Giúp em gấp!!!

T

tuananhmai

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mọi người lập dàn bài chi tiết cho đề van sau hộ em với...thứ 3 phải nộp rồi:
Hãy nêu cảm nhận của em về d0oạn trích chiếc luơc ngà.
nếu có thê thi hướng dẫn dùm em cách xay dung luận điểm của bài này lun nhé
bài này rất wan trọng
mong moi người giúp đỡ,Thanks all!!!:-*
 
S

seagirl_41119

MB:giới thiệu truyện Chiếc lược ngà của NG Quang Sáng+nội dung chính của tác phẩm
TB:
-kể sơ qua về cốt truyện
-phân tích về các nhân vật,sự việc:
+bé Thu:ương ngạnh nhưng không đáng trách:trước khi nhận ông Sáu là cha:
+ko nhận ông Sáu là cha
+ko bao giờ gọi tiếng cha
+càng được vỗ về càng đẩy ra,hất trứng ông sáu gắp cho nó,bỏ sang nhà ngoại,.........
sau khi nhận ông Sáu là cha:
+em biểu lộ cảm xúc của mình rất quyết liệt:gọi ba,chạy xô tới,dang 2 tay oom chặt lấy cổ ba,hôn ba cùng khắp,dang cả 2 chân câu chặt lấy ba,.......
*vì hoàn cảnh trắc trởcủa chiến thanh,với suqj xa cách,bé Thu còn quá nhỏ để hiểu được những éo le của cuộc đơì ,phản ứng của Thu cho thấy em là người có cá tính mạnh mẽ,tình cảm chân thật,em chỉ nhận ba khi em tin chắc đó là ba em
+ông Sáu:yêu thương con thắm thiết:lúc ở căn cứ:tìm được khúc ngà->sung sương->dồn hết tâm lực (cưa cẩn trọng ,tỉ mỉ từng chiếc răng lược,gò lưng,tẩn mẩn khắc từng nét chữ trên lược) làm chiếc lược cho con
*chiếc lược ngà ở đây mang đậm tình yêu thương con,nỗi ân hận,nhớ nhung của 1 người cha
-nghệ thuật bài văn:lựa chọn ngơi kể thích hợp->bày tỏ sự đồng cảm với ấc nhân vật,giúp câu truyện đáng tin cậy,bộc lộ ý nghĩa tư tưởng của truyện,xây dựng cốt truyện chặt chẽ,yếu tố bật ngờ,hợp lí,thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật.
-ý nghĩa tư tưởng của bài:
đề cao tình cảm gia đình được thử thách qua cuộc sống chia li do chiến tranh gây ra,tình phụ tử sâu nặng,cao đẹp,khó chia lìa dù xa cách về thể xác.
-suy nghĩ,nhận xét ,đánh giá về câu truyện nói riêng và cuộc sống gia đình của nhân dân ta trong chiến tranh:
+tình cảm gia đình là điều thiêng liêng,chiến tranh tàn acs đã phá hỏng diều thiêng liêng đó,làm nó ko được trọn vẹn,gia đình chia cách
+câu truyện giúp ta hiểu rõ rằng:dù có gặp khó khăn,có gặp trở ngại,phải xa cách thì tình cảm gia đình luôn ko thể phai nhoà trong tâm trí của các thành viên gia đình
+câu truyện cũng chứng minh rằng tình cảm gia đình là bắt tử,ko thể làm mất đi
+phê phán chiến tranh:gây đau khổ,đau thương ,mất mát,................
+.................................................
KL:sức tuyết pyhục,cảm đọng của câu truyện,ý nghĩa tư tưởng lớn lao mà câu truyện đem lại và suy nghĩ của mình về câu truyện cũng như tình cảm gia đình(trong thời chiến thanh và cả bây giờ)
 
