Giúp em bài viết số 6 với

Y

yuki0034vn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Như trên ạ . thứ 2 làm rồi ạ
ĐỀ 1 : Bài " Nước Đại Việt ta " là áng văn tràn đầy niềm tự hào dân tộc . Hãy viết bài văn giới thiệu về tác giả , hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và làm sáng tổ nội dung nhận xét trên
ĐỀ 2 : Từ bài " Bàn luận phép học " của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp . hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa " học " và " hành "
ĐỀ 3 : Câu nói của M . Gơ-rơ-ki " Hãy yêu sách , nó là nguồn kiến thức , chỉ có kiến thức mới là con đường sống " gợi cho em những suy nghĩ gì ?
 
M

meoprovip1999

đề 1:

Đề 1:
Đất nước Việt Nam ta đã chải qua 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đất nước được vững bền như vậy là nhờ có các vị vua anh minh, vị tướng dũng cảm. Trong số đó, không ai có thể phủ nhận công lao của Lí Công Uẩn- người đã ban chiếu dời đô ra thành Đại La hay vị tướng Trần Quốc Tuấn- người có công rất lớn trong công cuộc kháng chiến trống quân Nguyên Mông. Hai áng văn chính luận “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” đã làm rõ sự anh minh và tầm quan trọng của hai vị ấy.
Lí Công Uẩn là người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lý ở nước ta . Ông là người thông minh, nhân ái , yêu nước thương dân. Ông mong muốn đất nước được thịnh trị; chính vì thế, Lí Công Uẩn đã nhận thấy kinh đô Hoa Lư không phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ.
Vào thời Lí, nước ta trở thành một nước độc lập có chủ quyền, phát triển lớn mạnh về mọi mặt nên việc tiếp tục để kinh đô ở Hoa Lư là không thích hợp. Hoa Lư là một vùng rừng núi có địa thể hiểm trở chỉ phù hợp với tình hình đất nước chưa phồn thịnh và lớn mạnh. Nếu phát triển đất nước thì sẽ gặp nhiều khó khăn . Đối lập với Hoa Lư là thành Đại La- một thắng địa tiêu biểu của đất nước, là nơi rất thích hợp cho việc phát triển kinh tế. Chỉ mới nói đến thôi ta đã cảm nhận được cái ưu thế chỉ có một trên khắp đất nước của thành Đại La, nhà vua hướng tầm nhìn về nơi đây có thể nói là sự sáng suốt, anh minh. Nhưng cũng thật khó khăn cho nhà vua khi việc chuyển dời kinh đô là chuyện trọng đại ảnh hưởng rất lớn đến đất nước sau này, ấy vậy mà ông đã không ngần ngại với quyết định của mình và quyết định của ấy của ông đã điểm một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Quả nhiên sự nhìn xa trông rộng của ông đã được thế hiện, sau khi kinh đô được chuyển dời thì nước ta từ bấy đến nay đất nước đã phát triển đi lên. Và vai trò của vua Lí Công Uẩn được tôn vinh nhiều hơn khi nhân dân cả nước vừa long trọng kỉ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội đánh dấu thời kì đã qua.
