giúp em cái đề rắc rối này với !!!!!!!!

I

iloveyou247_tintin

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

giúp em cái đề rắc rối này với !!!!!!!! đề là như thế này :
Đọc bài thơ sau rồi nêu cảm nhận của em về bài thơ :
Dáng đi Bình Định

Tôi bỗng nhận ra cái dáng đi Bình Định
Trên một người đang rảo bước trước tôi
Cái dáng đi khó mà vẽ được
Càng khó hơn khi miêu tả bằng lời

Chút gì đó như siêu hình, bí ẩn
Nhưng tôi vẫn tin là tôi đoán đúng, thế thôi!
Có phải nó phảng phất dáng đi của bà tôi
Sáng sáng đội rau răm lên chợ
Phảng phất dáng đi của má tôi
Ra chuồng lợn phía sau, xem thử gà đã nở

Hay của những anh chị xóm giềng đi tát nước bờ mương
Hay của các anh dân quân Nhơn Hậu, Nhơn Hưng
Hay của các ông thầy dạy tuồng Gò Bồi, An Thái…

Cái dáng đi lặng thầm vững chãi
Của các nghĩa quân xưa theo Người Anh Hùng áo vải
Gợi chút gì thâm u rừng núi An Khê
Chút gì rất vui như rừng dừa Tam Quan đón gió chiều về
Chút gì hồn nhiên như những người dân chài sống bên biển sóng
Chút gì hoang sơ của những Tháp Chàm: Cánh Tiên, Cánh Nhạn…

Người đi trước tôi, bỗng rẽ một đường quanh rồi biến hẳn
Bây giờ, tôi chỉ còn thấy cái dáng đi Bình Định yêu thương
Trên cái bóng của chính tôi đang di động trên đường…

Phạm Hổ (1996)

nó thay cho bài chương trình địa phương nên không có trên mạng, giúp em lẹ len nhen, mót em phải nộp bài rồi
thank trước nhen
 
H

hocsinhlop9a3

Bài thơ này được làm theo kiểu "diễn dịch" + "song hành"

Ngay từ khổ thơ mở đầu, tác giả đã khái quát cái dáng đi của người Bình Định, nhưng chẳng đơn giản như thế, ông đã dùng biện pháp ẩn dụ kết hợp diễn dịch để kết nối những đoạn thơ sau đó bằng phép "song hành"
Cái dáng đi ấy, mặc dù khó miêu tả ở khổ thơ đầu tiên, nhưng sau đó tác giả lại cho biết nó rất gần gũi, thân thương, vì đó chính là dáng đi của cha ông, của gia đình, của láng giềng gần gũi.
Đó là dáng đi của bà, của mẹ, chị láng giềng, anh dân quân, ông thầy dạy tuồng, của nghĩa quân 1 thời đứng lên chống giặc!

Ta đã biết Bình Định được mệnh danh là miền đất võ, ngày xưa vua Quang Trung Nguyễn Huệ và các anh em của mình đã lập đoàn quân khởi nghĩa, chống lại triều đại Mãn Thanh. Ôi, cái thời hào hùng ấy với hình ảnh bao người đứng lên chống giặc, bao người rèn luyện võ nghệ để xông pha trận mạc, còn khắc ghi mãi đến ngày nay.

Bài thơ nói lên tình cảm của tác giả vs quê hương và nhân dân, tình cảm ấy tuy được thể hiện qua dáng đi nhưng đầy đủ và sâu đậm.
bạn xem cái này có giúp gì dc cho bạn ko nha
Re: Dáng đi Bình Định (Thơ Phạm Hổ)

Gửi bàibởi bin2003 » 27-03-2008, 09:36
Tiểu sử tự thuật
Nhà thơ Phạm Hổ


Tôi sinh ra tại một làng quê Bình Định (ngày trước gọi là xã Thanh Liêm, nay gọi là xã Nhơn An – huyện An Nhơn).

Lúc bé, tôi học ở trường làng. Xã tôi không có trường, tôi phải lội sông đi học nhờ ở trường xã bên cạnh. Sau đó, tôi theo gia đình xuống Qui Nhơn rồi ra Huế, ở đó anh học hết cấp tiểu học, anh tôi đi Pháp du học, tôi lại trở về Bình Định, học trường Quốc học Quy Nhơn. Tôi đỗ bằng Thành Chung năm 1943. Hè măm đó, tôi bị tai nạn, gãy chân, không ra Huế kịp để học ban Tú tài trường Quốc học Huế. Tôi đành đi làm thư ký công nhật ở Toà sứ Quy Nhơn để giúp đỡ mẹ tôi nuôi các em và tự học để đi thi Tú tài.

Cách mạng tháng Tám thành công, tôi đi hẳn vào con đường văn học. Tôi làm thư ký trường trực ở chi hội văn hoá cứu quốc do anh Trần Mai Ninh phụ trách. Tôi viết bài ký đầu tiên về Bình dân học vụ Vén mắt được đăng ở Tạp chí Tiền phong của Hội Văn hoá cứu quốc Trung ương Hà Nội... Thời gian làm việc với anh Trần Mai Ninh tôi được anh giúp đỡ rất nhiều... Sau đó chuyển qua làm báo và được cử đi học lớp Hội hoạ kháng chiến L.K5 do hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung phụ trách. Xong lớp học, tôi lại được chuyển về làm cán bộ sáng tác (hoạ và thơ) ở Chi Hội Văn nghệ L.K.5. Tôi được bầu làm Uỷ viên ban chấp hành Đoàn Hội hoạ L.K.5... Đầu năm 1949, tôi đi sáng tác ở miền Tây Bình Định (vùng giáp cận An Khê). Tôi vẽ được mấy bức tranh, trong đó có bức Các em bé chăn bò học trên núi và được anh Nguyễn Đỗ Cung cho gửi ra Đoàn Hội hoạ Trung ương ở Việt Bắc. Tôi vẫn vừa vẽ vừa làm thơ và có khi mê làm thơ hơn vẽ. Cuối năm 1949, đầu 1950 tôi được cử đi cùng với anh Nguyễn Văn Bổng ra dự Hội nghị Văn học toàn quốc ở Việt Bắc với tư cách là một nhà thơ trẻ L.K.5. Ra Việt Bắc lần đầu tiên tôi được gặp các anh Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi, Thế Lữ... các nhạc sĩ và hoạ sĩ: Nguyễn Xuân Khoát, Văn Cao, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sùng...

Về lại khu 5 tôi được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Chi hội Văn nghệ LK5. Cuối 1951 nhân có chủ trương giảm chế của Nhà nước, tôi xin về quê, vừa làm thông tin tuyên truyền ở xã, vừa kết hợp giúp đỡ cho gia đình. Liên khu 5 năm ấy đang rất khó khăn. Thấy má tôi, em gái tôi và mấy đứa cháu ngày no, ngày đó. Hơn hai năm tôi về làng vừa làm công tác thông tin văn hoá vừa thâm nhập sâu vào thực tế đời sống của người dân ở làng, đối với tôi, một người sáng tác, là hai năm vàng. Nhờ thời gian này tôi đã hiểu được thế nào là nông dân, thế nào là chân lấm tay bùn, thế nào là đầu tắt mặt tối...

Tháng 4-1954 tôi lại được Chi hội Văn nghệ LK5 gọi ra để chuẩn bị đi tập kết.

Tháng 1-1954 tôi có mặt ở Hà Nội và làm công tác đối ngoại ở Hội Văn nghệ Trung ương. Năm 1957 tôi được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam ngay ở khoá đầi tiên nên được xem như là thành viên sáng lập Hội. Cũng năm ấy, tôi lại cùng với các anh Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài chuẩn bị và xin thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng.

Tôi làm việc ở nhà xuất bản Kim Đồng được ba năm thì lại chuyển qua làm ở nhà xuất bản Hội Nhà văn, rồi tiếp đó chuyển về làm ở báo Văn nghệ. Trước khi về báo tôi được cử đi vào Trại Kim Đồng và đóng với các em mồ côi, lưu lạc toàn Miền Bắc sang chiến tranh trong hai năm để sáng tác. Tôi tranh thủ thời gian này đi học Lớp chuyên đề văn học do Viện Văn học mở và đồng chí Đặng Thai Mai phụ trách. Đối với tôi hai năm học ấy hết sức quý giá. Ở trại "Kim Đồng" về, tôi viết tập tiểu thuyết Tình thương rồi đến báo Văn nghệ làm việc luôn một mạch từ 1965 – 1983, từ biên tập viên lên tổ trưởng tổ thơ, rồi uỷ viên Ban Biên tập rồi Phó tổng trưởng tổ thơ, rồi uỷ viên Ban Biên tập rồi Phó tổng biên tập thứ nhất của báo. Làm báo tôi được đi nhiều...

Giặc Mỹ tấn công ra miền Bắc. Tôi cùng nhiều anh chị Chế Lan Viên, Võ Huy Tâm… đi vào tuyến lửa Quảng Bình, Vĩnh Lĩnh trong ba tháng liền... Năm 1968, tôi lại vào Vĩnh linh "Luỹ thép" để lấy tài liệu sáng tác,

Quảng Trị được giải phóng năm 1972, tôi lại cùng các anh Vũ Tú Nam, Bùi Hiển, Cẩm Thạnh, Ngô Văn Phú, Hữu Nhuận... vào ngay trên vùng đất anh hùng hãy còn nóng hổi và khét mùi bom đạn... Ngày Sài Gòn giải phóng, đất nước sum họp một nhà chúng tôi vào Sài Gòn, nơi lần đầu tôi được đặt chân đến... Sau chuyến này, tôi lại được đi một chuyến qua nhiều tỉnh từ Bình Định đến Cà Mau... thăm khoảng mười trường và trại nuôi dạy các cháu con em liệt sĩ và bụi đời.

Tôi trở về Hội năm 1983. Tôi làm Phó Trưởng ban đối ngoại của Hội và Chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi của hội. Tôi về hưu năm 1995 (69 tuổi) và từ đó đến nay vẫn tíêp tục viết cho các em và cho cả người lớn.

***
Trong khoảng thời gian từ 9-1945 đến nay (6 –1999) tôi đã sáng tác được 25 tập thơ, 35 tập truyện, 10 kịch bản sân khấu, hoạt hình... dành cho các em. Và khoảng 10 tập thơ, 3 tập truyện ngắn và tiểu thuyết về phần viết cho người lớn. Từ các tập sách trên, đến nay các nhà xuất bản đã chọn in cho tôi bốn tuyển tập Chú bò tìm bạn (thơ), Ngựa thần từ đâu đến (truyện ngắn), Chuyện hoa chuyện quả (cổ tích mới), Nàng tiên nhỏ thành ốc (kịch) dành cho các em và Tuyển tập Phạm Hổ (đang in) gồm đủ cả hai phần viết cho thiếu nhi và viết cho người lớn...
 
Top Bottom