T

tuanh038

tớ có một bài năm ngoái làm, các ban đọc rồi cho ý kiến nha!!
truyện ngắn chiếc lược ngà của nhà văn nguyễn quang sáng đã làm xúc động bao trái tim bạn đọc. truyện thể hiện tình cảm cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
ấn tượng sâu sắc nhất của chúng ta khi đọc tuyện ngắn này là tình ảcm cha con. Qua nhân vật ông sáu và bé thu, tgiả đã khắc hoạ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống của con người dó là tình phụ tử.
Đọc câu chuyện, ta cảm nhận được tình cảm cha con thật thiêng liêng, sâu nặng, gợi những xúc động sâu sắc trong lòng độc giả. Câu chuyện được thể hiện qua 2 tình huống. Tình huống 1 là ông sáu về thăm nhà sau 3 năm xa cách, 3 ngày nghỉ phép ngắn ngủi. Tgian ấy đối với ông thật quý giá biết bao bởi bao nhiêu năm xa cách ông chỉ mong mỏi được gặp lại đứa con yêu dấu mà lúc ra đi nó chưa đầy 1 tuổi. niềm khao khát ấy cháy bổng trong longf người cha thương con. một niềm khao khát bình dị, nhỏ nhoi nhưng lại thật đối với người lính trong h/c chiến tranh. Cũng như bao người kính, ông sáu là một người cha chứa nhiều thiệt thòi. Vì hoàn cảnh chiến tranh nên ông phải xa nhà, thương con mà phải nén trong lòng. thế rồi ông được về thăm nhà. Cái tình của người cha cứ nôn nao, ông kô kịp đợi xuồng cập bến đã nhảy vội từng bước dài, rồi dang tay đón con vào lòng, ông gọi con trong xúc đọng:” thu, ba đay con” ! nhưng thật buồn, đáp lại sự mong mỏi chờ đợi đấy là thái đọ lạnh lùng thờ ơ của con gái. Đau khổ và tuyệt vọng khiến khuôn mặt ông sầm lại . có lẽ vì đau quá, thất vọng quá ông không nói lời nào. thế mới biết người lính trong chiến tranh phải chịu những thiệt thòi đau khổ nào.
những ngày nghỉ phép ông luôn gần gũi quan tâm đến con nhưng càng quan tâm nó càng xa cách. Ông quan tâm cion đến từng ki từng tý, đến bữa ăn gắp cho con cái trứng cá vàng ươm,… tất cả sự chăm chút, kiên trì chỉ để để chờ đợi một tiếng gọi ba đối với ông sao àm khó khăn đến thế, ông buồn bã suốt mấy ngày chẳng muốn đi đâu. Trong những b\ngày nghỉ phép đó ông chỉ luôn hướng đến con, luôn hướng về con, luôn ở bên cạnh con. điều đó chứng tỏ rằng tình cảm ông dành cho con thật thiêng liêng và cao cả biết nhường nào. Tình cảm ấy nó cứ âm ỉ , cháy bỏng trong trái tim giàu tình yêu thương của người cha và thật bùng lên mãnh liệt trong khoảnh khắc ông sáu chia tay vợ con vào chiến trường. Bé thu đã nhận ra ba của mình sau những giảng giải của bà ngoại. tiếng ba mà mấy lâu nay ông chờ đợi bỗng vỡ oà, có lẽ kô có niềm vui nào bằng, không có niềm hạnh phúc bnào lớn hơn thế đối với ông sáu. Ông bế con gái, 2 tay nó ôm chặt lấy cổ ba, “ nó ôm hôn lên má, ..”
vì quá xúc động, ông sáu đã khóc và ông đã kín đáo lau giọt nước mắt để bé thu không nhìn thấy. được chứng kiến cảnh ngộ này, người đọc không khỏi cảm đọng.
