Giúp em bài viết số 6 với!

K

khanghulk

Q

quynhphamdq

Kiệt tác truyền Kiều của đại thi hào Ng.Du có 2 giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo (nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX - cuối Lê đầu Nguyễn), là tiếng nói của thương cảm trước số phận (thời đại) bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lý, khát vọng tình yêu hạnh phúc...
Tiếng nói nhân đạo ấy toát lên từ hình tượng nhân vật Thuý Kiều trong truyện Thuý Kiều. Thuý Kiều là hiện thân của nổi đau và bất hạnh. Nàng là một người con gái tài sắc, giàu tình cảm nhưng bị xã hội phong kiến vùi dập, đoạ đày.
Nhân vật Thuý Kiều là hiện thân những bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trước đây. Đời Kiều là một tấm gương oan khổ. Số phận Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ. Tuy nhiên hai bi kịch lớn nhất ở Kiều là bi kịch tình yêu tan vỡ và bi kịch bị chà đạp nhân phẩm.
Tình yêu Kim Trọng- Thúy Kiều là một tình yêu lí tưởng với “Người quốc sắc,kẻ thiên tài”, nhưng cuối cùng “giữa đường đứt gánh tương tư”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng”. Tình yêu tan vỡ và không bao giờ hàn gắn được-tuy “màn đoàn viên” có hậu về cơ bản cũng chỉ là “một cung gió thảm mưa sầu”.Hạnh phúc nàng toan được nắm trong tay thì cuộc đời cướp mất.
Kiều là người luôn có ý thức về nhân phẩm nhưng cuối cùng lại bị chà đạp về nhân phẩm. Nàng trở thành “món hàng” để kẻ buôn người họ Mã “cò kè bớt một thêm hai”. Rồi nàng phải thất thân với những kẻ như Mã Giám Sinh, phải “Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”- Nổi đau nhất của cuộc đời Kiều chính là: “Thân lươn bao quản lần đầu- chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”. Có nổi đau nào lớn hơn khi con người trọng nhân phẩm, luôn có ý ...