Nhưng sự anh minh của một vị vua cũng không đủ đem lại độc lập tự do dân tộc khi đất nước phải đối mặt với thế lực quân Nguyên Mông- một đội quân hiếu chiến nhất thế giới lúc bấy giờ. Trong thời kì khó khăn đó, không thể không cần đến những vị tướng tài như Trần Quốc Tuấn – Hưng Đạo Vương đời nhà Trần, cũng với sự anh minh, sáng suốt của ông đã lãnh đạo nhân dân ba lần đánh tan quân Mông- Nguyên. Ông không chỉ anh minh trong đường lối đánh giặc mà ông còn là người mưu lược tài cao.
Năm 1285, quân Mông Nguyên lăm le sang xâm lược nước ta lần thứ hai với hơn 50 vạn quân- một con số lớn nhất trong ba lần kháng chiến. Trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc, Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ 1 lòng , chuẩn bị đương đầu với cuộc chiến sống còn . Khi giặc sang ông tỏ thái độ rất căm tức, dù chỉ là một tên sứ thần nhỏ nhi thôi mà sang nước ta đi lại nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều sỉ mắng chiều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, ... Ta có thể nhận thấy tác giả rất kinh bỉ , đã “vật hoá” chúng , gọi là “dê chó” , là “hổ đói”, “uốn lưỡi cú diều”,... Ông cố tình nói lên nỗi đau của dân tộc , nhục cái nhục quốc thể, cố tình phơi bày ra tội ác tày trời của giặc làm cho lòng người sôi sục, tâm can nhục nhã khi không làm gì trước tình cảnh đất nước bị dày xéo, chà đạp. Đứng trước tình cảnh bất lợi, Trần Quốc Tuấn phê phán nghiêm khắc những lối sống hưởng lạc của tướng sĩ làm thức tỉnh tướng sĩ trong cuộc vui trước mắt. Ông cũng tỏ rõ sự quân tâm đến các tướng sĩ , ông cho họ ăn mặc, xe cộ , thuyền ….. sự quan tâm đó sẽ thắt chặt tình cảm giữa quân và tướng đồng thời thể hiện nỗi thất vọng của mình trước sự quan tâm phung phí của mình đối với tướng sĩ. Ông cũng đã chỉ ra cho họ con đường trước mắt là phải học binh thư yếu lược để các tướng sĩ từ bỏ lối sống xa hoa, chuyên tâm vào việc rèn luyện võ nghệ để cùng nhau chống giặc. Ông thấy được việc trên dưới đồng lòng cùng đồng tâm chống giặc sẽ tạo nên một sức mạnh to lớn, cho dù quân Mông Nguyên đông cũng không phá vỡ được tinh thần yêu nước sục sôi. Chỉ với cái nhìn đúng đắn ấy của ông mà nước Việt ta bao lần thắng giặc với thế lớn, binh nhiều. Lúc bấy giờ ông trở thành người có vai trò rất quan trọng với đất nước, là người có trách nhiệm tập hợp lòng dân, nghĩa sĩ. Và để làm được điều ấy ông đã viết bài “Hịch tướng sĩ” mở đầu cho công cuộc xây dựng tinh thần cho tướng sĩ.
Qua những gì mà hai bậc hiền tài, anh minh của dân tộc đã làm cho đất nước thể hiện rõ tầm quan trọng của họ đối với nền hoà bình dân tộc. Vì vậy, mỗi chúng ta phải biết ơn họ và cảm thấy tự hào khi đất nước có một vị vua anh minh, vị tướng tài giỏi. Những vị ấy đã cố gắng gìn giữ và gây dựng đất nước thì chúng ta phải cùng nhau xây dựng đất nước vững mạnh hơn.
 
