đssdsdsd
Đay la bai mink suu tap dc co j chi giao them
.1.Nồi cơm điện được cấu tạo bởi một bếp điện và các linh kiện điện tử tắt tự động. Cơm chín do sức nóng của mâm lửa đặt trong nồi. Vì vậy, nếu không chú ý bảo quản đúng cách, nồi dễ bị hỏng.
Chọn mua nồi
Khi mua, bạn yêu cầu nơi bán cắm điện để thử các bóng đèn (nấc đun, cạn cơm) để xem xét nồi hoạt động tốt hay không.
Yêu cầu mở vít đáy nồi, xem có chỗ nào rỉ sét không. Nhìn đáy nồi nếu thấy không còn bằng phẳng là đồ cũ.
Nếu ưng bên trong thì tiếp tục xem bên ngoài có bị trầy xước không.
Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, nồi cơm điện Trung Quốc giá rẻ nhưng men chống dính kém bền, chỉ dùng vài ba lần đã bị tróc.
Sử dụng
Phải lau khô mặt ngoài của nồi trước khi đặt vào vỏ để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng kêu khi cấp nhiệt.
Nồi có một lỗ thoát hơi ở trên vùng nên phải giữ cho lỗ thông thoáng, không bịt kín. Khi nấu, bạn không mở nắp. Khi cho gạo đã vo sạch vào nồi, nhớ dàn đều mặt gạo để cơm chín đều. Muốn cơm tơi khi nồi chuyển chế độ giữ ấm, hãy mở nắp nồi và xới nhanh, sau đó đậy lại. Không nên để chế độ hâm cơm quá 12 giờ. Để lâu, cơm biến màu và kém thơm ngon.
Khi vệ sinh nồi phải làm cả vỏ, lưu ý không dùng vật nháp cứng, dùng giẻ mềm. Ngâm nồi một chút trong chậu nước ấm rồi rửa, tránh cọ xát làm trầy xước lớp men chống dính. Dùng muỗng nhựa hoặc gỗ xúc cơm.
Có thể dùng nồi cơm điện luộc rau, nấu canh nhưng không hầm thức ăn vì nồi sẽ mau hỏng. Không xào thức ăn bằng nồi cơm điện vì bộ phận kiểm soát sẽ ngắt mạch.
Nếu cơm sống, có thể mở đáy nồi, chỉnh ốc nhiệt độ cho 2 mặt công tắc điện sát nhau hơn. Nhưng nếu chỉnh quá sát 2 mặt công tắc điện, cơm sẽ bị khét. Có thể thử bằng cách cho một ít nước vào nồi, đun lên rồi điều chỉnh. Khi nước vừa cạn, hai mặt công tắc điện cũng vừa rời xa nhau.
Sửa chữa
Với loại nồi có dây điện trở quấn trên lõi mica (hình vành khăn tròn), khi dây điện đứt có thể nối, thay mới khá dễ. Loại nồi có dạng thanh điện trở, trong ống hợp kim và manhê hỏng, đứt thì phải thay đáy mới.
Nồi bị chạm điện, mát vỏ cần ngưng dùng. Nếu dây cháy hay vỡ công tắc nguồn thì phải thay mới. Nếu do ướt bị chạm thì có thể dùng máy sấy tóc làm khô dây hay chỗ bị ướt.
Cầu chì bảo vệ nồi có thể bị cháy do phích cắm lỏng hoặc dây dẫn bị chập bên trong, cần kiểm tra kỹ để thay cái mới.
.2.Ý tưởng về việc dùng điện để nấu cơm lần đầu xuất hiện vào giai đoạn Âu hóa của thời kỳ Meiji. Cuối thời Taisho (giữa thập niên 1920), người ta đã bắt đầu sản xuất thử nghiệm bếp lò điện và nồi cơm điện.