Đừng quên bấm thích nhé
... thức về nhân phẩm mà cuối cùng phải tuyên bố từ bỏ nhân phẩm?
Đời Kiều không phải chỉ là một tấm bi kịch, mà là những chuổi dài những bi kịch nối tiếp nhau, mỗi lần nàng cố cất đầu ra khỏi bùn nhơ là một lần bị dúi xuống, bị đạp xuống sâu thêm một tầng nữa.
Thuý Kiều là hiện thân của một vẻ đẹp nhan sắc, tài hoa. Sắc và tài của Kiều đã đạt tới mức lí tưởng. Thể hiện vẻ đẹp, tài năng của Kiều Ng.Du đã sử dụng bút pháp ước lệ của văn học cổ có phần lí tưởng hoá để trân trọng một vẽ đẹp. “ Một hai nghiêng nước nghiêng thành-sắc đành đồi một tài đành hoạ hai”.
Tâm hồn đẹp đẽ của người con gái họ Vương thể hiện ở tấm lòng vị tha, nhân hậu. Nàng hi sinh tình yêu để cứu gia đình, cha mẹ. Khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều nhớ tới cha mẹ với những tình cảm chân thực. Nàng tưởng tượng bóng dáng tội nghiệp “Tựa cửa hôm mai” của người sinh dưỡng Nàng. Kiều day dứt không nguôi vì một nổi là không được chăm sóc cha mẹ già: “Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ”. Thuý Kiều là người chí tình chí nghĩa “Ơn ai một chút chẳng quên”. Khi có điều kiện, nàng đã trả ơn, hậu tạ những người cưu mang mình, nhưng nàng vẫn thấy công ơn đó không gì có thể đền đáp nổi “Nghìn vàng gọi chút lễ thường-mà lòng phiếu mẫu mấy vàng cho cân”.
Thuý Kiều là hiện thân của nổi khát vọng tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc và khát vọng về quyền sống.
Khát vọng tình yêu tự do đậm màu sắc lãng mạn được thể hiện qua mối quan hệ Thuý Kiều- Kim Trọng. Mới gặp chàng Kim lần đầu, hai bên chưa tiện nói với nhau một lời, mà mối tình không lời ấy đã như một chén rượu nồng, khiến người ta choáng váng đê mê:
“Tình trong như đã mặt ngoài còn e
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê...”
Yêu nhau nàng chủ động xây dựng tương lai với người yêu. Gót chân nàng thoăn thoắt đi sang nhà Kim Trọng, cái hình ảnh nàng “Xăm xăm băng nẻo vườn khuya một mình” Thật là nhiệt thành cho một mối tình đầu trong trắng. Ng.Du đã dành tất cả tài năng và tâm huyết để viết lên một bản tình ca say đắm có một khong hai trong lịch sử văn học Việt Nam.
Mối tình Kim-Kiều vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến bằng tình yêu tự do , chủ động của hai người. Khác với nhiều người phụ nữ xưa phải chịu sự sắp đặt của cha mẹ, Kiều chủ động đến với tình yêu theo tiếng gọi của trái tim. Kiều táo bạo, chủ động nhưng đồng thời cũng là người thuỷ chung nhất trong tình yêu.
Khát vọng về hạnh phúc, về quyền sống đã đưa Kiều trở thành đại diện cho con người bị áp bức vùng lên làm chủ số phận của mình trong tư thế chiến tháng, tư thế chính nghĩa:
“Nàng rằng: ***g lộng trời cao
Hại nhân nhân hại sự nào tại ta”.
Ở đây, Thuý Kiều đẫ gặp gở bao nhiêu người phụ nữ bị áp bức khác vùng lên đòi quyền sống, đòi lẽ công bằng, trừng trị kẻ ác. “Cái thế giằng co giữa sự sống và sự chết ở trong Tấm Cám, Thạch Sanh, trong nhiều truyện nôm khuyết danh khác cũng như trong truyện Kiều, về căn bản nào có khác gì nhau, chỉ khác... Một bên nhiều khi con người mượn yếu tố thần linh phụ trợ, một bên đã vươn tới tư tưởng trị nhân dân và con người quyết định theo công lí của mình”- (Cao Huy Đỉnh)
Với nhân vật Thuý Kiều Ng.Du là nhà nhân đạo chủ nghĩa rất mực yêu thương rất mực đề cao con người, đề cao những khát vọng chân chính của con người- đặc biệt là thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, tàn bạo và lễ giáo phong kiến.
 
Q

quynhphamdq

Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới, là nhà thơ xuất sắc Việt Nam cuối thế kỉ thứ 18 đầu thế kỉ thứ 19. Thuý Kiều là một kiệt tác của thiên tài Nguyễn Du. Đây là tác phẩm có giá trị rất lớn về nội dung tư tưởng và nghệ thuật . Đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" được trích ở phần 1- Gặp gỡ và đính ước, trong Truyện Kiều . Đoạn trích đã tập trung miêu tả người bằng nghệ thuật đặc sắc và thành công nhất của tác giả.

Bút pháp tả người của Nguyễn Du trước hết là bút pháp ước lệ tượng trưng thường gặp trong thơ cổ điển. Tả về chị em Thuý Kiều tác giả bắt đầu từ cái chung:

“Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Nga
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”


Đầu tiên tác giả giới thiệu gia đình họ Vương có hai cô con gái đầu lòng Thuý Kiều là chị Thuý Vân là em cả hai đều là những cô gái đẹp “Tố Nga” tác giả sử dụng hai hình ảnh ẩn dụ ước lệ tượng trưng “mai cốt cách tuyết tinh thần” để miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều họ mang vóc dáng thanh cao mảnh dẻ yểu diệu mềm mại như cây mai suy nghĩ tinh cảm tâm hồn trắng trong như tuyết cả hai đều đẹp mười phân vẹn mười nhưng mỗi người lại một vẻ . Tiếp đó tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân bằng các hình ảnh chọn lọc từ ngữ tiêu biểu :

“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoang trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Câu thơ mở đầu giới thiệu khái quát đuợc nhân vật bằng 4 chữ “trang trọng khác vời" , nói lên vẻ đẹp cao sang quí phái của Thuý Vân .Vẫn bằng bút pháp ước lệ tượng trưng với những hình ảnh quen thuộc nhưng tả Vân tác giả có nhiều hướng tả cụ thể trong thủ pháp liệt kê cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ để làm nổi bật riêng đối tượng miêu tả “đầy đặn nở nang đoan trang”, sử dụng biện pháp ẩn dụ nhân hoá
“khuôn trăng nét ngài hoa cuời ngọc thốt mây thua tuyết nhường góp phần thể hiện vẻ đẹp phúc hậu quí phái của Thuý Vân . Khuôn mặt tròn trịa toả sáng đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cuời tươi như hoa, giọng nói trong trẻo toát ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc đen óng nhẹ hơn mây, da trắng mịn hơn tuyết, tính cách nghiêm trang đứng đắn .

