Giúp giải đề,ôn luyện vào 10!

M

maunguyet.hilton

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn giúp post các bài văn hoặc các dạng đề, câu hỏi thường có và đặc biệt là câu hỏi nâng cao,hay có liên quan đến các bài:
1.Chị em Thúy Kiều
2.Kiều ở lầu Ngưng Bích
3.Cảnh ngày xuân
4.Đoàn thuyền uýnh cá
5.Lặng lẽ Sa Pa
6.Làng
7.Chiếc lược ngà
8.Xoay quanh nhân vật Phương Địng_Những ngôi sao xa xôi

Trọng tâm là 4 bài đầu ạ!Xí xí ,ngoài ra các bạn có cái liên tưởng gì hay hoặc khi nhắc đến tác phẩm nào thì ta cần chú ý điều gì?Nói chung là những ý văn hay,mĩ lệ đó mà!VD như khi nhắc đến PHẠM TIẾN DUẬT_là nhắc đến VIÊN NGỌC của TRƯỜNG SƠN!
Thân!Thanks trước đó nhé!@};-:-*
 
X

xuka_thongminh

Mình nghĩ các câu hỏi thường gặp là:
1, cảm nhận về hình ảnh Thuý Kiều trong đoạn trích"chị em Thuý Kiều"
Chú ý: bạn cần phải thêm vào số phận của Kiều nữa nhé, trong câu thơ "Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" , "Thông minh vốn sẵn tính trời- sắc đành đòi 1 tài đành hoạ hai" và khi ca khúc Bạc mệnh do Kiều sáng tác
2, 2.1 phân tích các câu thơ nói về nỗi nhớ nhà, người thân và người yêu khi Kiều ở Lầu ngưng bích
2.2 Viết thuộc lòng 8 câu thơ cuối và nêu cảm nhận của em trong bài thơ Kiều ở Lầu ngưng bích
3, Cảm nhận của em về đoạn trích Cảnh ngày xuân
4, Cảm nhận của em về 2 khổ thơ sau trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa......Câu hát căng buồm cùng gió khơi

..........Câu hát căng buồm cùng gió khơi..........mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
5, 5.1 Phân tích hình tượng các nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa và qua đó nêu suy nghĩ của nhan đề
5.2 Phân tích vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và trong suy nghĩ của anh thanh niên 1 mình trên trạm khí tượng giữa rừng rậm núi cao trong truyện ngắn Lặng lã Sa Pa
6. phân tích tình yêu làng của ông hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
7, 7.1 tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngàvaf cảm nhận của em về nhân vật ông sáu
7.2 cảm nghĩ của em về nhân vật bé thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện nắn Chiếc lược ngà
8, 8.1 Phân tích nhân vật Phương định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi
8.2 Vẻ đẹp của nữ TNXP trong Những ngôi sao xa xôi
8.3 Nghệ thuật XD nhân vật trong Những ngôi sao xa xôi

Mình nghĩ bạn nên chú ý đề Bến quê 1 chút: Nhân vật Nhĩ và những suy nghĩ về cuộc đời, về con người trong truyện ngắn Bến quê. Bạn có cần mình post vài dàn ý ko??????????
 
V

vitonline219

Các bạn giúp post các bài văn hoặc các dạng đề, câu hỏi thường có và đặc biệt là câu hỏi nâng cao,hay có liên quan đến các bài:
1.Chị em Thúy Kiều
2.Kiều ở lầu Ngưng Bích
3.Cảnh ngày xuân
4.Đoàn thuyền uýnh cá
5.Lặng lẽ Sa Pa
6.Làng
7.Chiếc lược ngà
8.Xoay quanh nhân vật Phương Địng_Những ngôi sao xa xôi

Trọng tâm là 4 bài đầu ạ!Xí xí ,ngoài ra các bạn có cái liên tưởng gì hay hoặc khi nhắc đến tác phẩm nào thì ta cần chú ý điều gì?Nói chung là những ý văn hay,mĩ lệ đó mà!VD như khi nhắc đến PHẠM TIẾN DUẬT_là nhắc đến VIÊN NGỌC của TRƯỜNG SƠN!
Thân!Thanks trước đó nhé!@};-:-*