M

meoprovip1999

đề 2

Đề 2:
Trên con đường học tập của mỗi người học sinh, ai cũng muốn chọn con đường tốt nhất cho mình. Nhưng để thành công, mỗi người cần phải biết một trong những điều trọng yếu của phương pháp học tập là “ Học đi đôi với hành”. Trong bài “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp viết: “ Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”, tức là phải kết hợp học với hành, mang điều học vào giúp đời.
Học là quá trình tiếp thu kiến thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua bạn bè, các lĩnh vực trong đời sống diễn ra xung quanh ta. Nhưng, dù học theo cách nào, ở đâu hay khi nào thì mục đích của việc học là giúp chúng ta phong phú thêm sự hiểu biết của mình, từ đó ta sẽ có hành trang vững chắc để đem kiến thức vận dụng vào cuộc sống thực tế. Ông cha ta cũng có câu: “ Nhân bất học bất trí lí” có nghĩa là người không học thì không biết cũng như La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã từng nói “Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học thì không hiểu rõ đạo”...
Hành là quá trình đưa những lí thuyết ta đã được học, được dạy và được tiếp xúc trên sách vở vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể trong hiện thực cuộc sống, công việc. Tục ngữ cũng có câu: “ Trăm hay không bằng tay quen”; tức hành là để quen tay, có kĩ năng thành thạo. Việc thực hành giúp chúng ta nắm chắc được kiến thức, nhớ bài lâu hơn, hiểu sâu hơn và cụ thể hơn những điều được học. Thực hành còn giúp ta ta kiểm chứng được sự thực tế cũng như độ đúng sai của chúng để từ đó rút ra được kinh nghiêm quý báu cho bản thân mình.
Như vậy, ta có thể thấy được mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa học và hành. Nếu chỉ chú trọng về học mà không hành thì những kiến thức ta học được là vô nghĩa, là lí thuyết suông, khi phải thực hành sẽ lúng túng. Ví dụ như tình trạng nhiều học sinh, sinh viên nước ta hiện nay, có những học sinh kết quả học tập rất cao nhưng vẫn ngơ ngác khi bước vào cuộc sống, nhiều thủ khoa vẫn chưa biết việc chọn trường chọn ngành của mình. Hơn nữa, thiếu kinh nghiệm thực tế nên hạn chế khả năng sáng tạo, từ đó nhiều tài tài năng dần bị hao mòn. Ngược lại, hành mà không học thì những gì ta làm chỉ theo cảm tính của riêng mình vì ta không có một tí chút kiến thức, hiểu biết gì về việc mình sẽ thực hiện. Phương pháp học tập như vậy là hoàn toàn sai lệch với thực tế. Thực hành sẽ không có kết quả cao, nhất là trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển. Khi đó, ta sẽ trở thành con người đi sau thời đại, khó có thể tìm một con đường đi cho riêng mình. Ta có thể ví dụ như làm một bài văn thuyết minh, nếu ta không nắm rõ được phương pháp, cách làm bài cũng như điều phải chứng minh thì ta rất dễ lạc đề. Lúc đó dù ta có thực hành nhiều đến mấy cũng không có kết quả như mong muốn.
Vì vậy, học phải đi đôi với hành là phương pháp học tập đúng nhất vì kiến thức là cơ sở lí thuyết, có tác động chỉ đạo việc thực hành, giúp ta đạt kết quả cao. Hơn nữa, biết kết hợp giữa học với hành sẽ giúp ta trở thành con người toàn diện; vừa có lí thuyết, vừa có kĩ năng thực hành. Từ đó, kho tàng kiến thức của ta lại càng trở nên phong phú, đa dạng hơn. Không những thế, đó cũng là cơ sở để phát triển khả năng bản thân. Thực tế đã chứng minh, Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người đã ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba, học tập kinh nghiệm khắp nơi. Tới khi Người trở về Việt Nam, Người đã vận dụng những kiến thức mình học được từ các nước bạn để về lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
Hiện nay tỉ lệ học sinh giỏi, đậu đại học, tốt nghiệp đại học loại giỏi, được cấp bằng thạc sĩ ngày ngày càng nhiều, không thua kém gì các nước trong khu vực. Song thực tế cho thấy khả năng và trình độ của không ít người chưa thực sự ngang tầm với học vị mà họ có được. Đó cũng là do cái lối học vẹt, cái lối học hình thức, lối học cầu danh vọng mà La Sơn Phu Tử đã đề cập tới ở bài:”bàn luận về phép học”.Học phải đúng cách thì mới có thể đạt hiệu quả. Những điểm số, những thành tích trong nhà trường chỉ là phương tiện để động viên, để khích lệ tinh thần học tập chăm chỉ thôi, còn ý thức học của mỗi chúng ta vẫn cần trước tiên là sự nghiêm túc.
Tuy đã cách chúng ta hơn 3 thế kỉ nhưng phương pháp học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đến nay vẫn đúng.Chính vì vậy, là những người học sinh, chúng ta cần phải noi theo lời dạy của ông để trở thành những con người có ích cho đất nước.
 
Y

yuki0034vn

Đề 1 là giới thiệu về Nguyễn Trải và đoạn trích chứ không phải nói về 2 vị Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đâu ạ hic
 
L

lekhanhha310

Đề 1: Dựa vào văn bản "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn với vận mệnh của đất nước.

1) Mở bài:

_ Có thễ nói dân tộc VN đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, đó là 1 truyền thống rất đáng tự hào. Đất nước sống đời thái bình, no ấm chính là nhờ tài đức của các vị vua, các vị tướng sĩ văn võ song toàn như Lý Công Uẩn (tức vua Lý Thái Tổ), Trần Quốc Tuấn (tức Hưng Đạo Vương). Họ là những người lãnh đạo anh minh suốt đời vì vận mệnh của đất nước. Dựa vào văn bản "Chiếu dời đô" Lý Công Uẫn và văn bản "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn chúng ta sẽ làm sáng tỏ điều đó.

2) Thân bài:

Như chúng ta đã biết, Lý Công Uẩn vốn là người thông minh nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Vì thế, khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên.

Lý Công Uẫn lên ngôi đã lập tức quyết định dời kinh đô Hoa Lư ra thành Đại La, bởi nhà vua hiễu rõ Đại La chính là vùng đất mà nhân dân sẽ sống no ấm, đất nước được hưng thịnh đời đời. Lý Công Uẩn quyết định như thế không phải theo ý riêng mình mà chính là lo cho vận nước, hợp với lòng dân.

