không dao động trên Am là:
A.15
B.16
C.14
D.13
Hình vẽ:
60.png


Số vân cực tiểu trên đoạn AM bằng trên đoạn AI và IM cộng lại (cộng thêm cả vân trung tâm nữa, vì vân trung tâm là cực tiểu do hai nguồn ngược pha)

- Trên đoạn AI: bằng trên đoạn AO. Tính số vân cực tiểu trên AO.
Hai nguồn ngược pha -> cực tiểu thoả mãn: [TEX]d_1-d_2=k\lambda[/TEX]. Ước lượng tỷ số [TEX]\frac{AB}{\lambda}=12,5[/TEX] -> cso 12 thằng cực tiểu.

- Trên đoạn IM: Xét xem M nằm trên vân gì.
[TEX]MA-MB=4=(2+\frac{1}{2})\lambda[/TEX] -> M nằm trên vân cực đại bậc 3. Tức giữa M và trung trực của AB có 2 vân cực tiểu nữa (ko tính trung trực)

Vậy túm lại là có [TEX]12+2+1=15[/TEX] vân cực tiểu (12 vân trên AI, 2 vân trên IM, 1 vân trung tâm)


bài 2.3 điểm A, B, C trên mặt nước là 3 đỉnh của tam giác đều có cạnh =8cm, trong đó A và B là 2 nguồn phát sóng giống nhau, có bước sóng 0.8cm. điểm M trên đường trung trực của AB, dao động cùng pha với điểm C và gần C nhất thì phải cách C 1 khoảng băng bao nhiêu:
A.0,94cm
B.0,81cm
C.0.91cm
D.0,84cm
các bạn giải rõ giúp mình với nha

Hình vẽ tiếp:
61.png


Hai nguồn đồng pha -> trung trực AB dao động với pha ban đầu [TEX]\varphi_C=-\frac{\pi(d_1+d_2)}{\lambda}=-\frac{2\pi d}{\lambda}=-20\pi=-10.2\pi[/TEX]
(cái này em tổng hợp sóng tại M do A, B truyền tới là thấy ngay. d ở đây là CA=CB=d)
Để cho tiện, anh quăng cái dấu âm đi, tức là [TEX]10. 2\pi[/TEX]

Để thằng M nằm trên trung trực của AB cùng pha với C và gần C nhất thì pha ban đầu của M phải có dạng [TEX]9.2\pi[/TEX] (9 là số nguyên lớn nhất dưới 10 :) )
Vậy [TEX]\frac{\pi(d_1\prime+d_2\prime)}{\lambda}=9.2\pi \Leftrightarrow \frac{2\pi d\prime}{\lambda}=18\pi\Leftrightarrow d\prime=7,2 cm[/TEX], [TEX]d\prime[/TEX] chính là MA, MB.

Ốp Pithagore vào tam giác vuông OMA có [TEX]MA=7,2 cm[/TEX], [TEX]OA=4 cm[/TEX] vậy [TEX]OM\approx 5,9867 cm[/TEX]

[TEX]OC=AC.\frac{\sqrt{3}}{2}\approx 6,8292 cm[/TEX]

Vậy [TEX]MC\approx 0,9415 cm[/TEX]. Đáp án A
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom