T
tranthuyluc
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Có 3 đề TLV:
Đề 1: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
Đề 2: Người ấy (bạn, thầy, người thân,...) sống mãi trong lòng tôi.
Đề 3: Tôi thấy mình đã khôn lớn.
Kiểu bài là tự sự.
Em mới làm được đề 1 và đề 2.
Mọi người thử sửa xem bài của em đã đúng kiểu bài và còn chỗ nào thiếu sót hoặc là chưa hay thì mọi người sửa cho em nhé.
Đề 1:
Tuổi thơ của mỗi người gắn liền với những vui buồn của tuổi học trò. Với tôi, cái ngày khai giảng đầu tiên, ngày mà tôi bắt đầu bước vào lớp 1 là ngày đã để lại cho tôi kỉ niệm sâu sắc nhất không bao giờ phai nhòa.
Buổi sáng hôm đó là một buổi sáng cuối thu êm đềm, bầu trời cao và trong xanh với những tia nắng vàng dịu nhẹ. Ngay từ sớm, mẹ đã đánh thức tôi dậy, sửa soạn mọi thứ tinh tươm. Tôi cũng không nũng nĩu không chịu dậy như mọi ngày. Trên chiếc xe đạp cũ, mẹ đèo tôi đến trường trên con đường làng trong bộ quần áo đồng phục trắng tinh cùng chiếc cặp sách hình con cún mới toanh đựng những quyển vở, quyển sách được mẹ bọc và dán nhãn cẩn thận từ ngày hôm trước. Con đường hôm nay thật nhộn nhịp, tôi nghe mẹ bảo hôm nay các bạn, các anh chị cũng đi khai giảng như tôi. Dọc đường, mấy cô cậu học trò trạc tuổi tôi nhìn ngược nhìn xuôi, trên nét mặt lộ một chút sợ sệt. Những làn gió thu nhè nhẹ thổi như hôn lên gò má người đi đường. Những bông hoa muôn vàn màu sắc tỏa ngát hương thơm, trên cánh hoa còn đọng lại những giọt sương sớm long lanh như những hạt pha lê lấp lánh. Cứ ngỡ mấy trước hôm tôi cùng mấy đứa hàng xóm còn ở đây chơi đuổi bắt, chốn tìm, đứa nào đứa nấy cười hả hê. Nhưng hôm nay thì không thế nữa, bởi vì tôi đi học mà!
Và rồi, sau những hàng cây xanh rì rào trong gió, ngôi trường Thanh Trì hiện ra trước mắt tôi trong một vẻ uy nghiêm, trang trọng. Tôi bước vào ngôi trường, một ngôi trường đồ sộ với bốn dãy lớp học được sơn màu vàng óng, khang trang, sạch sẽ và sáng sủa. Sân trường được lát gạch đỏ, trên sân dày đặc cả người, ai cũng quần áo chỉnh tề, mặt mũi tươi vui, sáng sủa. Trong cái không gian to lớn ấy, tôi thấy mình thật nhỏ bé, chỉ dám nắm chặt bàn tay và núp sau lưng mẹ. Mẹ âu yếm xoa đầu tôi, mỉm cười. Rồi mẹ dẫn tôi đi lòng vòng một lúc và dừng lại ở một dãy các bạn học sinh khác. Đột nhiên, tiếng trống trường vang lên. Buổi lễ khai giảng bắt đầu. Các anh chị lớp lớn sắp thành những hàng dài và thẳng, trông thật trang nghiêm. Một chị lớp 5 với cương vị là liên đội trưởng cho toàn trường hát Quốc ca, Đội ca và hô khẩu hiệu, ai cũng hát thật to và hô thật rõng rạc. Sau đó, chúng tôi được nghe thư mừng ngày khai giảng của Chủ tịch nước. Bức thư đã khiến tôi hiểu hơn tầm quan trọng của việc học hơn trước nhiều. Và rồi, thầy hiệu trưởng bước lên, tay cầm một tập giấy lớn. Dáng vẻ ung dung, mái tóc đã ngả màu tiêu cùng khuôn mặt hình chữ điền đôn hậu của thầy khiến ai gặp một lần cũng có thể nhớ mãi. Thầy đọc tên từng cô cậu học trò mới theo lớp đã được phân cùng với cô chủ nhiệm. Nghe đến tên, tôi có đôi chút lúng, nhưng cũng chấn tĩnh lại ngay được. Đọc xong, thầy nhìn từng đứa học trò với ánh mắt hiền từ, nói: “Thế là các em đã được vào lớp 1, các em phải cố gắng học hành đễ không phụ lòng cha mẹ và thầy cô, mai này xây dựng đất nước mình giàu đẹp hơn!”. Từng hồi trống: “Tùng … tùng … tùng” vang lên như thúc giục chúng tôi bước vào con đường chi thức. Rồi từng người từng người bước vào hàng của lớp đã được phân – đây cũng là lúc tôi phải xa mẹ. Chưa bao giờ tôi có cảm giác xa mẹ thế này. Nhớ những lần đi chơi đến tận tối mà tôi cũng không cảm thấy xa mẹ chút nào hết. Nhìn về phía mẹ, tôi nức nở khóc. Thấy thế, cô giáo chủ nhiệm vỗ về tôi và nói: “Em đừng khóc, trưa nay em còn được về cơ mà!”. Giọng nói hiền từ, chứa chan tình yêu thương của cô giúp tôi tìm thấy một cái gì đó thân thương ở nơi xa lạ này. Sau khi tám hàng học sinh đã ngay ngắn dưới sân trường, thầy hiệu trưởng gia hiệu cho chúng tôi bước vào lớp.
Mùi hương của sơn mới nhè nhẹ trong lớp học. Tôi nhìn bàn nghề chỗ mình ngồi một cách cẩn thận và lạm nhận đó là chỗ của mình, còn vạch ra ranh giới nữa chứ. Tôi nhìn người bạn bên cạnh, một người bạn mà tôi không hề quen biết. Vậy mà một lúc sau chúng tôi đã quen và thân nhau. Rồi cứ thế, tôi nhìn lên bảng, chăm chú viết những dòng chữ đầu tiên.
Vậy mà đã tám năm trôi qua kể từ cái ngày đầu tiên đó. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt, đúng như lời chỉ dạy của thầy hiệu trưởng năm xưa.
Đề 2:
Cuối thu. Khi những cơn gió nhè nhẹ mang theo vị thơm của hoa cỏ nô đùa trong không gian, đưa những chiếc lá vàng cuối cùng đang còn vương vấn đi chu du tứ phương, tôi lại nhớ đến ông nội. Tôi thầm tự hỏi: "Không biết giờ này ông đang làm gì? Ông có mặc đủ ấm không?".
Thời gian thấm thoát đã qua đi, giờ đây, ông tôi đã gần bảy mươi tuổi, hơn một nửa cuộc đời đầy chông gai đã trôi qua. Mỗi lần nhổ tóc sâu cho ông, tôi lại thấy mái tóc đó ngày một nhiều điểm trắng, mái tóc đã một thời dãi nắng dầm mưa. Ông có một khuôn mặt hình chữ điền trông thật nhân hậu, điềm đạm, lúc nào cũng nở nụ cười thật tươi. Đôi mắt ông giờ đã hằn lên những nếp nhăn nơi khóe mắt do bao khó nhọc, vất vả của cuộc đời. Đôi bàn ngăm đen đầy trai, sần sùi thô ráp, những nếp nhăn xô lại với nhau thành những kẽ nứt. Không biết đã bao lần đôi bàn tay đó phải chiến đấu với gió sương của cuộc sống.
Người ta nói tuổi già luôn có những thú vui riêng, và ông tôi cũng vậy. Ông tôi đặc biệt yêu thích cây, quanh nhà có một khu vườn mênh mông, gần như gom hết đủ thứ cây cỏ trên đời này: Từ cây cảnh đến cây ăn quả. Sáng nào ông cũng dậy thật sớm để chăm sóc và thưởng thức cái vẻ đẹp mộc mạc ấy của thiên nhiên. Hồi bé, tôi rất thích về quê và vào vườn chơi. Thỉnh thoảng thấy cây nào lạ, cây nào đẹp, tôi lại nằng nặc đòi ông cho xin cây đó về trồng. Ông cũng rất vui vẻ cho tôi mặc dù những cây tôi trồng đều bị chết cả. Ông còn muôi rất nhiều loài chim ở hiên nhà. Những chú chim được ông chăm sóc rất cẩn thận nên con nào con ấy đều khỏe mạnh, hót líu lo nghe rất vui tai. Thỉnh thoảng, ông lại mang chiếc ghế đẩu cũ ra ngoài hiên để thưởng thức tiếng chim hót một cách thoải mái.
Ông rất quan tâm đến tình hình cuộc sống của các con mình. Mỗi lần mọi người về nhà, ông lại hỏi xtôi công việc của mọi người như thế nào. Thấy ai ai cũng đạt được những thành quả cao, ông vui lắm. Vì bận bịu tối ngày nên bố mẹ không thể xtôi xét tình hình học tập nên việc học của tôi cũng do ông giúp đỡ. Ông luôn nhắc nhở tôi phải sắp xếp sách vở gọn gàng thì bàn học sẽ đẹp và rộng ra rất nhiều. Có bài nào chưa hiểu, ông lại giảng cho tôi thật kĩ và cẩn thận. Ông sưu tầm cho tôi rất nhiều cuốn sách về văn học và lịch sửa. Mỗi cuốn sách là một kho tàng kiến thức bổ ích đang chờ đón tôi. Nhờ ông mà tôi học ngày một đi lên, đạt được nhiều thành tích cao. Tôi rất tự hào về người ông của mình.
Tôi rất yêu quý ông. Tôi sẽ cố gắng học hành thật giởi để đền đáp công ơn của ông.
Cảm ơn các anh chị.
Đề 1: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
Đề 2: Người ấy (bạn, thầy, người thân,...) sống mãi trong lòng tôi.
Đề 3: Tôi thấy mình đã khôn lớn.
Kiểu bài là tự sự.
Em mới làm được đề 1 và đề 2.
Mọi người thử sửa xem bài của em đã đúng kiểu bài và còn chỗ nào thiếu sót hoặc là chưa hay thì mọi người sửa cho em nhé.
Đề 1:
Tuổi thơ của mỗi người gắn liền với những vui buồn của tuổi học trò. Với tôi, cái ngày khai giảng đầu tiên, ngày mà tôi bắt đầu bước vào lớp 1 là ngày đã để lại cho tôi kỉ niệm sâu sắc nhất không bao giờ phai nhòa.
Buổi sáng hôm đó là một buổi sáng cuối thu êm đềm, bầu trời cao và trong xanh với những tia nắng vàng dịu nhẹ. Ngay từ sớm, mẹ đã đánh thức tôi dậy, sửa soạn mọi thứ tinh tươm. Tôi cũng không nũng nĩu không chịu dậy như mọi ngày. Trên chiếc xe đạp cũ, mẹ đèo tôi đến trường trên con đường làng trong bộ quần áo đồng phục trắng tinh cùng chiếc cặp sách hình con cún mới toanh đựng những quyển vở, quyển sách được mẹ bọc và dán nhãn cẩn thận từ ngày hôm trước. Con đường hôm nay thật nhộn nhịp, tôi nghe mẹ bảo hôm nay các bạn, các anh chị cũng đi khai giảng như tôi. Dọc đường, mấy cô cậu học trò trạc tuổi tôi nhìn ngược nhìn xuôi, trên nét mặt lộ một chút sợ sệt. Những làn gió thu nhè nhẹ thổi như hôn lên gò má người đi đường. Những bông hoa muôn vàn màu sắc tỏa ngát hương thơm, trên cánh hoa còn đọng lại những giọt sương sớm long lanh như những hạt pha lê lấp lánh. Cứ ngỡ mấy trước hôm tôi cùng mấy đứa hàng xóm còn ở đây chơi đuổi bắt, chốn tìm, đứa nào đứa nấy cười hả hê. Nhưng hôm nay thì không thế nữa, bởi vì tôi đi học mà!
Và rồi, sau những hàng cây xanh rì rào trong gió, ngôi trường Thanh Trì hiện ra trước mắt tôi trong một vẻ uy nghiêm, trang trọng. Tôi bước vào ngôi trường, một ngôi trường đồ sộ với bốn dãy lớp học được sơn màu vàng óng, khang trang, sạch sẽ và sáng sủa. Sân trường được lát gạch đỏ, trên sân dày đặc cả người, ai cũng quần áo chỉnh tề, mặt mũi tươi vui, sáng sủa. Trong cái không gian to lớn ấy, tôi thấy mình thật nhỏ bé, chỉ dám nắm chặt bàn tay và núp sau lưng mẹ. Mẹ âu yếm xoa đầu tôi, mỉm cười. Rồi mẹ dẫn tôi đi lòng vòng một lúc và dừng lại ở một dãy các bạn học sinh khác. Đột nhiên, tiếng trống trường vang lên. Buổi lễ khai giảng bắt đầu. Các anh chị lớp lớn sắp thành những hàng dài và thẳng, trông thật trang nghiêm. Một chị lớp 5 với cương vị là liên đội trưởng cho toàn trường hát Quốc ca, Đội ca và hô khẩu hiệu, ai cũng hát thật to và hô thật rõng rạc. Sau đó, chúng tôi được nghe thư mừng ngày khai giảng của Chủ tịch nước. Bức thư đã khiến tôi hiểu hơn tầm quan trọng của việc học hơn trước nhiều. Và rồi, thầy hiệu trưởng bước lên, tay cầm một tập giấy lớn. Dáng vẻ ung dung, mái tóc đã ngả màu tiêu cùng khuôn mặt hình chữ điền đôn hậu của thầy khiến ai gặp một lần cũng có thể nhớ mãi. Thầy đọc tên từng cô cậu học trò mới theo lớp đã được phân cùng với cô chủ nhiệm. Nghe đến tên, tôi có đôi chút lúng, nhưng cũng chấn tĩnh lại ngay được. Đọc xong, thầy nhìn từng đứa học trò với ánh mắt hiền từ, nói: “Thế là các em đã được vào lớp 1, các em phải cố gắng học hành đễ không phụ lòng cha mẹ và thầy cô, mai này xây dựng đất nước mình giàu đẹp hơn!”. Từng hồi trống: “Tùng … tùng … tùng” vang lên như thúc giục chúng tôi bước vào con đường chi thức. Rồi từng người từng người bước vào hàng của lớp đã được phân – đây cũng là lúc tôi phải xa mẹ. Chưa bao giờ tôi có cảm giác xa mẹ thế này. Nhớ những lần đi chơi đến tận tối mà tôi cũng không cảm thấy xa mẹ chút nào hết. Nhìn về phía mẹ, tôi nức nở khóc. Thấy thế, cô giáo chủ nhiệm vỗ về tôi và nói: “Em đừng khóc, trưa nay em còn được về cơ mà!”. Giọng nói hiền từ, chứa chan tình yêu thương của cô giúp tôi tìm thấy một cái gì đó thân thương ở nơi xa lạ này. Sau khi tám hàng học sinh đã ngay ngắn dưới sân trường, thầy hiệu trưởng gia hiệu cho chúng tôi bước vào lớp.
Mùi hương của sơn mới nhè nhẹ trong lớp học. Tôi nhìn bàn nghề chỗ mình ngồi một cách cẩn thận và lạm nhận đó là chỗ của mình, còn vạch ra ranh giới nữa chứ. Tôi nhìn người bạn bên cạnh, một người bạn mà tôi không hề quen biết. Vậy mà một lúc sau chúng tôi đã quen và thân nhau. Rồi cứ thế, tôi nhìn lên bảng, chăm chú viết những dòng chữ đầu tiên.
Vậy mà đã tám năm trôi qua kể từ cái ngày đầu tiên đó. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt, đúng như lời chỉ dạy của thầy hiệu trưởng năm xưa.
Đề 2:
Cuối thu. Khi những cơn gió nhè nhẹ mang theo vị thơm của hoa cỏ nô đùa trong không gian, đưa những chiếc lá vàng cuối cùng đang còn vương vấn đi chu du tứ phương, tôi lại nhớ đến ông nội. Tôi thầm tự hỏi: "Không biết giờ này ông đang làm gì? Ông có mặc đủ ấm không?".
Thời gian thấm thoát đã qua đi, giờ đây, ông tôi đã gần bảy mươi tuổi, hơn một nửa cuộc đời đầy chông gai đã trôi qua. Mỗi lần nhổ tóc sâu cho ông, tôi lại thấy mái tóc đó ngày một nhiều điểm trắng, mái tóc đã một thời dãi nắng dầm mưa. Ông có một khuôn mặt hình chữ điền trông thật nhân hậu, điềm đạm, lúc nào cũng nở nụ cười thật tươi. Đôi mắt ông giờ đã hằn lên những nếp nhăn nơi khóe mắt do bao khó nhọc, vất vả của cuộc đời. Đôi bàn ngăm đen đầy trai, sần sùi thô ráp, những nếp nhăn xô lại với nhau thành những kẽ nứt. Không biết đã bao lần đôi bàn tay đó phải chiến đấu với gió sương của cuộc sống.
Người ta nói tuổi già luôn có những thú vui riêng, và ông tôi cũng vậy. Ông tôi đặc biệt yêu thích cây, quanh nhà có một khu vườn mênh mông, gần như gom hết đủ thứ cây cỏ trên đời này: Từ cây cảnh đến cây ăn quả. Sáng nào ông cũng dậy thật sớm để chăm sóc và thưởng thức cái vẻ đẹp mộc mạc ấy của thiên nhiên. Hồi bé, tôi rất thích về quê và vào vườn chơi. Thỉnh thoảng thấy cây nào lạ, cây nào đẹp, tôi lại nằng nặc đòi ông cho xin cây đó về trồng. Ông cũng rất vui vẻ cho tôi mặc dù những cây tôi trồng đều bị chết cả. Ông còn muôi rất nhiều loài chim ở hiên nhà. Những chú chim được ông chăm sóc rất cẩn thận nên con nào con ấy đều khỏe mạnh, hót líu lo nghe rất vui tai. Thỉnh thoảng, ông lại mang chiếc ghế đẩu cũ ra ngoài hiên để thưởng thức tiếng chim hót một cách thoải mái.
Ông rất quan tâm đến tình hình cuộc sống của các con mình. Mỗi lần mọi người về nhà, ông lại hỏi xtôi công việc của mọi người như thế nào. Thấy ai ai cũng đạt được những thành quả cao, ông vui lắm. Vì bận bịu tối ngày nên bố mẹ không thể xtôi xét tình hình học tập nên việc học của tôi cũng do ông giúp đỡ. Ông luôn nhắc nhở tôi phải sắp xếp sách vở gọn gàng thì bàn học sẽ đẹp và rộng ra rất nhiều. Có bài nào chưa hiểu, ông lại giảng cho tôi thật kĩ và cẩn thận. Ông sưu tầm cho tôi rất nhiều cuốn sách về văn học và lịch sửa. Mỗi cuốn sách là một kho tàng kiến thức bổ ích đang chờ đón tôi. Nhờ ông mà tôi học ngày một đi lên, đạt được nhiều thành tích cao. Tôi rất tự hào về người ông của mình.
Tôi rất yêu quý ông. Tôi sẽ cố gắng học hành thật giởi để đền đáp công ơn của ông.
Cảm ơn các anh chị.