Ý nghĩ nhan đề truyện ngắn Làng:
- Chủ đề của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân-làng là nơi gần gũi, gắn bó với người nông dân.
- Đặt tên "Làng" mà ko phải là "Làng Chợ Dầu" vì nếu thế thì vấn đề của tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.
- Đặt tên "Làng" vì đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kháng chiến chống Pháp: tình cảm vs quê hương, vs đất nước.
- Làng ở đây cũng chính là cái Chợ Dầu mà ông Hai yêu như máu thịt của mình, nơi mấy vs ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến, là quê hương đất nước thu nhỏ.
- Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân.
Chình vì thế mà nhan đề "Làng" rất hay và giàu ý nghĩa.
 
M

maunguyet.hilton

Mình nghĩ bạn nên chú ý đề Bến quê 1 chút: Nhân vật Nhĩ và những suy nghĩ về cuộc đời, về con người trong truyện ngắn Bến quê. Bạn có cần mình post vài dàn ý ko??????????[/QUOTE]
Bến quê và chiếc lược ngà là sở trường của t.Không cần tham khảo nhiều.Đề ra 2 bài này là win gấp ~~~:)>-:)>-
 
M

maunguyet.hilton

Ý nghĩ nhan đề truyện ngắn Làng:
- Chủ đề của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân-làng là nơi gần gũi, gắn bó với người nông dân.
- Đặt tên "Làng" mà ko phải là "Làng Chợ Dầu" vì nếu thế thì vấn đề của tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.
- Đặt tên "Làng" vì đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kháng chiến chống Pháp: tình cảm vs quê hương, vs đất nước.
- Làng ở đây cũng chính là cái Chợ Dầu mà ông Hai yêu như máu thịt của mình, nơi mấy vs ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến, là quê hương đất nước thu nhỏ.
- Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân.
Chình vì thế mà nhan đề "Làng" rất hay và giàu ý nghĩa.

Nội dung phân tích nhan đề của bồ rất hay và rõ nét.Tks đó nhé!
 
K

kga

Câu 5đ đây. Đừng có tưởng dễ nhé!Đoạn trích ngắn vậy thui mà yêu cầu tối thiểu phân tich đủ ý chưa cần hay > ....2 mặt giấy thi! Rảnh thì làm cho mình tham khảo luôn nhé! Thanks !

Phân tích đoạn trích sau:
''Ông lão ôm thằng con ut lên lòng vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
...
nỗi khổ trong lòng ông lão cũng vợi đi được đôi phần ''



đọc cả truyện Làng
 
D

duongtuanqb

1. Tìm từ Hán Việt trong câu thơ sau:
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
2. Nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều của Nguyễn Du qua đoạn trích "Chi em Thúy Kiều"
3. tình huống cơ bản của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" là gì? Tác giả tạo ra tình huống đó nhằm mục đích gì?
k biết ở bạn đề như thế nào, còn ở mình mỗi đề có 3 câu, câu 1 ko biết dạng nào còn câu 2 nghị luận XH, câu 3 nghị luận VH
 
M

maunguyet.hilton

Câu 1: Các từ hán việt có trong 2 câu thơ :Thanh minh,tảo mộ,đạp thanh (cái này xem chú thích SGK chứ phản đoán à,không nhớ từ hán-việt là gì hết.OMG)
 
M

maunguyet.hilton

Câu 2 : Đoạn trích "chị em Thuý Kiều" tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả đặc sắc của ngòi bút Nguyễn Du trong "Truyện Kiều",cho thấy đặc trưng bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển : lấy vẻ đẹp thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp con người.Đây cũng là đoạn thơ giàu chất nhân văn,thể hiện thái độ trân trọng ,đề cao,ca ngợi vẻ đẹp của con người.
 
M

maunguyet.hilton

Câu 3 :Truyện được bắt đầu từ tình huống tình cờ gặp gỡ của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa ( ông hoạ sĩ già,cô kĩ sư trẻ) và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh yên Sơn...
Vs tình huống ấy,nhân vật chính hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác.đặc biệt là của ông hoạ sĩ.Cách trần thuật như vậy có tác dụng khắc hoạ nhân vật chính một cách khách quan,góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề và nội dung tư tưởng của tác phẩm!


 
K

kga

3. tình huống cơ bản của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" là gì? Tác giả tạo ra tình huống đó nhằm mục đích gì?

Tình huống truyện của ''Lặng lẽ Sapa'':
Là cuộc gặp gỡ tình cờ độc đáo giữa ông họa sĩ đi chuyến thực tế cuối cùng, cô kĩ sư vừa chủ động chia tay mối tình nhạt nhẽo, và anh thanh niên quanh năm sốn trên đỉnh Yên Sơn. Mỗi người theo đuổi một công việc riêng vốn không quen biết lại chỉ gặp nhau trong 30' nơi núi cao hẻo lánh nhưng cũng đủ để cho nhưng người kia nhận ra vẻ đẹp âm thầm cống hiến của anh thanh niên.
Mục đích (hay là ý nghĩa- mình nghĩ thế)
- Để miêu tả anh thanh niên đặc biệt qua cái nhìn của ông họa sĩ về phương diện phẩm chất, tính cách.
- Góp phần thể hiện chủ đề truyện: trích ghi nhớ ra!
- Làm cho truyện thêm sinh đông và hấp dẫn.
Bao giờ ý nghĩa truyện cũng có 3 ý như thế!Mục đích mình nghĩ cũng tương đương thui!:D
 
P

pe_ju_uc

pé cũng có 1 số đề cho u tham khảo nàk:
1 truyện kiều của nguyễn du đã ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống tinh thần người Việt Nam qua nhiều thế hệ.
2 phân tích tính cách chung và riêng của 3 cô gái tnxp trên cao điểm của tuyến đường Trường Sơn thời kháng chiến chống Mỹ qua truyện ngắn những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê
3 đọc truyện "LLSP" của Nguyễn Thành Long tuổi trẻ chúng ta cảm nhận được bao điều bổ ích, thú vị : "cuộc đời thật đẹp và đáng iu, chúng quanh ta có biết bao con người đẹp, tâm hồn họ, con người họ làm ta cảm phục, kính iu". Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Liên hệ thực tế cuộc sống hiện nay.
4 cảm nhận 4 câu thơ đầu bài "cảnh ngày xuân".
5 Vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên vũ trụ trong bài "đoàn thuyền đánh cá" của huy cận.
 
S

s0cbay_kut3

Chị có một số đề nâng cao về văn bản Chiếc lược ngà :)

1. Cảm nhận về hình tượng "Chiếc lược ngà" trong tác phẩm

2. Cho đoạn văn: "Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám, năm đó ta chưa võ trang, trong một trận càn lớn của quân Mỹ - ngụy, anh Sáu bị hy sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống nhìn anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi."
(Trích "Chiếc Lược Ngà"-Nguyễn Quang Sáng)

Dựa vào đoạn trích trên, phân tích sự hi sinh của Ông Sáu để thấy rõ chỉ có tình cha con là không thể chết được.

3. Cảm nhận về chi tiết "Vết thẹo" trong tác phẩm Chiếc lược ngà.

4. Cảm nhận về nhân vật Bác Ba trong tác phẩm Chiếc lược ngà.


Ai muốn có dàn ý của những đề trên thì pm chị qua tin nhắn khách nhé :)
 
C

comeback_dynamite

Chi tiết các bóng trong NCGNX.

