*YÊU TỔ QUỐC, YÊU ĐỒNG BÀO
Tổ quốc là cái gì thiêng liêng, quý giá nhất đối với mỗi chúng ta. Nhất là trong những thời kỳ kháng chiến chống quân xâm lược, lòng yêu tổ quốc, yêu đất nước lại được bùng lên một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vì tổ quốc, chúng ta có thể hi sinh nhưng không bao giờ để tổ quốc trong kiếp nô lệ, chính vì câu nói "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" chúng ta có thể chết nhưng tổ quốc thì phải sống. Hãy đưa tổ quốc ra khỏi kiếp nô lệ, ra khỏi kiếp nghèo khó, hãy đưa tổ quốc lên sánh vai với các cường quốc trên thế giới bằng chính sự hiểu biết của mình, Tổ quốc là cái gì tươi đẹp nhất, là con sông trong mát, là cánh đồng lúa chín, là cánh cò bay, là luỹ tre làng, là hàng liễu rủ bóng bờ ao v.v... là cái gì giản dị, gần gũi nhất với chúng ta, ta phải biết quý trọng Tổ quốc vì đó là nơi sinh ra ta, hãy để quê hương không còn tệ nạn xã hội bằng cách tuổi trẻ chúng ta phải tránh xa các tệ nạn xã hội để cùng nhau góp sức đưa đất nước đến một tương lai tươi sáng, không có các tệ nạn xã hội, đó mới là lòng yêu Tổ quốc sâu sắc và cụ thể.
Cùng với lòng yêu nước Tổ quốc, chúng ta phải biết yêu đồng bào. Đồng bào là gì? Đồng bào là người thân, là họ hàng, là hàng xóm, là trẻ em tật nguyền, nghèo khó, là người bị nhiễm HIV/AIDS là những em nhỏ bị nhiễm chất độc màu da cam v.v... Chúng ta phải giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS trở về với cuộc sống bình thường, hãy đưa họ ra khỏi lưỡi hái của tử thần, hãy đưa họ tới một tương lai tươi sáng hơn bằng lòng vị tha, lòng yêu đồng bào. Hãy thân ái, gần gũi các em nhỏ bị tật nguyền đừng làm cho các em xa lánh cuộc sống đời thường, hãy giúp đỡ các bạn nhỏ vùng sâu, vùng xa bằng những thứ mình có. Hãy giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, lễ phép với người lớn. Hãy biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để cho chúng ta có một đất nước tươi đẹp, hãy biết ơn các cô chú công nhân vì chính họ người đã xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn, đó là những gì mà Bác Hồ cǎn dặn chúng ta trước khi ra đi. Chúng ta sẽ làm đúng những gì Bác đã mong đợi.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
st
*HỌC TẬP TỐT, LAO ĐỘNG TỐT
Điều quan trọng nhất khi người ta đánh giá một đất nước không phải theo số dân, diện tích hay vẻ đẹp của nó mà chính là theo trình độ giáo dục của mọi người dân trong đất nước đó. Chính vì vậy, là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng em phải học tập tốt. Giáo dục là nền tảng cho sự phát triển của một đất nước. Gáo dục giúp con người đạt được những điều mình mong muốn. Từ xưa con người đã thể hiện ước mơ chinh phục thiên nhiên qua những câu chuyện như "Sơn tinh, Thuỷ tinh". Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hay chính nhờ trí thức con người đã biết tạo ra những máy móc kỹ thuật để có thể điều khiển thiên nhiên theo ý muốn. Nhờ có trí thức mà loài người đã tạo ra một cuộc sống êm ấm cho chính mình. Tóm lại học sinh chúng em phải học tập tốt để đưa đất nước tiến lên, sánh vai các cường quốc nǎm châu.
Tuy nhiên, ngoài học tập lý thuyết từ sách, vở và ở trên lớp ra chúng ta phải biết áp dụng kiến thức đó vào đời sống. Điều đó chỉ thực hiện được qua lao động. Thí dụ nếu con người lai tạo ra một giống lúa mới cho nǎng suất cao mà không đưa nó vào thực tiễn cuộc sống, thì điều đó trở nên vô ích. Lao động giúp chúng ta phát triển toàn diện hơn về nhận thức. Chỉ qua học tập và lao động chúng ta mới có thể tự xây dựng một cuộc sống giàu đẹp hơn cho chính mình và đồng bào cả nước đồng thời đưa đất nước tiến lên.
st
*GIỮ VỆ SINH THẬT TỐT
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã đi xa nhưng nǎm điều Bác Hồ dạy vẫn còn vang vọng trên đất nước ta và là kim chỉ nam, là mục tiêu phấn đấu cho thiếu nhi Việt Nam. Nǎm điều Bác Hồ dạy như nǎm cánh sao trên lá cờ đỏ tươi của đất nước Việt Nam. Và hàng nghìn, hàng vạn cháu ngoan Bác Hồ đã thực hiện tốt nǎm điều Bác dạy, đó chính là những bông hoa tiêu biểu làm rực rỡ thêm vườn hoa tươi đẹp thành tích của thiếu nhi Việt Nam.
