TƯỞNG TƯỢNG EM ĐƯỢC GẶP GỠ ANH THANH NIÊN TRONG “ LẶNG LẼ SA PA” CỦA NGUYỄN THÀNH LONG VÀ KỂ LẠI CUỘC GẶP ĐÓ
BÀI LÀM
Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã đều đã ít nhất một lần chìm trong mộng ảo? Tôi cũng vậy. Đối với tôi, giấc mơ đáng nhớ nhất có lẽ là lần tôi được gặp anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.
Hôm ấy, do đã học xong bài, tôi quyết định đi ngủ sớm. Tích tắc… tích tắc… Tôi chìm vào giấc ngủ một cách nhanh chóng… Bỗng dưng tôi cảm thấy thật khó chịu: dường như chiếc giường em ái của tôi bỗng cứng một cách lạ thường. Tôi uể oải ngồi dậy và giật bắn mình, tôi đang ở đâu thế này? Mất một lúc lâu sau, tôi mới đủ bình tinh quan sát nơi tôi đang đứng. Đây dường như là đỉnh núi? Và cảnh hiện lên trước mắt tôi đệp đến kì lạ. Nắng len lỏi trên các ngọn cây. Những cây thông cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bàng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tủ kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên màu xanh của rừng. Vẻ đẹp ấy như tiếp thêm sức mạnh cho tôi, toi cất bước, tôi quyết định đi lên đỉnh núi. Đi được một lúc, tôi bắt gặp một anh thanh niên. Anh có tầm vóc nhỏ bé, nước da khỏe mạnh. Trên người mang bộ quần áo sơ mi tuy đã sờn nhưng vẫn thật gọn gàng, bước chân thoăn thoắt. Sao tôi thay anh quen thế nhỉ? Đây chẳng phải là anh thanh niên trong truyện ngắn “lặng lẽ Sa Pa” mà tôi mới được họ hồi sang đó sao? Thật không ngờ tôi lại được gặp anh – người thanh niên luôn âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho đất nước, cho dân tộc
- Chào em, anh làm công tác khí tượng khiêm vật lý địa cầu nơi đỉnh núi Yên Sơn này. Em đến đây vào sang sớm làm gì thế?
Lo lắng trong tôi đã chính thức tan đi, tôi trả lời;
- Dạ em chào anh. Em cũng không rõ tại sao mình lại ở đây nữa, lúc tỉnh dậy đã thấy mình ở đây rồi.
Anh nhìn tôi đầy lo lắng rồi mời tôi lên nhà anh chơi. Trước mặt tôi là một căn nhà nhỏ ba gian, bên ngoài quét sơn xanh, có một chiếc bàn nhỏ và mấy chiếc ghế xinh xắn. Căn nhà nằm gọn trên một khu đất thoải trên đỉnh đồi bao trùm cả một màu xanh của lá rụng, xen dưới những tia nắng lấp lánh yếu ớt, mây mù trắng xóa chỉ cách ba mét là mọi vật nhòa đi trong sương. Tôi vội bước nhanh đến trước căn nhà ngắm kỹ và muốn ôm nó vào lòng, đẹp quá, đẹp đến bình dị và thơ mộng. Đằng sau căn nhà là một vườn hoa đầy hương sắc. Anh mỉm cười rồi nhẹ nhàng ra ngắt mấy bông hoa thược dược, hoa dơn trao cho tôi, tôi vội đến lấy, trong lòng biết bao vui sướng, Tôi cùng anh vào nhà, căn nhà thật sạch sẽ, đơn sơ mà gọn gàng.
Nhận lây cốc trà, tôi hỏi anh về cuộc sống nơi đây. Một cách thật thoải mái, anh kể tôi nghe về coong việc và cuộc sống của anh. Hằng ngày, anh cần đo gió, đo nắng, đo mưa, tính may, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo cáo thời tiết phục vụ sản xuất, chiến đấu. Anh hào hứng giới thiệu về các dụng cụ của mình với tôi. Mỗi khi nói đến đâu, trong mắt anh đều hiện rõ lên sự trân trọng, giữ gìn cùng niềm tuej hào.
- Thế nhưng công việc này chắc cũng vất vả lắm anh nhỉ?
Anh gật đầu. Anh liền kể tiếp về những khó khăn nơi đây, như phải làm việc đến khuya, nhiều đêm rét lắm những vì công việc anh phải làm, lúc đem cái đèn bão ra ngoài gió rét ùa vào như muốn cuốn lấy nuốt chửng anh… Dù đấy là những khó khăn gian khổ ấy thế nhưng anh lại luôn nói với giọng thật hào hứng. Anh nói công việc này gian khổ thế cứ cất nó đi, anh buồn đến chết mất. Tuổi trẻ là phải sống cho đáng sống, đừng để vè già rồi nuối tiếc. Khó khăn thì sao chứ, đó chỉ là những thử thách nhỏ mà thôi.
Chăm chú lắng nghe câu chuyện của anh, tôi càng cảm thất khâm phục anh. Qua tác phẩm đã được học, ta đã thất rung đọng trước sự nhiệt huyết vì đất nước của anh thì khi tận mắt thấy, ta càng thấy xúc đọng hơn. Đẹp làm sao hình ành chàng trai trẻ sẵn sàng tử bỏ tất cả cuộc sống an nhàn mà đến nơi nẻo cao cống hiến cho Tổ Quốc!
Chúng tôi cứ ngồi trò chuyện mãi cho đến lúc anh phải đi báo cáo. Đúng lúc ấy , “Hoa ơi, dậy đi con!” Tiếng mẹ tôi làm tôi bừng tỉnh. Thì ra đó chỉ là 1 giấc mơ.
Tuy chỉ là trong mơ nhưng cuộc gặp gỡ ấy khiến tôi vui mừng và xúc động vô cùng. Hóa ra trong cái lặng im Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghi đến chuyện nghỉ ngơi, vẫn có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước