- 16 Tháng tám 2009
- 147
- 319
- 126
- Nghệ An
- THCS Nghi Phong, Nghi Lộc, Nghệ An
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Last edited:
Em chú ý không hỏi bài bằng hình ảnh nhé
Chị ơi bài 3 làm nhiều nghệ thuật vậy ạ?! Em tưởng chỉ phân tích chi tiết cái bóng và hoang đường kỳ ảo thôi chứ ạ?!Em chú ý không hỏi bài bằng hình ảnh nhé
Câu 1:
1. Những yếu tố nghệ thuật đặc sắc: nhân hoá (thời gian chạy), ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (trắng đến nôn nao), đối (còng dần xuống - ngày một thêm cao, lớn lên - lớn xuống)
2.
Hai đoạn thơ có điểm gặp gỡ là:
+ Nói lên sự tần tảo, hi sinh thầm lặng của mẹ
+ Sự xót thương, kính mến và biết ơn mà đứa con dành cho mẹ, lo lắng cho mẹ. Mẹ đã vì con cái mà hi sinh cả tuổi xuân, để giờ đây con ngày một trưởng thành, còn mẹ thì đã già, sức khoẻ ngày một yếu, lưng thêm còng
+ Nghệ thuật: cả hai đoạn thơ đều được viết theo thể thơ 6 chữ, ngôn ngữ giàu sức gợi hình gợi cảm, sử dụng pháp nhân hoá, ẩn dụ, phép đối một cách phù hợp, sáng tạo
3.
MB: Giới thiệu đoạn thơ và tình mẫu tử thiêng liêng
TB:
- Trong đoạn thơ thứ nhất, người mẹ hiện lên với những hi sinh thầm lặng:
"Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống"
+ Tác giả đã đối chiếu hình ảnh "lũ chúng tôi" với "bí và bầu". Đây là một tưởng thú vị, độc đáo. Ví công việc nuôi dưỡng con với việc làm vườn của mẹ, tác giả muốn thể hiện tình yêu thương, kính trọng đối với mẹ.
+ Hai câu thơ tác giả đã sử dụng phép tương phản, đối lập "lớn lên"- "lớn xuống". Hai chữ "lớn xuống" là một cách dùng chữ bạo lạ và ấn tượng của nhà thơ. Cách diễn tả thật ân tình, thật sâu nặng. Cho dù là sự "lớn lên" của người hay sự "lớn xuống" của bí và bầu thì tất thảy đều gắn với công sức và tấm lòng của người mẹ.
- Biết bao giọt mồ hôi của mẹ rơi xuống để đổi lấy sự phát triển của bí, bầu và sự trưởng thành của con:
"Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi"
+ Giọt mồ hôi mặn là phép so sánh, liên tưởng độc đáo, tạo ấn tượng mạnh mẽ về những hi sinh thầm lặng mà lớn lao của mẹ.
+ Đặt trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ, nỗi vất vả, khó nhọc mà mẹ phải chịu không chỉ là nỗi vất vả bình thường mà còn là nỗi cô đơn, nhớ nhung, âm thầm chịu đựng.
=> Qua hai câu thơ, người con như đang cất lên lời cảm ơn với công lao suốt đời của mẹ.
- Từ sự phát triển của quả cây, hoa trái tự nhiên thì đến khổ thơ cuối, hình ảnh "quả" lại gợi sự liên tưởng tới thứ quả- người non xanh:
"Và chúng tôi, một thú quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?"
+ Hình ảnh mẹ hiện lên: 70 tuổi, bàn tay mẹ mỏi. Mẹ đã già, sức khỏe đã yếu. Bảy mươi tuổi, mẹ không còn trẻ nữa nhưng mẹ vẫn trông chờ được "hái" những thứ quả- những đứa con- mà mẹ chăm sóc từng ngày, mẹ mong chờ được nhìn thấy thành quả của mình.
+ Nhưng bây giờ, mẹ đã già yếu, nhà thơ sợ một mai đôi tay mẹ không đủ khoẻ để chăm sóc, để bên cạnh con nữa. Đó là nỗi băn khoăn, lo lắng của một đứa con có hiếu với mẹ.
+ Hình ảnh ẩn dụ "quả non xanh": mỗi chúng ta đều cảm thấy mình nhỏ bé, non dại khi xa rời tầm tay mẹ. Mẹ là chỗ dựa nên vắng mẹ rồi, con sợ sẽ không còn ai bên cạnh bảo ban, dạy dỗ, sẻ chia,... Đó là cảm xúc không chỉ của riêng nhà thơ mà còn của tất cả mọi người.
KB: Khẳng định giá trị của bài thơ và tình mẫu tử thiêng liêng.
Câu 3:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhận định
TB:
1. Giải thích
- Giá trị nghệ thuật của truyện: là toàn bộ thủ pháp nghệ thuật, các chi tiết, nhân vật, tình huống, cốt truyện, lời kể....