Qua đó, Thuý Vân hiện lên là cô gái đoan trang phúc hậu. Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Thuý Vân tạo sự hoà hợp êm đềm với xung quanh “mây thua tuyết nhường” , nên nàng sẽ có một cuộc đời bình lặng suôn sẻ hạnh phúc .

Sau khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều. Nếu Thuý Vân được giới thiệu qua 4 câu với vẻ đẹp cộng phẩm chất thì Thuý Kiều được miêu tả qua 12 câu. Đây là nghệ thuật đòn bẩy làm nổi bật nhân vật chính của tác giả :

“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ nết xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một mai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”


Cũng như lúc tả Vân, câu thơ đầu khái quát đặc điểm nhân vật. Kiều sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng những hình ảnh ước lệ ẩn dụ “làn thu thuỷ nét xuân sơn”(nước mùa thu, núi mùa xuân). Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi tả về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Điều đáng chú ý là khi hoạ bức chân dung Kiều, tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp đôi mắt, bởi đôi mắt thể hiện phần hình ảnh của tâm hồn và trí tuệ. “Làn thu thuỷ” gợi lên vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt; “nét xuân sơn”gợi lên đôi lông mày thanh tú, mềm mại, tươi non trên gương mặt trẻ trung. Bằng hình ảnh nhân hoá “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, tác giả làm nổi bật dung nhan của Kiều đằm thắm khiến hoa phải ghen, dáng trẻ trung đầy sức sống khiến liễu phải hờn. Nàng có vẻ đẹp làm say đắm, chinh phục lòng người qua điển tích điển cố “nghiêng nước nghiêng thành”. Nàng quả là một trang tuyệt thế giai nhân nhưng nàng không chỉ đẹp mà còn rất đa tài:

“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên trương
Một thiên bạc mệnh lại càng lão nhân”


Nàng thông minh bẩm sinh, có tài làm thơ vẽ “pha nghề ca hát đủ mùi”, tài đàn “ăn đứt”, âm luật giỏi đến mức “làu bậc”, còn sáng tác nhạc “một thiên bạc mệnh”- chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sắc đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp giữa sắc tài và tình.

Chân dung Thuý Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận vẻ đẹp của nàng làm cho tạo hoá phải ghen ghét vẻ đẹp của nàng “hoa ghen liễu hờn” nên số phận của nàng sẽ éo le đau khổ.

Bốn câu thơ cuối Nguyễn Du giới thiệu về cuộc sống của chị em Thuý Kiều “tuy là khách hồng quần” đẹp thế lại “phong lưu rất mực”, đã tới tuần kập kê nhưng cả hai vẫn sông một cuộc đời êm đềm trong khuôn phép gia giáo:

“Êm đềm trướng dủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”


Đoạn thơ có âm điệu nhẹ nhàng tạo nên một cuộc sống yên vui êm ấm của những thiếu nữ phòng khuê.

Đoạn trích Chị em Thuý Kiều là một trong những đoạn thơ hay nhất đẹp nhất trong Thuý Kiều, ngôn ngữ thơ tinh luyện giàu cảm xúc, nét vẽ hàm súc gợi cảm, sử dụng biện pháp ẩn dụ nhân hoá để dựng lên bức chân dung hai chị em Thuý Kiều. Đáng quí là bức chân dung tuyệt vời ấy lại được dựng lên bằng tình yêu thương trân trọng đối với con người của tác giả. Đọc đoạn trích ta cảm nhận được vẻ đẹp tài sắc của Thuý Kiều và thấy mình cần phải tích cực tu dưỡng rèn luyện để trở thành con người toàn diện, có ích cho đất nước ngày mai.
 
Top Bottom