Người viết "Chiếu dời đô" bày tỏ mục đích dời đô là: "vân mệnh trời", "theo ý dân", "thấy thuận thiên thì thay đổi", dời đến nơi "trung tâm trời đất", tiện hướng "nhìn sông dựa núi",… "nơi đây là thánh địa". Đọc văn bản "chiếu dời đô" ta cảm nhận Lý Công Uẩn không chỉ là 1 vị vua có tài mà còn có đức, ông xứng đáng là vị vua anh minh bậc tiên đế muôn đời. Quyết định dời đô của ông là rất sáng suốt bởi vì kinh đô Đại La đã vững mạnh suốt 200 năm, có nghĩa là nhân dân thái bình, no ấm trong suốt thời gian đó (kinh đô Đại La_Thăng Long_chính là thủ đô Hà Nội ngày nay, linh hồn của VN)

Thời kì nhân dân Đại Việt phải đương đầu với quân Nguyên_Mông hung hãn, vị nguyên soái Trần Quốc Tuấn tức Hưng Đạo Vương đã 3 lần cầm quân đánh bại quân xâm lược. Ông xứng đáng là 1 vị anh hùng của dân tộc.

Trước năm 1285, Trần Quốc Tuấn đã viết bài "Hịch tướng sĩ" với mục đích kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ đễ chuẩn bị đánh quân xâm lược. Bài Hịch có sức thuyết phục rất cao bởi lập luận sắc bén, có tình có lý.

Trong bài Hịch Trần Quốc Tuấn sáng suốt nêu gương các trung thần nghĩa sĩ của Trung Quốc đễ đánh vào lòng tự tôn của các tướng sĩ dưới quyền. Ông nhắc lại cách đối xử thân tình của mình đến với họ, chỉ cho họ thấy tội ác của giặc, bày tỏ tấm lòng của mình trước vận mệnh của đất nước.

Trần Quốc Tuấn đã phản ánh phê phán sự bàng quan vô trách nhiệm của các tướng sĩ. Vạch ra nguy cơ nước mất nhà tan, rồi lật ngược vấn đề: Nếu tướng sĩ lo học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ thì mọi người được sử sách lưu danh.

Với cách lập luận như thế, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy, khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả mọi người.

Trần Quốc Tuấn vốn là con nhà võ nhưng thấu đáo sự học làm người, nắm rõ "tam cương, ngũ thường". Ông xứng đáng là 1 tấm gương để chiến sĩ noi theo. Trong kho tàng văn học nước nhà "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn xứng đáng là 1 "An thiên cỗ hùng văn", "tiếng kèn xung trận hào hùng", mãi mãi nhân dân thời Trần (thế kỉ 13) và mọi đời sau sẽ không bao giờ quên công đức của ông.

3) Kết bài:

Nói tóm lại, lịch sử đất nước Việt Nam có những trang vàng chói lọi là nhờ vào những vị vua, vị tướng anh minh như Lý Công Uẫn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,… Họ là tấm gương sáng ngời đễ đời sau soi vào đó mà học tập. Chúng ta tưởng nhớ đến Bác Hồ đã lãnh đạo toàn dân giành độc lập ngày hôm nay. Chúng ta chắc chắn Bác đã noi gương những người đi trước. Sống xứng đáng với sự hi sinh của họ. Bác đã từng nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Và người cũng đã ân cần dạy tuổi trẻ "có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".
 
L

lekhanhha310

Đề 2: Câu nói của M. Go-rơ-ki " Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" . gợi cho em suy nghĩ gì ?

1.Mở Bài :

Đã từ lâu . sách luôn là một món ăn tinh thần không thể thiều được trong cuốc sống hàng ngày của chúng ta . Sách là gì?(là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người....)

Nếu chúng ta không sống thiếu bạn thì ta cũng không thể thiếu sách được....

Nó là chìa khóa mở mang tầm hiểu biết và làm đẹp cuộc sóng

Cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách...”

2.Thân Bài:

Người đời thường nói :” Bộ lông làm đẹp con công,tri thức làm đẹp con người” . Trong đời sống Xã hội hiện nay,nếu không có tri thức thì sao?Con người có tồn tại và phát triển không?....

Sách báo,một nguồn thông tin để biết được mọi diễn biến xảy ra trong và ngoài nước đồng thời tiếp thu được các kiến thức lạ .