- Chi tiết mới lạ có sức hấp dẫn: là các chi tiết độc đáo, bất ngờ, thú vị, làm nổi bật toàn bộ câu chuyện, đồng thời khẳng định tài năng của tác giả
2. Bàn luận, chứng minh
- Tình huống truyện
- Vẻ đẹp toàn diện của nhân vật Vũ Nương
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, có thắt nút và mở nút câu chuyện khiến tác phẩm trở nên kịch tính, cuốn hút hơn
- Sử dụng yếu tố kì ảo hợp lí: chiếc bóng
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, biểu lộ được tính cách qua hành động, suy nghĩ và lời nói
- => Qua tác phẩm, ta đồng cảm với số phận oan nghiệt của Vũ Nương, thương thay cho số phận người phụ nữ xưa: vẹn toàn tài đức nhưng lại chịu số phận hẩm hiu. Đồng thời, phê phán xã hội phong kiến bất công, tước đi quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của người phụ nữ
+ Là người phụ nữ "thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp"
+ Là người phụ nữ đảm đang, quán xuyến hết mọi việc trong gia đình
+ Là người con dâu hiếu thảo
+ Là người mẹ yêu thương con hết mực
+ Là người vợ thủy chung yêu chồng đằm thắm
+ Vũ Nương là một người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa
- Nỗi bất hạnh của Vũ Nương
- Khi sống dưới thủy cung, nàng vẫn luôn thương nhớ gia đình, chồng con, phần mộ tổ tiên nhưng vì giữ lời hứa vs Linh Phi nên nàng quyết định không quay về dương gian.
- Nàng đã phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng để phải tự vẫn, chứng minh sự trong sạch. Bởi vậy, khi chết đi, nàng luôn mong được chồng lập đàn giải oan cho mình.
+ Vũ Nương Đúng là một người phụ nữ lý tưởng của gia đình là xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng hạnh phúc đã không mỉm cười với nàng
+ nỗi bất hạnh của nàng bắt đầu từ khi nào được gả vào nhà Trương Sinh nàng phải sống những ngày tháng cô đơn vất vả cuộc sống lẻ loi của người phụ nữ có chồng đi lính
+ Ngày chương sinh trở về cũng là lúc bi kịch cuộc đời này xảy ra. Vẫn tính hay ghen mà Trương Sinh đã nghe lời con nhỏ nghi ngờ Vũ Nương thất tiết đánh đuổi mắng mỏ Bỏ Làng Ra khỏi nhà
+ Nguyên nhân
- Các chi tiết kì ảo
- Trực tiếp: Lời Nói ngây thơ của Mỹ Đàn đã thổi bùng ngọn lửa ghen tuông sẵn có trong lòng Trương Sinh
- Gián tiếp: tính hay ghen, đa nghi, hồ đồ, độc đoán và ít học của Trương sinh, do cuộc hôn nhân bất bình đẳng, chiến tranh phi nghĩa, xã hội phong kiến
+ Chi tiết cái bóng
+ Phan Lang nằm mộng thả rùa. khi gặp nạn được Linh Phi cứu giúp và gặp lại Vũ Nương
+ Vũ Nương trở về trên dương thế
+ Truyện kết thúc băng sự việc Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến sông Hoàng Giang giữa lung linh huyền ảo rồi biến mất
Em có thể xem thêm ở đây nhé, chị viết thành đoạn nên em xem để lấy ý nhé
https://diendan.hocmai.vn/threads/chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong.813026/#post-3992098
- Kết thúc truyện
+ Sau khi biết được mình đã trách oan vợ, Trương Sinh đã rất ân hận, ngay khi biết được mình có thể gặp lại vợ, chàng liền làm theo lời.
+ Cuối cùng Vũ Nương cũng được gặp lại chồng con nhưng chỉ trong thoáng chốc
- Ý nghĩa của kết thúc truyện và số phận của Vũ Nương
+ Đây là cách kết thúc đặc trưng của thể loại truyện truyền kì, làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp của Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, khao khát được phục hồi danh dự
+ Kết thúc phần nào có hậu bởi nó thể hiện ước mơ về sự công bằng của nhân dân ta: người tốt dù có bị oan khuất thì cuối cùng rồi cũng được minh oan và hưởng cuộc sống sung sướng.
+ Tuy nhiên, kết thúc ấy không những không làm mất đi mà còn làm tăng thêm tính bi kịch cho câu chuyện. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách ở giữa dòng, nàng và chồng con âm dương cách biệt, hạnh phúc vĩnh viễn rời xa.
+ Tác dụng của cách kết thúc truyện:
- Tình cảm tác giả dành cho Vũ Nương nói riêng, người phụ nữ phong kiến nói chung
- làm nên nét đặc trưng của thể loại truyền kì
- hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương
- tạo cho câu chuyện kết thúc phần nào có hậu
- thể hiện ước mơ về lẽ công bằng
- tăng thêm ý nghĩa tố cáo
KB: Vũ Nương là tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống, đẹp người đẹp cả nết nhưng số phận hẩm hiu, đúng theo quan niệm "hồng nhan bạc mệnh". Nàng tuy hoàn hảo nhưng số phận lại đắng cay, từ việc phải chăm lo gánh vác mọi việc cho đến phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng, nàng vẫn không oán trách. Qua đó, ta thấy được Nguyễn Dữ đã trân trọng và đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ phong kiến như thế nào.
Như phần giải thích đã nói đó em nên mình phải tìm ra các chi tiết nổi bật, đặc sắc để làm rõ, chứng minh nhận địnhChị ơi bài 3 làm nhiều nghệ thuật vậy ạ?! Em tưởng chỉ phân tích chi tiết cái bóng và hoang đường kỳ ảo thôi chứ ạ?!