Nǎm điều Bác Hồ dạy thật đầy đủ, không thể thiếu điều nào nhưng với em, điều thứ 4 "giữ gìn vệ sinh thật tốt" là điều tưởng rất dễ, song thực hiện lại không đơn giản. Và không chỉ thiếu niên cần thực hiện, không chỉ trong một gia đình mà mọi người, mọi nhà, mọi quốc gia phải thực hiện để giữ gìn cho tổ quốc mình. Cho tất cả thế giới này "xanh, sạch, đẹp" vì "trái đất này là của chúng mình".
Lời Bác dạy chỉ có sáu từ thôi, song em hiểu là với thiếu niên chúng em, phải giữ gìn vệ sinh cá nhân, bản thân mình, giữ gìn vệ sinh thân thể, giữ gìn vệ sinh trong ǎn uống, ǎn chín, uống nước sôi, không ǎn quả xanh, không uống nước lã... rửa tay trước khi ǎn, tích cực phòng bệnh trong ǎn uống. Trong nhà phải quét dọn hàng ngày, thực hiện "nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm". Bác dùng chữ "giữ gìn" là để cho chúng em phấn đấu liên tục, phấn đấu suốt đời, nếu không giữ gìn thì lại mất vệ sinh, lại ô nhiễm. Vệ sinh là việc làm liên tục, thường xuyên, không lơi lỏng không chỉ giữ gìn vệ sinh bản thân, gia đình mình mà phải giữ gìn vệ sinh đường phố, làng xóm, môi trường xung quanh, tích cực tham gia ngày vệ sinh khu vực mình ở, thực hiện mục tiêu "Thủ đô xanh-sạch-đẹp", bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, những công viên xanh, lá phổi của thủ đô, của đất nước. Cần phải bảo vệ, giữ gìn, mà phải giữ gìn thật tốt như Bác dạy. Song muốn thật tốt như Singapore, một đất nước, một thủ đô sạch vào loại nhất thế giới thì đó, không những là ý thức giữ gìn vệ sinh của một cá nhân mà là chính sách của cả một quốc gia.
Thủ đô ta, đất nước ta đã có nhiều chính sách bảo vệ môi trường như vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ǎn uống, trồng và ǎn rau sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà ở. Tết trồng cây-vệ sinh trường học, không hút thuốc lá làm ô nhiễm môi trường. Vệ sinh nước thải-Chương trình nước sạch không những cho thủ đô, thành phố mà các vùng sâu vùng xa v.v...Thực hiện sáu chữ "giữ gìn vệ sinh thật tốt" bản thân em cùng cả thế hệ chúng em, thanh thiếu niên Việt Nam cùng các cô các bác, mọi người mọi cấp phấn đấu giữ cho thủ đô ta, đất nước ta xanh, sạch đẹp. Chúng ta cùng nắm tay nhau ca hát, hít thở không khí trong lành và suốt cuộc đời này cần phải thực hiện như Bác dạy. "Giữ gìn vệ sinh thật tốt"
st
*KHIÊM TỐN THẬT THÀ DŨNG CẢM
"Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm" là những yếu tố cần thiết để làm nên một người tốt. Một người tài nǎng mà không khiêm tốn thì tài nǎng của họ khó có thể được những người xung quanh trân trọng. Khiêm tốn không có nghĩa là tự coi nhẹ bản thân mà nó thể hiện một người biết tự đánh giá mình so với những người xung quanh bởi vì mỗi người đều có những ưu điểm và khuyết điểm. Có lẽ mỗi người chỉ khác nhau ở chỗ ưu hay khuyết điểm của họ nhiều hay ít mà thôi. Người khiêm tốn là người nhìn thấy những khuyết của mình và ưu điểm của người khác để tự hoàn thiện bản thân. Và con người biết nhìn nhận khuyết điểm của mình là con người dũng cảm. Tất nhiên dũng cảm không chỉ biểu hiện ở phạm vi hẹp như vậy. Dũng cảm là một đức tính bao hàm những hành vi, những sự hy sinh cao cả, là đức tính mà ta thường gặp ở những vị anh hùng. Nhưng không phải vì thế mà người bình thường không cần dũng cảm. Trong cuộc sống bình thường, một sự thật thà nhận lỗi cũng là lòng dũng cảm. Những lòng dũng cảm nho nhỏ đó có thể gặp nhiều nhưng chúng thật đáng được đề cập đến, đáng được khen ngợi. Còn sự thật thà thì đương nhiên ai cũng thấy đó là điều tốt. Chính vì thế mà những đứa trẻ ngay khi còn rất bé đã được bố mẹ dạy cho rằng chúng cần phải thật thà. Thật thà trong mọi việc đôi khi cũng là sự dũng cảm. Khiêm tốn, thật thà dũng cảm là những đức tính tốt mà theo tôi nếu một nguời có những đức tính này không những sẽ xử sự tốt với mọi người xung quanh mà còn tự khẳng định được mình trong cuộc sống.
st
Mong rằng mấy bài mình sưu tập trên kia sẽ giúp bạn làm bài tốt!
Ģōōð £üćķ