giúp em với các bác ơi

K

killer031

H

hoanglyst

nếu là giao thoa hay sóng sừng thì là lamda/2
nếu tr. hợp bình thường thì là lam đa
 
T

tinhcaoxuan

Trời đất ! cái này phải phân làm sóng đơn hoặc sóng giao thoa khác nhau chớ
 
K

killer031

vậy thì tất cả các k/c 2 gợn lt = k/c 2 gợn lối lt = k/c 2 gợn lõm lt = lamđa/2 hả bác
 
H

hangsn1

killer031 said:
vậy thì tất cả các k/c 2 gợn lt = k/c 2 gợn lối lt = k/c 2 gợn lõm lt = lamđa/2 hả bác

Cái này cần phân biệt rõ pt truyền sóng đơn và giao thoa sóng hoặc sóng dừng:
+ trong trường hợp sóng truyền từ nguồn điểm đi : khoảng cách giữa hai gợn lồi liên tiếp = lamde
+ trong giao thoa sóng và sóng dừng : khoảng cách đó =lamda/2
 
K

killer031

thanks các bác
Tiện thể các bác giúp em câu này nữa

Con lắc đơn có chiều dài l=1.6 m dao động ở nơi có g=10 với biên độ góc 0.1 rad. Ở li độ góc 0.06 rad, con lắc có vận tốc
A. 30cm/s B. 40cm/s C. 25cm/s D. 32cm/s
 
H

hieubf

killer031 said:
thanks các bác
Tiện thể các bác giúp em câu này nữa

Con lắc đơn có chiều dài l=1.6 m dao động ở nơi có g=10 với biên độ góc 0.1 rad. Ở li độ góc 0.06 rad, con lắc có vận tốc
A. 30cm/s B. 40cm/s C. 25cm/s D. 32cm/s


cái này thì áp dụngn đinh luật bảo toàn năng lương đó:
ban đầu tính năng lượng toàn phần thì bằng m*g*ho (ho: độ cao cực đại tính từ vị trí biên đến điểm thấp nhất, cái này phải vẽ hình ra rồi tính, có góc và chiều dài dây treo rồi mà)
tổng năng lượng trong quá trình dao động thì không đổi cho nên mgho=(1/2)mv^2+mgh ( độ cao tại vị trí li độ đầu bài cho đó
từ đó tính ra vận tốc
mình tính ra là : 0.32 m/s chà có đáp án D
 
T

trum123

killer031 said:
thanks các bác
Tiện thể các bác giúp em câu này nữa

Con lắc đơn có chiều dài l=1.6 m dao động ở nơi có g=10 với biên độ góc 0.1 rad. Ở li độ góc 0.06 rad, con lắc có vận tốc
A. 30cm/s B. 40cm/s C. 25cm/s D. 32cm/s

đáp án là câu D áp dụng mgho=1/2mv^2+mgh
 
K

killer031

thanks các bác, vậy mà em nghĩ mãi không ra ^^
Em còn 1 số câu không hiểu mong các bác giải đáp. nếu được thì giải thích cụ thể hộ em
thanks

1.ptdđ có dạng x=4sin<bình phương>(5pit + pi/4)
Biên độ dao động của vât là
A. 2 cm B. 2 căn 2 cm C. 4 cm D. 4 căn 2 cm

2. Mắc tụ C1 với cuộn cảm L thì tần số của mạch là f1. Mắc tụ C2 với cuộn cảm L thì tần số của mạch là f2. Mắc nối tiếp tụ C1 với C2 rồi mắc với cuộn cảm L thì tần số là:
A. f=căn(f1^2 + f2^2) B. f= f1 + f2
C. f=căn(f1 x f2) D. Kết quả khác

3.Trong các câu phát biểu sau, câu nào là không đúng:
A. Trong một môi trường trong suốt và đồng tính, as truyền theo đường thẳng
B. Nếu as truyền trong một môi trường theo 1 đừong không thẳng thì môi trường đó không đồng tính
C. nếu as truyền trong một môi trường theo 1 đưởng thẳng thì môi trường đó trong suốt và đồng tính
D. Trong một môi trường trong suốt, không đồng tính, as vẫn có thể truyền theo một đường thẳng

4.Mắc vào mạch 3 pha 1 phụ tải tam giác đối xứng, công suất tiêu thụ trên tải là P. Phụ tải lại được mắc hình sao. Hỏi công suất tiêu thụ trên toàn tải phụ sẽ:
A. Giảm 1.73 lần B. tăng 1.73 lần C. giảm 3 lần D. tăng 3 lần

5.Trong quá trình con lắc lò xo dao động điều hòa, mệnh đề nào sau đây không đúng
A. Lực hồi phục luôn hướng về VTCB
B. Chu kì của con lắc không phụ thuộc cách kích thích dao động
C. Tại vị trí cân bằng, lực hồi phục và trọng lực cân bằng nhau
D. Cơ năng của con lắc không đổi và tỉ lệ với bình phương biên độ

Lực hồi phục là cái gì vậy các bác

6.Mạch dao động gồm tụ C và cuộn dây có L=10^-4 H. Điện trở thuần của cuộn dây và các dây nối không đáng kể. Biết biểu thức của HĐT giữa 2 đầu cuộn dây là
u=80sin(2.10^6t) (V). Biểu thức của dòng điện trong mạch là:
A. i=4sin(2.10^6t) (A) B. i=0.4sin(2.10^6t + pi/2) (A)
C.i=0.4sin(2.10^6t) (A) D. i=4sin(2.10^6t - pi) (A)

7. Cho mạch (R nối tiếp L nối tiếp C ). Mắc vào 2 đầu mạch 1 HĐT không đổi U=12 (V). Trong các nhận xét sau, nhận xét nào sai:
A. Trong mạch không có dòng điện
B. HĐT hai đầu điện trở và hai cuộn dây đều bằng 0
C. HĐT giữa 2 bản tụ = 0
D. HĐT giữa 2 bản tụ = 12 V

8. Trong TN giao thoa as, khi 2 nguồn kết hợp cùng pha thì vân sáng trung tâm trên màn cách đều 2 nguồn. Nếu làm cho 2 nguồn kết hợp lệch pha nhau thì vân sáng chính giữa sẽ thay đổi như thế nào:
A. Xê dịch về phía nguồn trễ pha hơn
B. Xê dịch về phía nguồn sớm pha hơn
C. không còn vân giao thoa nữa
D. Vẫn nằm giữa trường giao thoa

9. Điều khẳng định nào sau đây sai:
A. có thể tạo ra từ trường quay = cách cho dòng điện xoay chiều 1 pha đi qua 3 cuộn dây của động cơ không đồng bộ 3 pha
B. có thể tạo ra từ trường quay = dòng điện xoay chiều 1 pha động cơ không đồng bộ 1 pha
C. Động cơ không đồng bộ 1 pha chỉ có một công suất rất nhỏ
D. vận tốc góc quay của roto động cơ không đồng bộ luôn nhỏ hơn vận tốc góc của từ trường quay
 
K

kyoletgo

mình mới đọc câu 1 ^^
bình phương thì bạn chuyển về ko bình phương là đc. Còn tốt nhất nên làm topic khác để hỏi, vì người ta nhìn mấy dòng đầu ko muốn nhìn xuống dưới nữa ^^!
Lười làm bt lắm.
 
Top Bottom