Giúp em kiểm tra địa 1 tiết

F

foxrocking

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lý vùng Đông Nam Bộ
2.Tại sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài ?
3.Phân tích thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển sản xuất lương thực, thực phẩn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
4.Tại sao chế biến lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông cửu long lại là ngành công nghiệp phát triển nhất .... (chữ xấu quá không đọc được) :
+Nam bộ
+Nước tâ
 
S

songthuong_2535

1.Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lý vùng Đông Nam Bộ
2.Tại sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài ?
3.Phân tích thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển sản xuất lương thực, thực phẩn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
4.Tại sao chế biến lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông cửu long lại là ngành công nghiệp phát triển nhất .... (chữ xấu quá không đọc được) :
+Nam bộ
+Nước tâ

Giải:

1) đông Nam Bộ nằm ở vị trí trung tâm của khu vực đông nam á:
+ Phía bắc và đông bắc giáp tây nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ
+ Phía tây và Tây Bắc giáp cam-pu-chia
+ Phía nam giáp đồng bằng sông Cửu Long
+ Phía đông nam giáp biển Đông
=>đông Nam Bộ nằm ở vị trí trung tâm của khu vực đông nam á--> thuận lợi cho giao lưu kinh tế văn hóa các nước trong khu vực
* Dẫn chứng: Từ tất cả các thủ đo của các nnước ĐNÁ tơi thành phố Hồ Chí Minh chỉ mất khoảng 2 giờ bay.

2) Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài vì:
+ Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, năng động, sáng tạo trong nền kinh tế thị trường.
+ Các lợi thế của Vùng

- Thế mạnh về vị trí: Đông Nam Bộ có cửa ngõ phía Tây liên hệ với Campuchia và các nước Thái Lan, Malaysia thông qua mạng đường bộ xuyên Á, cửa ngõ phía Đông liên hệ với các nước trên thế giới thông qua hệ thống cảng biển Sài Gòn, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thị Vải. Việc hình thành cửa ngõ phía Đông và phía Tây đã tạo lập thành hành lang kinh tế Đông – Tây, nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế sôi động trong vùng, đồng thời tạo lên sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào vùng.

-Thế mạnh về giao thông: Trước hết, đó là hệ thống các trục giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không khá tốt, ngoài ra còn có đầu mối giao thông, và các tuyến giao thông quan trọng mang ý nghĩa cả nước và quốc tế: sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (tương lai cả sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai), cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu – Thị Vải, đường xuyên Á nối với Cămpuchia, đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1A, Quốc lộ 51, QL 13, QL 14 nối với Tây Nguyên. Vị trí địa lý thuận lợi này tạo điều kiện thuận lợi cho vùng có thể mở rộng quan hệ kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh Duyên hải Miền Trung trong việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.

- Thế mạnh về khoáng sản: Đông Nam Bộ có nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn nhất và rất quan trọng đối với cả nước là dầu mỏ và khí đốt, tập trung ở vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu; trữ lượng dầu mỏ chiếm khoảng 93,3% trữ lượng dầu đã xác minh của cả nước; trữ lượng khí chiếm 16,2% trữ lượng khí cả nước. Dầu mỏ và khí đốt là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng hiện nay và là nguồn nguyên, nhiên liệu cho công nghiệp hóa dầu, công nghiệp điện trong tương lai. Vì vậy, cần được nghiên cứu đầu tư thêm để khai thác mang tính chiến lược của vùng.

- Thế mạnh về nhân lực: Đông Nam Bộ có lực lượng lao động dồi dào, lao động có trình độ chuyên môn cao so với các vùng khác, có khả năng nắm bắt và vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhanh, được đào tạo và nâng cao tay nghề trong quá trình phát triển các khu công nghiệp. Đội ngũ này được sàng lọc, tuyển chọn không chỉ từ nguồn lao động trong vùng mà còn từ các tỉnh lân cận. Lợi thế về nguồn lao động của vùng cũng là một điều kiện hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trình độ phân công lao động theo lãnh thổ phát triển tương đối cao, trong vùng đã hình thành tương đối rõ các ngành, các vùng sản xuất chuyên môn hóa.
=>Vùng Đông Nam Bộ là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao từ công nhân lành nghề tới các kĩ sư, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh. Sự phát triển kinh tế năng động càng tạo điều kiện cho vùng có được nguồn tài nguyên chất xám lớn;
Ở Đông NamBộ có sự tích tụ lớn về vốn và kỹ thuật, lại đang tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế. Cơ sở hạ tầng ở đây phát triển khá hoàn thiện, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc;


3)
* Thuận lợi:

- Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam á và thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất nước, là vùng thuỷ sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước.

-
Đồng bằng sông Cửu Long những lợi thế mang tính so sánh riêng biệt mà các nơi khác khó có thẻ có được, đó là một nền nhiệt độ, một chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định trong vùng.

-
Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi ít xảy ra thiên tai do khí hậu đặc biệt là bão. Những đặc điểm khí hậu này đã tạo ra một nguồn lực rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát của sinh vật đạt được năng suất sinh học cao, tạo ra một thảm thực vật và một quần thể động vật phong phú đa dạng, nhưng có tính đồng nhất tương đối trong toàn vùng. Chính vì vậy đó là những điều kiện thuận lợi để tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất lương thực - thực phẩm, phát triển sản xuất chế biến sản phẩm nông - thuỷ - hải sản lớn nhất cả nước. Và cũng tạo ra các lợi thế so sánh khác của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

-
Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ chi chít rất thuận lợi cung cấp nước tưới tiêu và nước ngọt quanh năm.

-
Tổng diện tích ĐBSCL khoảng 3,96 triệu ha, trong đó khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 65%. Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện tích tự nhiên.

- Vùng bãi triều có diện tích khoảng 480.000 ha, trong đó gần 300.000 ha có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ. Theo điều tra năm 1995 có 0,508 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng 211.800 ha và đất không rừng 296.400 ha. Tỷ lệ che phủ rừng chỉ còn 5%.


* Khó khăn:

-
Trừ diện tích khoảng 30% rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, diện tích còn lại như diện tích đất phèn 1,6 triệu ha, đất xám 134.000 ha, nhìn chung là khó khăn cho phát triển nông nghiệp.

-
Đồng bằng sông Cửu Long chia 2 mùa rõ rệt, gắn chặt với chế độ thuỷ văn, mùa khô gắn với xâm nhập mặn ở vùng ven biển với diện tích mặn 0,75 triệu ha.

- nguồn nước ngày nay bị ô nhiễm trầm trọng

4)
Chế biến lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông cửu long lại là ngành công nghiệp phát triển nhất vì:

- Ngành này dựa trên sản phẩm nông nghiệp phong phú với khối lượng lớn: Gạo(80%), thủy sản(50%), vịt nuôi(25%), cây ăn quả nhiều nhất cả nước
- Đây cũng là vùng có các biện pháp bảo quản nông sản tốt, đáp ứng đc nhu cầu kinh tế thị trường.






 
Top Bottom