giup em voi

D

daocdh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

hai quả cầu nhỏ mang điện tích $q_1 = 8.10^{-8} C$ và $q_2 = 10^{-8} C$ cùng được treo vào một điểm bằng hai sợi dây không điện điện cùng chiều dài l thì góc lệch giữa hai dây là $60^o$ .truyền cho q2 một diện tích q thì dây lệch góc $120^o$ .tỉnh q
 
Last edited by a moderator:
G

galaxy98adt

hai quả cầu nhỏ mang điện tích $q_1 = 8.10^{-8} C$ và $q_2 = 10^{-8} C$ cùng được treo vào một điểm bằng hai sợi dây không điện điện cùng chiều dài l thì góc lệch giữa hai dây là $60^o$ .truyền cho q2 một diện tích q thì dây lệch góc $120^o$ .tỉnh q
Vì quả cầu nhỏ nên ta coi nó có cùng khối lượng.
Mình dùng hình cũ, bạn thông cảm nhé! Mình giả sử quả cầu A là $q_1$, quả cầu B là $q_2$:
picture.php

+) Khi chưa truyền điện tích cho $q_2$
Gọi $\alpha$ là góc tạo bởi dây và phương thẳng đứng.
Khoảng cách giữa 2 quả cầu là: $r_1 = 2.l.sin\ \alpha = l$
\Rightarrow Lực điện tác dụng lên mỗi quả cầu là: $F_1 = k.\frac{\mid q_1.q_2 \mid}{r_1^2} (N)$
Ta có: $\tan\ \alpha = \frac{F_1}{P} = \frac{\sqrt{3}}{3}$

+) Khi truyền điện tích cho $q_2$
Gọi $\beta$ là góc tạo bởi dây và phương thẳng đứng.
Khoảng cách giữa 2 quả cầu là: $r_2 = 2.l.sin\ \beta = l.\sqrt{3}$
\Rightarrow Lực điện tác dụng lên mỗi quả cầu là: $F_2 = k.\frac{\mid q_1.(q_2 + q) \mid}{r_2^2} (N)$
Ta có: $\tan\ \beta = \frac{F_2}{P} = \sqrt{3}$

Ta có: $\frac{\frac{F_1}{P}}{\frac{F_2}{P}} = \frac{F_1}{F_2} = \frac{1}{3}$

\Leftrightarrow $\frac{k.\frac{\mid q_1.q_2 \mid}{r_1^2}}{k.\frac{\mid q_1.(q_2 + q) \mid}{r_2^2}} = \frac{1}{3}$

\Leftrightarrow $\frac{\mid q_1.q_2 \mid.r_2^2}{\mid q_1.(q_2 + q) \mid.r_1^2} = \frac{1}{3}$
Thay $r_1 = l$, $r_2 = l.\sqrt{3}$, $q_1 = 8.10^{-8} C$ và $q_2 = 10^{-8} C$, ta có:
$\frac{3.8.10^{-16}}{8.10^{-16} + 8.10^{-8}.q} = \frac{1}{3}$
Giải phương trình, ta tính được $q = 8.10^{-8} C$
 
Top Bottom