Sách là nơi con người lưu trữ và truyền lại những kiến thức lịch sử .Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian.Chính vì vậy,cuộc sống nhờ có sách mà con người cảm thấy thế nào?(thoải mái,mở rộng tầm hiểu biết hay là nâng cao hơn)

Sách bao giờ cũng mang đến cho ta nhiều điều mới mẻ.Sách có nhiều loại,nhiều đề tài khác nhau.Do đó nó giúp ta có gì?

Đến với sách,ta có thể biết bất cứ gì xảy ra trong đâu?.Chẳng hạn sách lịch sử giúp ta hình dung những cuộc đấu tranh ác chiến thời vàng song của các triều đại

Sách và học thể hiện tài năng của nhiều nhà văn,cho ta biết thưởng thức thơ văn,bồi dưỡng tâm hồn,toán học lại khiến ta phải tư duy đầu óc....

Sách còn giới thiệu với ta nhiều kinh nghiệm,thành tựu về KH,nông-công nghiệp và cả chính trị.Ngoài ra sách còn là hường dẫn viên đưa ta đến những danh lam thắng cảnh,kì quan thế giới

Tất cả đều dùng để khẳng định sách là nguồn kiến thức như thế nào ?Nó dạy ta biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc sống,giúp ta ngày một hoàn thiện bản thân nhân phẩm,đạo đức.

Cho nên có thể nói sách là người bạn thân như thế nào?(hữu ích mang lại niềm tin yêu...).Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc,sự thanh thản cho tâm hồn

Do vậy,câu nói của M.Go-rơ-ki rất đúng đắn...

Bên cạnh mặt tốt luôn có cái xấu.Vì vậy,cần phải biết chọn sách phù hợp với lứa tuổi của mình.

Mục đích của chúng ta khi đọc sách là gì?(giải trí một cách lành mạnh,thêm kiến thức.....)

Nhưng coi sách cũng có khi là cách tự học nên phải đọc sách đúng lúc,đúng chỗ.Tuy nhiên không phải lúc nào củng đọc như con mọt sách hay đọc để rồi không còn thực tế chàng Đôn-ki-hô-tê

Chúng ta cần sắp xếp hợp lí về thời gian đọc sách đúng cách,biến kiến thức của sách thành của riêng mình.Nó sẽ là người bạn tốt cho ai biết nâng niu,trân trọng và học hỏi.

Kiến thức còn giúp cho XH văn minh thoát khỏi nền lạc hậu.Một XH chú trọng nhiều đến tài trí thì sẽ có nhiều nhân tài.Một đất nước có nhiều đội ngũ KH thì sẽ có những phát minh máy móc hiện đại tân tiến

Cho nên kiến thức là con đường sống của mọi người.Đó là con đường của ước mơ và hy vong,biết hướng về tương lai bằng niềm tin tự khám phá mình để hoàn thiện nhân cách của mình.

Vì thế nếu không có sách con người sẽ sống trong tối tăm,*** nát,mất tự do

3. Kết Bài:

Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên chí tình.Sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc.

Ta phải đọc sách một cách ham mê và đọc với tinh thần chủ động,suy nghĩ,nghiền ngẫm. Đọc và làm theo sách sẽ giúp ta trau dồi,nâng tầm hiểu biết của ta một cao hơn

Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài ngươi.


Đề 3: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ của “học” và “hành”

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.

Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.

“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.

Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.

Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan”.

Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”

Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”

Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.

Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
[/U]
 
S

saobangkhoc141999

Tuổi trẻ và tương lai của đất nước​
Mình có tham khảo một số ý trên mạng và tự làm bài này. Nếu thấy được thì các bạn nhớ thanks nha

Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn : "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em". Lời dạy của Bác hướng tới, chẳng những là các học sinh của thời đại đó, mà còn là những thế hệ trẻ của đất nước hiện nay và mai sau.

"Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là lửa tuổi thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Như mùa xuân căng tràn sức sống, tuổi trẻ là lứa tuổi tươi đẹp, là lứa tuổi khởi đầu cho một đời người, được học hành, trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, chuẩn bị bước vào đời, xây dựng xã hội tương lai phát triển.
Tuổi trẻ là mùa xuân tràn đầy sức sống, tươi trẻ và năng động, táo bạo và dám ước mơ. Tuổi trẻ như con chim non vừa bước vào cuộc sống, nhìn cuộc sống bằng đôi mắt trong sáng và khát khao, dám nghĩ mà cũng dám làm, không sợ khó khăn nguy hiểm. Tuổi trẻ mang trong mình biết bao ước mơ, biết bao hoài bão, chỉ chờ ngày đủ tri thức để có thế bay cao, bay xa, thoả sức vùng vẫy, thoả sức sáng tạo, biến ước mơ thành hiện thực. Chính vì vậy, tuổi tre nắm trong tay tương lai của cả đất nước, thế hệ trẻ càng thông minh, càng giàu tri thức và sức sáng tạo thì tương lai đất nước càn tươi đẹp, thịnh vượng.
Từ xưa đến nay, có biết bao nhiêu tấm gương tuổi trẻ hi sinh cho đất nước, làm rạng danh tổ quốc. Thời Trần, có anh hùng Trần Quốc Toản tuổi còn trẻ mà trí dũng song toàn. Khi không được dự hội nghị Bình Than, Trần Quốc Toản tức giận bóp nát quả cam lúc nào không hay, về nhà dựng lá cờ thêu sáu chữ vàng "Phá cường địch, báo hoàng ân", nêu lên quyết tâm chống giặc Nguyên cứu nước. Thời đất nước ta thuộc Pháp, chú bé liên lạc "Kim Đồng - cánh chim đầu đàn" của Đội Thiếu niên Tiền phong HCM, người chiến sĩ anh dũng, mưu trí, hi sinh ở tuổi 15 khi đang làm nhiệm vụ canh giữ cho cán bộ họp. Bác Hồ cũng là một tấm gương tuổi trẻ dám nghĩ, dám làm, quên mình cho đất nước. Bác Hồ khi ấy là Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng, bôn ba suốt 30 năm, đi qua không biết bao nhiêu quốc gia châu Âu, châu Mĩ để rồi tìm thấy ánh sáng cho dân tộc ở chủ nghĩa Mác-Lênin, trở về lãnh đạo nhân dân giải phóng quê hương. Chúng ta cũng không ai không biết đến tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký. Nguyễn Ngọc Ký lên bốn đã bị liệt cả hai tay, Thế nhưng, không chịu chấp nhận số phận nghiệt ngã, Ký đã quyết tâm đi học, tập viết bằng hai chân. Vả chạng đường tuổi thơ của Ký chỉ ấp ủ một ước mơ, đó là đươc học, được viết chữ như bao người khác. Để rồi, cuối cùng, Nguyễn Ngọc Ký trở thành một trong những nhà giáo ưu tú nhất VN.
Những năm tháng chiến tranh tàn khốc đã qua đi, để lại một nền hoà bình trên đất nước Việt Nam tiêu điều, hoang tàn, chờ bàn tay con người gây dựng lại. Tuổi trẻ VN ngày nay đang đứng trước bao nhiêu thách thức, bao nhiêu gian khổ ở trước mắt. Đất nước ta còn nghèo, đời sống nhân dân nhiều nơi còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh hưởng kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta lao đao, phát triển nhưng vẫn chưa vững mạnh. Vấn đề môi trường, Trái Đất nóng lên, biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra không biết bao nhiêu thiên tai làm tình thế nước ta đã khó khăn lại càng khó khăn hơn...Nhưng tất cả những thử thách đó, không hẳn là không thể vượt qua vì:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Đứng trước nhiệm vụ khó khăn đang chờ đợi trước mắt, mỗi bạn trê cần phải quyết tâm học tập ngay còn khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Phải có mục đích học tập đúng đắn, học vì tương lai của đất nước, vì ngày mai Tố quốc ta giàu đẹp. Tiếp theo phải có phương pháp học tập hiệu quả, không học tủ, học lệch, học phải đi đôi với hành, nỗ lực phấn đấu không ngừng. Song song với việc học là việc tu dưỡng đạo đức, bởi vì có tài thì phải có đức, có tài mà không có đức thì tài vô dụng. Chúng ta cũng phải tham gia các hoạt động xã hội ở nhà trường và địa phương vì "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tuỳ theo sức của mình:. Tham gia các hoạt động tập thể giúp ta vừa trau dồi kiến thức, vừa tu dưỡng đạo đức, vừa rèn luyện sức khoẻ, chuẩn bị tốt hành trang ngày mai vào đời xây dựng đất nước.

Ngày mai, khi bước vào đời, tuổi trẻ sẽ phải gánh vác trách nhiệm vừa cao cả vừa nặng nề, đó là đưa đất nước ngày càng đi lên. Tuổi trẻ hôm nay phải cố sức học hành, chuẩn bị tốt hành trang cho ngày mai ấy ,để không phải hổ thẹn với các bậc cha anh, để xứng đáng rằng tuổi trẻ chính là tương lai đất nước
 
Top Bottom