Cuối thập niên 1940, công ty điện tử Mitsubishi đã sản xuất ra một loại nồi cơm điện. Thực chất, đó chỉ là một chiếc nồi có gắn thêm dây điện truyền nhiệt không có chức năng tự động. Nó chỉ đơn giản là một chiếc nồi nấu cơm nhờ sức nóng truyền từ dây điện thay vì nấu trên bếp củi hay bếp gas. Thiết bị này rất bất tiện, đòi hỏi người sử dụng phải chú ý theo dõi nó từ khi bật công tắc nấu cho đến khi cơm được nấu xong. Vậy nên, số lượng sản phẩm bán ra rất chậm. Thay vì được xem là bước đi tiên phong cho chiếc nồi cơm điện hiện đại, nó lại bị xem như là dấu chấm hết cho lịch sử các thiết bị điện.
Năm 1952, công ty điện tử Matsush*ta cũng đưa ra một sản phẩm cùng loại với Mitsubishi với kết quả tương tự. Sony cũng chẳng khá hơn.
Vào khoảng tháng 7/1951 với niềm tin rằng các thiết bị điện tử rồi sẽ trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật ở Nhật Bản, công ty Toshiba quyết định tiếp tục với thử thách mà các nhà sản xuất hàng đầu như Mitsubishi và Matsush*ta đã thất bại: tạo ra một chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh. Dự án do Shogo Yamada, trưởng phòng phát triển thiết bị điện tử, điều hành.
Toshiba đã tiến hành những cuộc thử nghiệm với gạo và phát hiện ra rằng chỉ cần đun gạo trong 20 phút sau khi nó bắt đầu sôi thì sẽ có nồi cơm chín. Họ cũng nhận thấy rằng gạo bắt đầu chuyển sang dạng tinh bột ở nhiệt độ 57,80C. Ở nhiệt độ này, cần phải mất 15 đến 16 giờ để chuyển 1,5 kg gạo sang dạng tinh bột (cơm). Tiếp tục với các thí nghiệm tăng dần nhiệt độ, nhóm nghiên cứu nhận thấy nếu gạo chuyển sang dạng tinh bột ở 730C. Nó sẽ tiếp tục biến đổi ở nhiệt độ đó. Đây chính là nguyên tắc của chiếc nồi cơm điện cách nhiệt.
Họ tiếp tục đun gạo ở nhiệt độ 900C trong 20 phút, với nhiệt độ này gạo sẽ được chuyển hoàn toàn sang dạng tinh bột. Theo đó, thì trên lý thuyết chỉ cần nấu gạo ở nhiệt độ đó trong 20 phút hẹn giờ là có thể có cơm chín ngon.
Vấn đề là làm thế nào để biết khi nào gạo thực sự bắt đầu sôi, và làm thế nào để có thể tắt nút sau đó đúng 20 phút. Giải pháp là một chiếc nồi hai lớp. Với một cốc nước, nồi sẽ làm lượng nước này bốc hơi trong 20 phút. Khi nước bốc hơi, nhiệt độ nồi sẽ vượt 1000C. Một bộ ổn nhiệt lưỡng kim sẽ nhận biết và tự động tắt công tắc. Hơi nước đã được sử dụng như một bộ phận hẹn giờ, một ý tưởng hết sức đơn giản và độc đáo theo phong cách Nhật Bản.
Tháng 10/1956, khoảng năm năm rưỡi sau khi dự án bắt đầu, 700 chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường. Các nhà phân phối đã từng biết đến thất bại trước đây của loại sản phẩm này nên họ tỏ ra hết sức e ngại.
Trước tình hình đó, Toshiba đã tự tạo một hệ thống phân phối mới. Lúc đó, tình trạng sản xuất điện dư thừa đang đặt các công ty điện lực vào một tình thế khó khăn. Toshiba đã đề nghị Vonfram giúp làm nhà phân phối cho sản phẩm nồi cơm điện tự động và họ đã vui vẻ hợp tác. Các nhân viên cùng với chiếc nồi cơm điện đã đi đến tận các hộ gia đình để giới thiệu và bán sản phẩm. Nhờ những nỗ lực như vậy, sản phẩm đã bắt đầu bán chạy. Một thời gian ngắn sau đó, công ty đã phải tăng sản lượng lên 200.000 chiếc một tháng. Bốn năm sau, nồi cơm điện đã có mặt ở 50% các gia đình Nhật Bản. Năm 1970, chiếc nồi cơm điện tiện dụng này đã có mặt trong nhà bếp của các bà nội trợ trên toàn thế giới.