Phút giây cha con nhận ra nhau cũng kà phút giây ông sáu fải vào chiến trường. Ông ra đi amng theo cả tình cha con và lời hẹn làm cho con chiếc lược ngà. Vì thương con, ông tranh thủ hết mức:” những lúc rỗi ông đưa chiếc ngà vừa tìm được, tỉ mỉ từng chiếc răng, khổ công như một người thợ bản, những ngày ở chiến trường, ông sáu chỉ nghĩ đến nhiiệm vụ là hoàn thành công việc chiến đấu và lời hứa đối với con. dường như ông dồn tất cả những tình yêu thương bởi vì cây lược kô chỉ là lời hứa với con mà còn cả minh chứng cho tình cha con. Ông cẩn thận kắhc lên dòng chữ “ nhớ thương thu..” ông luôn mang cây lược bên mình mà như camr nhận đươcj hơi ấm tình cha con, ông giữ gìn và nâng niu nó như một báu vật
Ông sáu là 1 người cha luôn giữ gìn và nâng niu tình phụ tử, luôn hướng tới con bằng tình phụ tử vốn có, dồn cho con hết thảy t/y thương trong cả h/c ngặt nghèo nhất. chiến tranh ngày càng ác liệt , 5 ngày sau cùng với những người chiến sĩ vùi đầu trước cuộc chiến tranh nhưng có lẽ trong trái tim đầy tình yêu thương của người chiến sĩ vẫn còn một góc nhỏ cho đứa con yêu quý. chiến tranh kô nói trước được điều gì. Bom đạn quân thù thì ngày càng dội xuống ác liệt. thế rồi, ông đã tử sinh trong 1 trận càn của giặc, ông kô còn cơ hội gặp lại vợ cobn nữa. trước khi ông trút hơi thở cuối cùng song ông vẫn dồn hết hơi sức còn lại rút cây lược trong túi ra đưa cho người đòng đội. Ông nhìn bạn hồi lâu mà kô nói điều gì, dường như trong cái nhìn ấy chất chứa niềm yêu thương vô tận. không còn đủ sức để nói thêm điều gì, ông trao chiếc lược cho người bạn như lời nhăns gửi hãy trao tận tay con gái kỉ vật thiêng liêng này. Cho dến lúc nghe được lời hứa của bạn ông mới xuôi tay. Chao ôi, cái tình cha con ấy thiêng liêng, sâu nặng biết nhường nào. Phút cuối cùng ông cũng chỉ nghĩ về con và nâng niu chút tình cảm ấy. bom đạn quân thù có thể cướp đi mạng sống con người, có thẻ huỷ hoại tất cả nhưng tình phụ tử thì kô bao giờ bị chia cắt . đúng như nv nguyễn quang sáng đã nói: chỉ có tình cha con là không thể chết được” . người đọc không thể cầm nổi nước mắt khi chứng kiến giờ phút chia li, trong nỗi đau thương mất mát ấy vẫn ngời snág tình cha con, tình đòng chí và tình người cao đẹp. nv nguyễn quang sángđã ghi lại câu chuyện này bởi chỉnh ông là người trong cuộc, ôbng đã từng có những năm tháng ở chiến trường nên ông hiểu rõ những mất mátvà thiệt thòi của người lính. Ông trân trọng tình cảm ấy mãi2 và bất tử . chuyện đã gợi lại trong lòng người đọc nhiều đồng cảm sâu sắc.
Qua nhân vật ông sáu. Nhà văn đã khắc hoạ được vẻ đẹp của người chiến sĩ dũng cảm, giàu tình yêu thương đặc biệt là tình cha con, 1 tình cảm thiêng liêng và sâu năng, rất đáng trân trọng. Tình cảm ấy vẫn toả sáng vàg được giữ gìn ngay cả trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt ấy!!!!
 