--------------------------------------------------------------------------------

Cái bóng của Vũ Nương được Nguyễn Dữ đề cập đến đó chính là tấm lòng nhân đạo của ông. Nhân đạo là vì ông hiểu chế độ Phong kiến Nam quyền hà khắc kia đã đẩy người phụ nữ công dung ngôn hạnh vào bước đường cùng. Để cho bóng xuất hiện như để minh oan cho nỗi oan của Vũ Nương. Đế cho bóng xuất hiện nhưng không để cho nàng quay lại là vì chế độ ấy không có chỗ cho người phụ nữ. Là chế độ Nam quyền, nữ không có tiếng nói cho mình, luôn phải chịu thiệt thòi về mình như chồng của nàng: Trương Sinh - người có tính đa nghi, sẽ không dễ dàng gì dứt bỏ tính đa nghi đó, rồi cũng vẫn thói nào tật nấy, cũng sẽ ép nàng vào đường cùng 1 lần nữa.
 
C

comeback_dynamite

Chị có một số đề nâng cao về văn bản Chiếc lược ngà :)


3. Cảm nhận về chi tiết "Vết thẹo" trong tác phẩm Chiếc lược ngà.



Ai muốn có dàn ý của những đề trên thì pm chị qua tin nhắn khách nhé :)

Chi tiết "vết thẹo" trên má ông Sáu là một chi tiết hay và đặc sắc. Giống như chi tiết cái bóng trong truyện "Chuyện người con gái Nam Xương", nó có vai trò như 1 cái "bản lề", mở ra diễn biến câu chuyện và cũng đóng lại câu chuyện. Chỉ vì "vết thẹo" đó mà bé Thu mới không nhận ông Sáu là cha, từ đó là xảy ra 1 loạt những hành động và tính cách của bé Thu, giúp cho câu chuyện phát triển còn gì. Nhưng cũng nhờ nó mà cho thấy tính chất ác liệt và dữ dội của chiến tranh, đã khiến cho con người ta đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi hiểu đc vì sao ba mình lại có vết thẹo đó, bé Thu đã ân hận và khi mà chạy đến ôm hôn ông Sáu lúc từ biệt, Thu đã hôn cả lên vết thẹo đó để tỏ ra hối hận về những việc mình đã làm, thể hiện tình yêu cha của mình. Chi tiết đó góp phần tạo nên ý nghĩa truyện, bộc lộ tính cách nhân vật, đặc biệt là rất bất ngờ nữa.
 
M

maunguyet.hilton

Chi tiết "vết thẹo" trên má ông Sáu là một chi tiết hay và đặc sắc. Giống như chi tiết cái bóng trong truyện "Chuyện người con gái Nam Xương", nó có vai trò như 1 cái "bản lề", mở ra diễn biến câu chuyện và cũng đóng lại câu chuyện. Chỉ vì "vết thẹo" đó mà bé Thu mới không nhận ông Sáu là cha, từ đó là xảy ra 1 loạt những hành động và tính cách của bé Thu, giúp cho câu chuyện phát triển còn gì. Nhưng cũng nhờ nó mà cho thấy tính chất ác liệt và dữ dội của chiến tranh, đã khiến cho con người ta đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi hiểu đc vì sao ba mình lại có vết thẹo đó, bé Thu đã ân hận và khi mà chạy đến ôm hôn ông Sáu lúc từ biệt, Thu đã hôn cả lên vết thẹo đó để tỏ ra hối hận về những việc mình đã làm, thể hiện tình yêu cha của mình. Chi tiết đó góp phần tạo nên ý nghĩa truyện, bộc lộ tính cách nhân vật, đặc biệt là rất bất ngờ nữa.

Có thể phân tích rõ hơn "vết thẹo" là "dấu ấn" đau thương trên khuông mặt ông Sáu,là "2 thái cực" giữa cha con ông,là "nguyên nhân" của mọi hiểu lầm, là "hình ảnh" xấu xí nhưng sẽ mãi khắc sâu trong lòng bé Thu,cũng là thứ duy nhất hàn gắn được tình cảm và thêm yêu thương ba hơn của Thu và là "nhân chứng" của chiến tranh khốc liệt...
 
Top Bottom