C

congchualolem_b

I.MB: giới thiệu
II.TB:
- Ý nghĩa tiêu đề: “chiếc lược ngà” là kỉ vật cuối cùng của ng cha – anh Sáu dành cho ng con – bé Thu, là hiện thân của tình cha con, gắn với lần gặp gỡ cuối cùng của hai cha con.Câu chuyện đc kể lại từ góc độ của nhân vật “tôi” – người bn của anh Sáu,đã chứng kiến từ đầu đến cuối câu chuyện ấy.
- Tác phẩm gắn với tình huống nhận cha con đặc biệt trước giờ tập kết, xung quanh những phản ứng của bé Thu, tạo ra những đột biến bất ngờ sinh động.
- Niềm khao khát đc gặp con của anh Sáu:
+Hai cha con k hề biết mặt nhau, chỉ biết qua tấm ảnh cách đó mấy năm.
+Bé Thu mới 8 tuổi còn quá nhỏ nên k nhớ mặt cha.
+Linh tính của 1 ng cha đã giúp anh Sáu nhận ra đứa con, nhưng chính lúc trùng phùng ấy đã xảy ra đột biến: bé Thu k chịu nhận cha mình.Nỗi đau đớn của ng cha khi đứa con k nhận ra mình.
- Những phản ứng của bé Thu khi nhất định k nhận cha:
+Nhìn anh Sáu với cặp mắt xa lạ và cảnh giác, dứt khóat k chịu kêu tiếng “ba”, sự thơ ngây của đứa bé đầy cá tính.
+Tính cách gan lì của bé Thu:mặc cho ng thân khuyên nhủ,tạo tình thế bắt buộc(chắt nc nồi cơm) để bé Thu phải nhận cha nhưng đều thất bại
+Tình huống kịch tính: bé Thu từ chối sự quan tâm của ng cha( hất trứng cá làm cơm văng tung tóe)khiến ng cha nổi nóng đánh con, tình tíêt cho thấy sự khát khao của ng cha muốn đc cảm nhận tình cảm của con.Nhưng Thu đã phản ứng quyết liệt( k khóc mà bỏ về nhà ngoại).
- Nguyên nhân: vết sẹo làm biến dạng khuôn mặt ng cha.Điều sâu xa hơn:vết thẹo tạo nên tướng mạo dữ dằn khiến Thu hiểu lầm về cha.
- Cuộc trùg phùng của cha con đầy cảm động:
+Nỗi buồn da diết của ng cha: trước khi ra đi mà con k chịu nhận mặt,nỗi đau đớn ân hận về trót nóng nảy mà đánh con khiến con càng xa lánh.Thái độ thể hiện cảm giác hối lỗi(chỉ đứng nhìn,đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu,khe khẽ nói)
+Thái độ của Thu: muốn nhận ba nhưng k dám nhận vì trót làm ba giận ( vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa ).
+Đột biến cao trào:sau lời chào tạm biệt của ng cha là tiếng kêu đứt quãng: “ba…a…a…ba!” như xé ruột – bé Thu đã biết “ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương”, tình cha con vừa yêu thương,kính trọng xen lẫn hối hận( hôn ba cùng khắp,hôn cả lên vết thẹo dài bên má),muốn giữ ba.Thực ra Thu rất yêu ba,giàu tình cảm và trong trắng,khi biết ba đánh giặc bị thương thì ân hận vì đã k nhận ba và khao khát đc kêu ba.Tình huống đầy xúc động.
- Qua đọan trích ng đọc nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của bé Thu: yêu thương cha nhưng rạch ròi,có cá tính mạnh mẽ.Thực chất,hai thái độ trái ngược nhau nhưng lại thống nhất trong tính cách của nhân vật.
- Tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.Nghệ thuật kể chuyện của tác giả đã làm nên ý nghĩa xúc động của tác phẩm
III.Kết bài: chốt ý.
 
Last edited by a moderator:
C

congchualolem_b

ètrong quá trình làm bài, em cần làm bật đc cảm xúc đối với các nhân vật cũng như các tình huống, vì đây là văn nêu cảm nghĩ nên những từ dùng để biểu thị tình cảm của em k nên quá lộ mà cần diễn đạt sao cho vừa kín đáo vừa bộc trực lưu loát và k lặp lại các câu.Về việc em muốn tìm hiểu cách làm dàn ý bài này chị có một số điều cần em lưu ý.Với những tác phẩm là truyện ngắn, để phân tích ng ta thường tìm hiểu nhan đề, giải thích nó, từ đó giúp ng đọc hiểu đc phần nào nội dung và ý nghĩa của truyện.Sau đó thì đi vào phân tích các nhân vật chính trong truyện, bởi các tình huống diễn ra thường có sự đan xen vào nhiều nhân vật nên dễ khiến lặp lại gây ra sự dài dòng, để dễ hơn nữa em có thể làm 1 đoạn để nêu cảm nghĩ của mình sau khi đã phân tích. Nên với một số truyện em có thể phân tích các tình huống chung xảy ra theo bố cục truyện.Với “chiếc lược ngà”, trong dàn ý ở trên chị phân tích theo nhân vật, vì những tâm tư và tình cảm cũng như hành động của 2 nhân vật ông Sáu và bé Thu thường ít đan xen vào nhau, phân tích như thế dễ hơn.Chỉ cần em nắm đc cốt truyện, nghệ thuật và nội dung thì khi đi vào phân tích sẽ k quá khó đâu.Đây là một trong những bài trọng tâm của chương trình nên em cần nắm rõ,bài này là bài chị thích nhất năm lớp 9 đó, rất ấn tượng, rất cảm động và…cũng rất đau nữa, đó là cảm xúc, là cái cảm nhận và là cái em cần thể hiện trong bài viết nêu cảm nghĩ của mình.
 
Top Bottom